- Biển số
- OF-568238
- Ngày cấp bằng
- 9/5/18
- Số km
- 33
- Động cơ
- 146,030 Mã lực
3,4 tỷ USD vốn đầu tư và 450 triệu USD xây dựng hạ tầng đã thay đổi bộ mặt khu Công nghệ cao Hòa Lạc như thế nào
Từ năm 2017 đến năm 2018 hạ tầng kỹ thuật kỹ thuật trong khu Công nghệ cao Hòa Lạc được đẩy nhanh thi công hoàn thiện.Hiện tại, hạ tầng khung của khu công nghệ cao Hòa Lạc đang được gấp rút thi công và dự kiến sẽ được hoàn thành vào quý một năm 2019 bằng nguồn vốn ODA của chính phủ Nhật Bản và nguồn đối ứng của chính phủ Việt Nam với tổng vốn đầu tư lên đến khoảng 450 triệu USD.Trong đó nguồn vốn ODA của Nhật Bản khoảng 400 triệu USD, dự án phát triển hạ tầng khu công nghệ cao Hòa Lạc được xem là điều kiện quan trọng nhất để khu công nghệ cao Hòa lạc bước sang một trang mới tạo tiền đề phát triển Đô thị vệ tinh Hòa Lạc
Với chủ trương hết sức linh hoạt và nhiều ưu đãi của chính phủ trong việc phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc, các doanh nghiệp Việt Nam cũng như nước ngoài đã và đang đẩy mạnh đầu tư tại đây. Đặc biệt có một số doanh nghiệp với vốn đăng ký lớn như: Nidec Nhật Bản, Hanwha của Hàn Quốc, hay ETC của Việt Nam…
Ông Phạm Đại Dương, Thứ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ, Trưởng ban quản lý CNC Hòa Lạc cho biết 4 tháng đầu năm 2018 đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho thêm 4 dự án với tổng vốn gần 11.000 tỷ đồng trên diện tích 15,4 ha.
Lượng vốn đầu tư của các doanh nghiệp tăng mạnh trong những năm gần đây :
Năm 2016: vốn đầu tư bình quân đối với 1ha đất là 13 triệu USD/Ha
Năm 2017: vốn đầu tư bình quân đối với 1ha đất là 19 triệu USD/Ha
Năm 2018: vốn đầu tư bình quân đối với 1ha đất là 31,5 triệu USD/Ha
Có được sự thu hút này là do khu Công nghệ cao Hòa Lạc được coi là dự án trọng điểm quốc gia với liên tiếp là những nghị định, thông tư, quyết định thu hút nhà đầu tư thể hiện sự quyết tâm xây dựng trung tâm công nghệ cao lớn nhất Việt Nam của chính phủ và các bộ, ban, ngành, cụ thể ở các “Nghị định 74/2017/NĐ-CP: ký ngày 20/06/2017 về Cơ chế chính sách đặc thù đối với khu công nghệ cao Hòa Lạc” và “Thông tư 32/TT-BTC : ký ngày 30/03/2018 Hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định 74/2017/NĐ-CP”.
Trong đó, dự án nhà máy Hanwha Aero Engines của Công ty TNHH Hanwha Techwin (Hàn Quốc) được cấp giấy chứng nhận từ tháng 7/2017 với tổng vốn đăng ký 200 triệu USD. Hiện chủ đầu tư đã hoàn thiện việc xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị và vận hành thử. Chủ đầu tư có kế hoạch mở rộng quy mô dự án, tăng tổng vốn lên 260 triệu USD từ năm 2021.
Hai trong tổng số năm dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vào Khu Công nghệ cao Hòa Lạc của Tập đoàn NIDEC - Nhật Bản với tổng vốn 400 triệu USD được cấp phép trong tháng 4/2018 đang gấp rút hoàn thiện thủ tục để có thể triển khai xây dựng và đưa nhà máy vào hoạt động trong quý I/2019 bao gồm:
- Dự án Nidec Shimpo Việt Nam trị giá 200 triệu USD đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, phát triển máy móc giảm tốc cỡ nhỏ có độ chính xác cao tại Hà Nội
- Dự án Nidec Techno Motor Việt Nam (Nhật Bản), với tổng vốn đầu tư 200 triệu USD với mục tiêu phát triển, sản xuất và kinh doanh mô-tơ điện một chiều không chổi than tại Hà Nội.
Trung tâm phát triển phần mềm ITERA tại khu công nghệ cao Hòa Lạc là dự án trọng điểm của Công ty cổ phần hệ thống Công nghệ ETC có diện tích 3,86 ha thuộc Khu Phần mềm. Thời gian xây dựng dự án được chia làm hai, từ năm 2018 đến năm 2023 với tổng vốn đầu tư là 1.479,5 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ thu hút gần 6.000 lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung và phần mềm nói riêng.
Dự án sản xuất các loại sơn công nghệ nano với tổng vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc của Công ty TNHH Sơn KOVA đang thương thảo để đầu tư .
Dự án sản xuất màng OPC của Công ty Mitsubishi Chemical với tổng vốn đầu tư 92 triệu USD. Một dự án khác của Nhật Bản cũng dự định hướng tới đầu tư một tỷ USD trong năm 2018.
Đến nay, có 84 dự án được chấp thuận đầu tư vào Khu Công nghệ cao Hòa Lạc với tổng vốn đăng ký là 3,4 tỷ USD
Các trung tâm nghiên cứu của Tập đoàn Viettel, Nissan, FPT đã nghiên cứu ra nhiều công nghệ và giải pháp phục vụ phát triển những sản phẩm chiến lược của các tập đoàn này. Trường Đại học FPT hiện đang đào tạo khoảng 4.000 sinh viên công nghệ thông tin.
Việc có sự tham gia đầu tư của các trường đại học và các cơ sở nghiên cứu (Đại học FPT, Đại học KH&CN Hà Nội, Đại học Việt Nhật, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Viện nghiên cứu Viettel, Viện KH&CN Việt Nam - Hàn Quốc...) bước đầu góp phần xây dựng tiềm lực KH&CN cho Khu CNC Hòa Lạc nói riêng và cả nước nói chung, đây là những thành tố quan trọng, quyết định sự phát triển thành công của một Khu CNC.
Một số hình ảnh hiện trạng các doanh nghiệp trong khu công nghệ cao Hòa Lạc
_By Cuongbds33 - www.DatNenHoaLac.com _
Danh sách các doanh nghiệp trong khu Công nghệ cao Hòa Lạc (tính tới tháng 08/2018)
Xem thêm chi tiết tại: https://datnenhoalac.com/
Từ năm 2017 đến năm 2018 hạ tầng kỹ thuật kỹ thuật trong khu Công nghệ cao Hòa Lạc được đẩy nhanh thi công hoàn thiện.Hiện tại, hạ tầng khung của khu công nghệ cao Hòa Lạc đang được gấp rút thi công và dự kiến sẽ được hoàn thành vào quý một năm 2019 bằng nguồn vốn ODA của chính phủ Nhật Bản và nguồn đối ứng của chính phủ Việt Nam với tổng vốn đầu tư lên đến khoảng 450 triệu USD.Trong đó nguồn vốn ODA của Nhật Bản khoảng 400 triệu USD, dự án phát triển hạ tầng khu công nghệ cao Hòa Lạc được xem là điều kiện quan trọng nhất để khu công nghệ cao Hòa lạc bước sang một trang mới tạo tiền đề phát triển Đô thị vệ tinh Hòa Lạc



Với chủ trương hết sức linh hoạt và nhiều ưu đãi của chính phủ trong việc phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc, các doanh nghiệp Việt Nam cũng như nước ngoài đã và đang đẩy mạnh đầu tư tại đây. Đặc biệt có một số doanh nghiệp với vốn đăng ký lớn như: Nidec Nhật Bản, Hanwha của Hàn Quốc, hay ETC của Việt Nam…
Ông Phạm Đại Dương, Thứ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ, Trưởng ban quản lý CNC Hòa Lạc cho biết 4 tháng đầu năm 2018 đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho thêm 4 dự án với tổng vốn gần 11.000 tỷ đồng trên diện tích 15,4 ha.
Lượng vốn đầu tư của các doanh nghiệp tăng mạnh trong những năm gần đây :
Năm 2016: vốn đầu tư bình quân đối với 1ha đất là 13 triệu USD/Ha
Năm 2017: vốn đầu tư bình quân đối với 1ha đất là 19 triệu USD/Ha
Năm 2018: vốn đầu tư bình quân đối với 1ha đất là 31,5 triệu USD/Ha
Có được sự thu hút này là do khu Công nghệ cao Hòa Lạc được coi là dự án trọng điểm quốc gia với liên tiếp là những nghị định, thông tư, quyết định thu hút nhà đầu tư thể hiện sự quyết tâm xây dựng trung tâm công nghệ cao lớn nhất Việt Nam của chính phủ và các bộ, ban, ngành, cụ thể ở các “Nghị định 74/2017/NĐ-CP: ký ngày 20/06/2017 về Cơ chế chính sách đặc thù đối với khu công nghệ cao Hòa Lạc” và “Thông tư 32/TT-BTC : ký ngày 30/03/2018 Hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định 74/2017/NĐ-CP”.
Trong đó, dự án nhà máy Hanwha Aero Engines của Công ty TNHH Hanwha Techwin (Hàn Quốc) được cấp giấy chứng nhận từ tháng 7/2017 với tổng vốn đăng ký 200 triệu USD. Hiện chủ đầu tư đã hoàn thiện việc xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị và vận hành thử. Chủ đầu tư có kế hoạch mở rộng quy mô dự án, tăng tổng vốn lên 260 triệu USD từ năm 2021.


Hai trong tổng số năm dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vào Khu Công nghệ cao Hòa Lạc của Tập đoàn NIDEC - Nhật Bản với tổng vốn 400 triệu USD được cấp phép trong tháng 4/2018 đang gấp rút hoàn thiện thủ tục để có thể triển khai xây dựng và đưa nhà máy vào hoạt động trong quý I/2019 bao gồm:
- Dự án Nidec Shimpo Việt Nam trị giá 200 triệu USD đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, phát triển máy móc giảm tốc cỡ nhỏ có độ chính xác cao tại Hà Nội
- Dự án Nidec Techno Motor Việt Nam (Nhật Bản), với tổng vốn đầu tư 200 triệu USD với mục tiêu phát triển, sản xuất và kinh doanh mô-tơ điện một chiều không chổi than tại Hà Nội.


Trung tâm phát triển phần mềm ITERA tại khu công nghệ cao Hòa Lạc là dự án trọng điểm của Công ty cổ phần hệ thống Công nghệ ETC có diện tích 3,86 ha thuộc Khu Phần mềm. Thời gian xây dựng dự án được chia làm hai, từ năm 2018 đến năm 2023 với tổng vốn đầu tư là 1.479,5 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, dự án sẽ thu hút gần 6.000 lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung và phần mềm nói riêng.


Dự án sản xuất các loại sơn công nghệ nano với tổng vốn đầu tư trên 1.000 tỷ đồng tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc của Công ty TNHH Sơn KOVA đang thương thảo để đầu tư .
Dự án sản xuất màng OPC của Công ty Mitsubishi Chemical với tổng vốn đầu tư 92 triệu USD. Một dự án khác của Nhật Bản cũng dự định hướng tới đầu tư một tỷ USD trong năm 2018.
Đến nay, có 84 dự án được chấp thuận đầu tư vào Khu Công nghệ cao Hòa Lạc với tổng vốn đăng ký là 3,4 tỷ USD
Các trung tâm nghiên cứu của Tập đoàn Viettel, Nissan, FPT đã nghiên cứu ra nhiều công nghệ và giải pháp phục vụ phát triển những sản phẩm chiến lược của các tập đoàn này. Trường Đại học FPT hiện đang đào tạo khoảng 4.000 sinh viên công nghệ thông tin.
Việc có sự tham gia đầu tư của các trường đại học và các cơ sở nghiên cứu (Đại học FPT, Đại học KH&CN Hà Nội, Đại học Việt Nhật, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Viện nghiên cứu Viettel, Viện KH&CN Việt Nam - Hàn Quốc...) bước đầu góp phần xây dựng tiềm lực KH&CN cho Khu CNC Hòa Lạc nói riêng và cả nước nói chung, đây là những thành tố quan trọng, quyết định sự phát triển thành công của một Khu CNC.
Một số hình ảnh hiện trạng các doanh nghiệp trong khu công nghệ cao Hòa Lạc



















_By Cuongbds33 - www.DatNenHoaLac.com _
Danh sách các doanh nghiệp trong khu Công nghệ cao Hòa Lạc (tính tới tháng 08/2018)
Xem thêm chi tiết tại: https://datnenhoalac.com/
Chỉnh sửa cuối: