Nói chung mỗi người nên nhường một tí và thử đặt mình vào người đối diện xem thế nào.
Giả sử cụ bán rõ ràng, rành mạch, quân tử hơn là: hàng có thế, mang ra khỏi nhà tôi là xong nhé. Nếu nói được câu đấy thì ko ai trách được. Đổi lại cũng không ai dám mua
trừ thợ may ra. Và mua thì rất rẻ. Cụ chủ ngẫm lại đi giả sử cho cụ làm lại, cụ có nói câu đó ko?
Rõ ràng người bán muốn đẩy cục nợ đó đi và khi có vấn đề đã không thật tâm muốn lấy lại hay giải quyết vấn đề ngay mà luôn tìm cớ, lý do (và dẫn chứng/bằng chứng) để an ủi bản thân cũng như cộng đồng và người mua rằng mình "rõ ràng, trong sạch, không có lỗi, chạm tự ái bản thân...".
Người mua thì chủ quan, về lý hơi yếu tí nhưng rõ ràng, sòng phẳng - đề xuất phương án và thực hiện phương án. Anh ấy đã hỏi đi hỏi lại người bán "anh muốn xử lý thế nào thì nói một câu là xong" nhưng người bán có dám nói gì đâu.
Chỉ sau khi sự việc xảy ra mới có thêm cái đề xuất kiểu "ngụy quân tử" là trả tiền sửa/thay lốc (bịp để câu sự cảm thông của đám đông). Nếu ngay từ đầu bảo luôn "hỏng gì chú cứ thay anh trả tiền", hay em cứ để đấy anh cho thợ đến sửa đến khi chạy được cho em thì thôi... thì mới là đàng hoàng, quân tử. Và đc như thế người ta có mang trả không? Hay người ta nhắn tin thì cũng ngại đọc, hay đọc rồi còn phải "đợi" thêm một lúc để xong việc này, việc kia rồi mới trả lời... mà trả lời thì cũng câu kéo thêm thời gian hoặc đẩy trách nhiệm?
Người mua chắc chắn muốn tiết kiệm tiền (vì eo hẹp, vì gì đi nữa...) chắc chắn là không dư giả gì. Lại tốn bao công sức lắp đặt, chạy tới chạy lui, gọi 2-3 thợ kiểm tra. Tốn thời gian, công sức và tiền bạc cũng gần bằng 2.3tr đó rồi. Giờ mất thêm 2.3tr nữa thì thiệt đôi thiệt kép. Người bán nên hiểu điều đó mà chia sẻ và trả lại tiền cho người ta.
Còn cái điều hòa của cụ vẫn còn đó, tự sướng là dùng 20 năm nên nó hỏng rồi đi, bán đồng nát rồi làm từ thiện cho nhẹ người. Rõ ràng tiền cụ đang cầm là của người ta. Vậy mà còn cứ ra vẻ bề trên, tự sướng là vẫn đàng hoàng lắm. Ảo tưởng vô cùng!