THẾ NÀY CÓ ĐI VỌC ĐƯỢC KHÔNG CÁC CỤ NHỂ???
Miền Bắc có thể mưa lũ to
> Áp thấp có thể thành bão
> Áp thấp nhiệt đới vào biển Đông
> Bão HAIMA đổ bộ biển Đông – Mưa to ở Bắc Bộ
TP - Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 2 có thể gây mưa lũ ở miền Bắc, thậm chí có thể lặp lại kịch bản thảm họa dọc biên giới Việt - Trung hồi năm 2008, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn T.Ư.
Miền Bắc có thể mưa lũ to.
Trưa 21-6, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão- cơn bão số 2, có tên quốc tế là Haima (tên do Trung Quốc đề cử chỉ con vật mà người ta gọi là bò biển. Chiều tối 21-6, vị trí tâm bão ở cách Hồng Kông (Trung Quốc) khoảng 350km về phía nam đông nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km. Đến 16 giờ hôm nay (22-6), vị trí tâm bão có thể ở vào khoảng 20,5 độ vĩ bắc; 113,2 độ kinh đông, cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 300 km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km, đi vào đất liền phía bắc bán đảo Lôi Châu và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây bắc, suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên vùng biên giới Việt Trung.
Có thể lặp lại kịch bản thảm họa
Với đường đi như trên, các chuyên gia thời tiết đang nghĩ đến khả năng xấu lặp lại kịch bản thảm họa thiên tai từng xảy ra năm 2008, khi một cơn bão mạnh cũng suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và chạy dọc biên giới Việt-Trung.
Theo đó, từ chiều tối mai (23-6) đến thứ hai tuần sau (ngày 27-6) ở Bắc Bộ có thể có mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông với lượng mưa hàng trăm milimét. Các địa phương được khuyến cáo cần chuẩn bị sẵn sàng phòng chống lũ, lũ quét, sạt lở đất đá và ngập úng.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6 - 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh. Khu vực quần đảo Hoàng Sa có mưa rào và dông mạnh. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy. Từ trưa thứ năm, 23-6, vùng biển phía bắc Vịnh Bắc Bộ gió sẽ mạnh dần lên cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Biển động mạnh.
Ngoài ra, do ảnh hưởng kết hợp với hoạt động của gió mùa tây nam ở khu vực giữa và nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển ngoài khơi các tỉnh Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, cấp 8, biển động và có mưa rào và dông rải rác. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy.
Miền Bắc có thể mưa lũ to
> Áp thấp có thể thành bão
> Áp thấp nhiệt đới vào biển Đông
> Bão HAIMA đổ bộ biển Đông – Mưa to ở Bắc Bộ
TP - Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 2 có thể gây mưa lũ ở miền Bắc, thậm chí có thể lặp lại kịch bản thảm họa dọc biên giới Việt - Trung hồi năm 2008, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn T.Ư.
Miền Bắc có thể mưa lũ to.
Trưa 21-6, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão- cơn bão số 2, có tên quốc tế là Haima (tên do Trung Quốc đề cử chỉ con vật mà người ta gọi là bò biển. Chiều tối 21-6, vị trí tâm bão ở cách Hồng Kông (Trung Quốc) khoảng 350km về phía nam đông nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng giữa tây và tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km. Đến 16 giờ hôm nay (22-6), vị trí tâm bão có thể ở vào khoảng 20,5 độ vĩ bắc; 113,2 độ kinh đông, cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 300 km về phía đông đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km, đi vào đất liền phía bắc bán đảo Lôi Châu và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây bắc, suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên vùng biên giới Việt Trung.
Có thể lặp lại kịch bản thảm họa
Với đường đi như trên, các chuyên gia thời tiết đang nghĩ đến khả năng xấu lặp lại kịch bản thảm họa thiên tai từng xảy ra năm 2008, khi một cơn bão mạnh cũng suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và chạy dọc biên giới Việt-Trung.
Theo đó, từ chiều tối mai (23-6) đến thứ hai tuần sau (ngày 27-6) ở Bắc Bộ có thể có mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông với lượng mưa hàng trăm milimét. Các địa phương được khuyến cáo cần chuẩn bị sẵn sàng phòng chống lũ, lũ quét, sạt lở đất đá và ngập úng.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 6 - 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9, cấp 10. Biển động mạnh. Khu vực quần đảo Hoàng Sa có mưa rào và dông mạnh. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy. Từ trưa thứ năm, 23-6, vùng biển phía bắc Vịnh Bắc Bộ gió sẽ mạnh dần lên cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7. Biển động mạnh.
Ngoài ra, do ảnh hưởng kết hợp với hoạt động của gió mùa tây nam ở khu vực giữa và nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển ngoài khơi các tỉnh Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, cấp 8, biển động và có mưa rào và dông rải rác. Trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy.