Trao đổi kinh nghiệm lái xe đúc rút từ bản thân!

TuấnLongVCB

Xe đạp
Biển số
OF-515645
Ngày cấp bằng
13/6/17
Số km
49
Động cơ
178,888 Mã lực
Theo cụ thì đánh giá tổng thể thì ở Nhất Thống mấy điểm ạ =)))))))))
 

TuấnLongVCB

Xe đạp
Biển số
OF-515645
Ngày cấp bằng
13/6/17
Số km
49
Động cơ
178,888 Mã lực
Viết tiếp hầu các bác:

VẤN ĐỀ VÀO CUA VỚI TỐC ĐỘ CAO:

Khi căn đường đã chuẩn, tay lái đã thuần và tự tin là lúc đó các bác bắt đầu tăng tốc độ. Vào cua với tốc độ cao đem đến một cảm giác PHÊ khó tả. Tuy nhiên, tất cả các lời khuyên đều sẽ là: CHẠY CHẬM THÔI, THẬT CHẬM VÀO :P:P:P
Ở đây em không khuyên các bác chạy chậm, cũng không khuyến khích các bác chạy nhanh, chỉ là vài phân tích mang tính kinh nghiệm cá nhân về việc vào cua với tốc độ cao thôi.
Vào cua với tốc độ cao đồng nghĩa với NGUY HIỂM CAO => Đương nhiên rồi !!

Vào cua với tốc độ thế nào là cao? Cái này nó phụ thuộc vào những yếu tố:

Yếu tố ngoại cảnh: Góc cua (bán kính cua), tình trạng đường xá (đường nhựa, đường đất, trơn trượt, mặt đường bằng phẳng hay gồ gề..), tình trạng giao thông trên đường và tình hình thời tiết (trời nắng đẹp hay đang mưa phùn, sương mù,... =>liên quan đến tầm nhìn).
Yếu tố kỹ thuật của xe: cái này thì không bàn nhiều :P
Yếu tố bản thân người lái xe: tình trạng sức khỏe, trình độ tay lái, trạng thái tâm lý (có đang vẩn vơ nghĩ tới em vợ 3 nào không :)) )

Từ cả ba cái đó mới suy ra được vào cua tốc độ bao nhiêu là cao. Có khi vào cua với tốc độ 20km/h cũng là cao, còn với tốc độ 100km/h cũng chẳng là gì (các bác đua xe F1 chẳng hạn ).

Ba nguy hiểm khi vào cua tốc độ cao:

MỘT: Lực ly tâm lớn hơn lực hướng tâm (nghĩa là ma sát giữa lốp xe với mặt đường không đủ giữ xe ổn định) => xe bị văng ra phía ngoài.
HAI: Đang vào cua tốc độ cao mà phải phanh đột ngột => xe bị văng ra, dễ lật xe.
Ba: Đang vào cua tốc độ cao mà phải đánh lái đột ngột để tránh chướng ngại vật => cũng như trên thôi.

Đối với việc vào cua tốc độ cao, trừ trường hợp gặp chướng ngại vật bất ngờ, thì những nguy hiểm bắt đầu xảy ra khi các bạn đến vị trí giữa điểm cua. Đây là vị trí mà bạn bắt đầu nhận thức rõ ràng nhất những nguy hiểm mình đang gặp phải, như: tốc độ hình như cao quá rồi => phanh thôi; hoặc ỐI !!!! con mẹ xe thồ kia, đi kiểu gì đấy !!!!!!! ........ và hậu quả thì vô cùng...khó đoán trước.

Có hai định nghĩa về vào cua tốc độ cao:

Một: Chạy với tốc độ cao khi vào cua
Hai: Chạy qua khúc cua với thời gian ngắn nhất.

Với các bác thích biểu diễn tay lái lụa thì thích định nghĩa MỘT, còn với các bác có nhiều kinh nghiệm thì lại TÂM ĐẮC với định nghĩa HAI. Với em thì theo quan điểm giảm thiểu rủi ro thì định nghĩa hai là phù hợp hơn.

Cách vào cua hợp lý nhất là: Slow IN - FAST OUT.

Chạy với tốc độ hợp lý khi vào cua, đến giữa điểm cua quan sát kỹ => thấy NGON RỒI => ĐẠP GA, TĂNG TỐC => VỌT.

Rồi quay sang iẻm bên cạnh : THẤY PHÊ KHÔNG EM !!!:)):)):))
Nghe bác tả mà em cũng thấy PHÊ lắm rồi =)))))))
 

TongTuLenh

Xe đạp
Biển số
OF-349489
Ngày cấp bằng
5/1/15
Số km
30
Động cơ
268,000 Mã lực
rất hay.cám ơn cụ
 

u6868

Xe buýt
Biển số
OF-65164
Ngày cấp bằng
28/5/10
Số km
943
Động cơ
447,374 Mã lực
Nơi ở
BT08-Làng VK Châu Âu-Mỗ Lao-HĐ
Truớc em học cụ mimoza07 4 buổi về lái ngon lành sắp tới cử bà cả đến học cụ mới đc, hôm nọ em dạy nhưng về cãi nhau..
 

teacher.TrungAT

Xe tải
Biển số
OF-477965
Ngày cấp bằng
19/12/16
Số km
303
Động cơ
199,360 Mã lực
Truớc em học cụ mimoza07 4 buổi về lái ngon lành sắp tới cử bà cả đến học cụ mới đc, hôm nọ em dạy nhưng về cãi nhau..
Trường hợp này em cũng gặp nhiều rồi,chồng không dạy đc cho vợ (vì vợ bật lại tanh tách ,không tiếp thu)sau gặp em là dứt điểm,phấn khởi Ngay.(TrungAT)
 

Dr.nqThanh

Xe máy
Biển số
OF-528715
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
54
Động cơ
171,940 Mã lực
Viết theo yêu cầu của bạn Vũ Google:



@ Vu Google

Việc căn bên phải thì ai mới tập cũng gặp phải thôi. Bạn nên đọc lại bài đã post của tôi về vấn đề 6 vị trí cần lưu ý của xe.
Xin trao đổi thêm với bạn về việc căn bên phải.
Nói chung, khi lái xe thì yêu cầu người lái phải có cảm giác chính xác về các khoảng cách. Việc xác định khoảng cách dựa vào 4 yếu tố sau:
- Bằng mắt (nhìn trực tiếp; nếu nhìn sau thì quay đầu lại).
- Qua gương chiếu hậu.
- Qua màn hình Camera.
- Qua báo hiệu của các cảm biến.

Vấn đề ở đây là, khi sử dụng những thứ như ở trên thì cảm giác của người lái xe phải chính xác. Sự chính xác thì phải trải qua một quá trình luyện tập mới có được.
Vấn đề của bạn nêu ra phải lưu ý hai điểm:
1) Căn cho xe chạy thẳng theo một đường (có thật hoặc tưởng tượng) đã định trước. Với điểm này thì không cần quan tâm đến bánh xe nằm ở đâu mà chỉ cần quan tâm đến việc xe chạy song song với đường thẳng đó là được rồi.
2) Căn cho vệt bánh xe bên phải chạy đè lên vạch đã cho trước.

Như tôi đã nói ở trên, sự chính xác chỉ có sau một quá trình luyện tập. Bạn phải tập theo hai bước.

B1: Tập chạy song song với một đường thẳng: Bạn chọn một vạch thẳng nào đó, hoặc tự vạch một đưởng thẳng có độ dài đủ lớn (khoảng 4~5m, càng dài thì càng tốt) rồi tập chạy song song với đường thẳng đó. Lúc đầu, khi chạy đến giữa vạch, bạn phải xuống xe và nhìn xem vệt bánh xe và đường thẳng có song song không? Nhớ lại cảm giác nhìn khi ở trên xe và so sánh với thực tế. Dần dần cảm giác của bạn sẽ chính xác. Sau đó bạn chạy qua rồi hãy xuống xe và cũng nhìn vệt bánh xe để so sánh. khi xe đã chạy song song được rồi (tay lái đã thuần, vệt bánh xe thẳng, song song) thì bạn chuyển sang tập bước 2.

B2: Tập căn vệt bánh xe: cũng tập như bước 1, chỉ khác là bạn tập đè bánh bên phải lên vạch => Xuống xe để so sánh thực tế với cảm nhận khi cầm lái => thực hành lại. Tập nhiều lần thì bạn sẽ có cảm giác chính xác thôi.
Ví dụ bạn nghĩ là đã đè lên vạch rồi, nhưng khi xuống xe thấy nó còn cách vạch 20cm chẳng hạn, nói chung là người mới lái xe bao giờ cũng bị căn thừa bên phải, bạn luyện tập nhiều sẽ có cảm giác chính xác thôi.

Lưu ý thêm: việc xác định được chính xác bánh xe (cả bên phải và bên trái) đặt vào điểm nào trên đường là một việc rất quan trọng khi bạn đi vào đường có địa hình phức tạp, hoặc chạy offroad.

Chúc bạn thành công.
cảm ơn bác đã chia sẻ, cho e hỏi chỉ cần luyện 2 bài này thì mình sẽ có cảm giác 2 bên hông xe và lốp đúng ko ạ? còn 4 điểm của xe như b nói đầu tiên thì vẫn phải làm cọc ạ? e lùi vào gara đỗ chưa căn dc 2 bên hông nên bị quệt 2 lần rồi ạ? xin bác chỉ bảo để e đỗ lùi căn ke dc chuẩn
 

Dr.nqThanh

Xe máy
Biển số
OF-528715
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
54
Động cơ
171,940 Mã lực
Viết theo yêu cầu của bạn Vũ Google:



@ Vu Google

Việc căn bên phải thì ai mới tập cũng gặp phải thôi. Bạn nên đọc lại bài đã post của tôi về vấn đề 6 vị trí cần lưu ý của xe.
Xin trao đổi thêm với bạn về việc căn bên phải.
Nói chung, khi lái xe thì yêu cầu người lái phải có cảm giác chính xác về các khoảng cách. Việc xác định khoảng cách dựa vào 4 yếu tố sau:
- Bằng mắt (nhìn trực tiếp; nếu nhìn sau thì quay đầu lại).
- Qua gương chiếu hậu.
- Qua màn hình Camera.
- Qua báo hiệu của các cảm biến.

Vấn đề ở đây là, khi sử dụng những thứ như ở trên thì cảm giác của người lái xe phải chính xác. Sự chính xác thì phải trải qua một quá trình luyện tập mới có được.
Vấn đề của bạn nêu ra phải lưu ý hai điểm:
1) Căn cho xe chạy thẳng theo một đường (có thật hoặc tưởng tượng) đã định trước. Với điểm này thì không cần quan tâm đến bánh xe nằm ở đâu mà chỉ cần quan tâm đến việc xe chạy song song với đường thẳng đó là được rồi.
2) Căn cho vệt bánh xe bên phải chạy đè lên vạch đã cho trước.

Như tôi đã nói ở trên, sự chính xác chỉ có sau một quá trình luyện tập. Bạn phải tập theo hai bước.

B1: Tập chạy song song với một đường thẳng: Bạn chọn một vạch thẳng nào đó, hoặc tự vạch một đưởng thẳng có độ dài đủ lớn (khoảng 4~5m, càng dài thì càng tốt) rồi tập chạy song song với đường thẳng đó. Lúc đầu, khi chạy đến giữa vạch, bạn phải xuống xe và nhìn xem vệt bánh xe và đường thẳng có song song không? Nhớ lại cảm giác nhìn khi ở trên xe và so sánh với thực tế. Dần dần cảm giác của bạn sẽ chính xác. Sau đó bạn chạy qua rồi hãy xuống xe và cũng nhìn vệt bánh xe để so sánh. khi xe đã chạy song song được rồi (tay lái đã thuần, vệt bánh xe thẳng, song song) thì bạn chuyển sang tập bước 2.

B2: Tập căn vệt bánh xe: cũng tập như bước 1, chỉ khác là bạn tập đè bánh bên phải lên vạch => Xuống xe để so sánh thực tế với cảm nhận khi cầm lái => thực hành lại. Tập nhiều lần thì bạn sẽ có cảm giác chính xác thôi.
Ví dụ bạn nghĩ là đã đè lên vạch rồi, nhưng khi xuống xe thấy nó còn cách vạch 20cm chẳng hạn, nói chung là người mới lái xe bao giờ cũng bị căn thừa bên phải, bạn luyện tập nhiều sẽ có cảm giác chính xác thôi.

Lưu ý thêm: việc xác định được chính xác bánh xe (cả bên phải và bên trái) đặt vào điểm nào trên đường là một việc rất quan trọng khi bạn đi vào đường có địa hình phức tạp, hoặc chạy offroad.

Chúc bạn thành công.
cảm ơn bác đã chia sẻ, cho e hỏi chỉ cần luyện 2 bài này thì mình sẽ có cảm giác 2 bên hông xe và lốp đúng ko ạ? còn 4 điểm của xe như b nói đầu tiên thì vẫn phải làm cọc ạ? e lùi vào gara đỗ chưa căn dc 2 bên hông nên bị quệt 2 lần rồi ạ? xin bác chỉ bảo để e đỗ lùi căn ke dc chuẩn
 

VinCook

Xe hơi
Biển số
OF-419570
Ngày cấp bằng
28/4/16
Số km
124
Động cơ
221,083 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cảm ơn cụ, em đang học lái nên bài của cụ rất hữu ích.
 

mn2t

Xe điện
Biển số
OF-144742
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
2,772
Động cơ
389,435 Mã lực
cảm ơn bác đã chia sẻ, cho e hỏi chỉ cần luyện 2 bài này thì mình sẽ có cảm giác 2 bên hông xe và lốp đúng ko ạ? còn 4 điểm của xe như b nói đầu tiên thì vẫn phải làm cọc ạ? e lùi vào gara đỗ chưa căn dc 2 bên hông nên bị quệt 2 lần rồi ạ? xin bác chỉ bảo để e đỗ lùi căn ke dc chuẩn
bắc lắp thêm 2 cái gương cầu để xem bánh sau và 2 bên thân xe. Lùi nên làm rất chậm thôi, không nên vội, vì có nhiều điểm mù, dễ tai nạn với ngay cả người nhà mình.
 

Ginkgo

Xe buýt
Biển số
OF-332530
Ngày cấp bằng
24/8/14
Số km
788
Động cơ
282,914 Mã lực
Kinh nghiệm đau thương của em là khi lùi xe chưa thuần thục thì không nên lùi lên những chỗ dốc, vì khi đó phải đệm ga rất khó căn chỉnh cho chuẩn (đối với lái mới) dễ quá chân và....
 
Biển số
OF-544103
Ngày cấp bằng
3/12/17
Số km
97
Động cơ
162,480 Mã lực
Tuổi
38
Cảm ơn cụ, em đang học lái nên bài của cụ rất hữu ích.
 
Biển số
OF-364909
Ngày cấp bằng
29/4/15
Số km
56
Động cơ
256,860 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tôi cũng đang thực hiện như vậy, không biết các Cụ có cao kiến gì không? Tiện hỏi các cụ luôn 1 việc. Trước học lái gặp thầy "lởm" chẳng giảng dạy được gì nhiều, toàn giao xe và ngồi uống Cafe hoặc chơi Phỏm, giờ mình bị "bệnh" này không biết là lành tính hay ác tính là khi đi mình hay về số tắt. VD đang chạy số 5 mà phải phanh gấp tí là dồn thẳng về 3 luôn không qua 4, không biết đi như vậy bộ số có hại gì không các Cụ
Không sao đâu cụ. Khi về số cụ có thể bỏ số được vì rất nhiều trường hợp đòi hỏi giảm tốc độ đột ngột, nhưng khi tăng số thì cụ phải tăng từ từ theo thứ tự nhé.
 

hoangmanhtu

Xe tải
Biển số
OF-110582
Ngày cấp bằng
27/8/11
Số km
209
Động cơ
392,590 Mã lực
Nơi ở
ở Vietnam chứ ở đâu
Website
www.iva-vietnam.com
Kinh nghiệm đau thương của em là khi lùi xe chưa thuần thục thì không nên lùi lên những chỗ dốc, vì khi đó phải đệm ga rất khó căn chỉnh cho chuẩn (đối với lái mới) dễ quá chân và....
hihi em sợ nhất quả này, kể cả dừng dốc em cũng sợ
 

khongbiengioi

Xe máy
Biển số
OF-125517
Ngày cấp bằng
26/12/11
Số km
60
Động cơ
378,849 Mã lực
Tuổi
39
rất hay và hữu ích....cảm ơn cụ chủ
 

hminh2005

Xe điện
Biển số
OF-5091
Ngày cấp bằng
2/6/07
Số km
3,381
Động cơ
590,810 Mã lực
Em thấy nhiều cụ lùi nhưng ko tận dụng gương hai bên hay làm động tác ngoái đầu quan sát. Thói quen khi đi xe máy ko cần gương ảnh hưởng đến cả kỹ năng lái 4b
 

Vũ Khiêm

Xe tải
Biển số
OF-404451
Ngày cấp bằng
13/2/16
Số km
464
Động cơ
228,567 Mã lực
VẤN ĐỀ CẤM VÔ LĂNG (tiếp theo):
Em xin cám ơn lời động viên của các bác!

Tiện đây em cũng xin nói thêm vài lời về vấn đề KINH NGHIỆM: Tất nhiên là càng cấm lái nhiều chúng ta sẽ càng có thêm kinh nghệm. Tuy nhiên, có nhiều kinh nghiệm phải trả một giá rất cao. Nhưng nếu như không trải qua kinh nghiệm thì tay lái của các bác không cứng cáp lên được. Một thực tế là sau mỗi lần các bác va quệt nhẹ thì vài vết xước, nặng hơn thì móp mép vài chỗ là tay lái của các bác cảm thấy tự tin hơn hẳn. Đó là do có một số cảm giác nó sẽ in hằn rất sâu (vào não, em chắc là vậy :) ) và sau đó các bác sẽ có cảm giác lái chính xác hơn.
Tóm lại là kinh nghiệm có được qua các bài học, có nghĩa là các bác phải trả = 1 giá nào đó. Theo quan điểm của em, tốt nhất là trả giá bằng thời gian và công sức. Các bác cứ vác xe ra bãi rồi thực hành theo như phần trên em đã nói là OK. Em đã hướng dẫn một vài bác KHÔNG BIẾT LÙI :^) sau vài lần thực hành thì đã tự tin lùi vào gara rồi.

Quay lại vấn đề chính:


Cách cầm tay trên Vô Lăng:
Nếu cầm chặt quá thì sẽ nhanh mỏi tay, còn cầm nhẹ thì lại dễ bị trượt tay. Cách cầm hợp lý nhất là các bác nắm vô lăng vừa phải, chỉ nắm bằng bàn tay thôi, cổ tay phải mềm cho linh hoạt.
Tiện đây em cũng xin có lời khuyên với các bác mới tập lái là nên mua thêm một vòng bọc vô lăng cầm cho chắc vì nếu để vô lăng nguyên bản thì lúc ra mồ hôi tay nhiều hoặc tay bị khô quá thì dễ bị trượt lắm.
Tay trái nên cầm vào vành vô lăng, không nên cầm vào phía trong (thanh nối vành vô lăng với trụ - em cứ nôm na như vậy :P ) và cũng không nên kết hợp vừa lái vừa còi bằng tay trái. Theo em KHÔNG NÊN SỬ DỤNG CÒI BẰNG TAY TRÁI mà nên CÒI BẰNG TAY PHẢI. Tay trái luôn giữ chặt vô lăng, các thao tác khác thì dùng tay phải.

Lái một tay hay hai tay?
Hầu hết các lời khuyên là nên lái bằng hai tay. Tuy nhiên không ai có thể lái bằng hai tay 100% thời gian được. Lý do là tay phải còn bận nhiều thứ: sang số này, chỉnh âm thanh, điều hòa này, còn em xinh đẹp ngồi bên nữa chứ :21: Kinh nghiệm của tôi là khi cầm lái chưa vững thì nên đánh lái bằng 2 tay. Khi đánh lái sang phải thì tay trái đưa từ 9g đến 1hoặc 2g tay phải cầm vào vị trí 10g và kéo về vị trí 3g. Đánh lái sang trái thì làm tương tự ngược lại. Tuyệt đối tránh hiện tượng ĐÙN LÁI (hơi khó giải thích bằng lời, đại khái là khi các bác nắm vô lăng phía dưới thì hai tay cứ xoa vuốt, đùn đẩy từ tay nọ sang tay kia :^) )
Khi các bác cảm thấy tay lái đã vững thì bắt đầu tập đánh lái bằng 1 tay (Chỉ tay trái thôi). Em thì đi trong thành phố với tốc độ chậm thì thấy đánh lái bằng 1 tay nó linh hoạt hơn. Tuy nhiên em cũng xin lưu ý là việc đánh lái bằng 1 tay chỉ áp dụng khi chạy tốc độ chậm và đường bằng phẳng, vì nếu đường xấu mà các bác đánh lái bằng 1 tay thì kể cả đi tốc độ chậm cũng dễ bị tuột tay lắm.
Khi muốn quay volang thì tỳ mu tay chặt vào volang rồi xoay hay nắm cả volang quay hả cụ?
 

VinCook

Xe hơi
Biển số
OF-419570
Ngày cấp bằng
28/4/16
Số km
124
Động cơ
221,083 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
em mới lái, cảm ơn cụ, mong cụ phát triển thêm.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top