- Biển số
- OF-163525
- Ngày cấp bằng
- 26/10/12
- Số km
- 4,876
- Động cơ
- 1,514,517 Mã lực
Trước vành móng ngựa, cô nữ sinh trẻ tuổi cúi đầu khóc, nước mắt ứa đầy trên khóe mi. Bị cáo Phạm Thị Mỹ Linh chỉ biết vô cùng ân hận... Vì một phút ngông cuồng, cô bé phải dở dang học hành, hoàn cảnh gia đình càng khó khăn hơn, đặc biệt Linh không biết làm thế nào để xóa mờ hình ảnh một thiếu nữ mới lớn đưa tay tát CSGT trong tâm trí mọi người.
Ngay từ sớm, người dân địa phương đã kéo đầy đến mảnh sân rộng phía trước Nhà văn hóa thể thao Tân Thới Hiệp (quận 12, TP.HCM) để theo dõi phiên tòa xét xử Phạm Thị Mỹ Linh (SN 1993, ngụ phường Tân Thới Hiệp) về tội “chống người thi hành công vụ”.
Một phút ngông cuồng
Chậm chạp cúi đầu tiến lên phía trước vành móng ngựa, với mái tóc dài được búi gọn trên đỉnh đầu, cặp mắt dài dại, dáng người thanh cao ráo nhìn cô bé khá xinh xắn, dịu dàng. Nhìn Linh, chẳng ai ngờ đó là nhân vật ngông cuồng trong đoạn video clip về cảnh thiếu nữ tát CSGT trên phố gây xôn xao dư luận bấy lâu.
Cũng bởi tính dư luận của vụ án, phiên tòa xử Linh được các cơ quan truyền thông, báo chí đặc biệt quan tâm, Linh trở thành nhân vật chính trong những thước phim, hình ảnh tác nghiệp của nhóm phóng viên. Bị cáo chỉ biết run rẩy cúi đầu.
Phần khai mạc phiên tòa diễn ra nhanh chóng. Hành vi phạm tội của Linh cũng như diễn biến vụ việc được vị đại diện Viện kiểm sát nhắc lại trong phần công bố cáo trạng.
Theo đó, khoảng 6 giờ 30 phút ngày 2/7/2011, được sự phân công của cấp trên, hai CSGT là Nguyễn Đức Ánh và Vũ Quang Long tiến hành tuần tra, kiểm soát trật tự án toàn trên địa bàn.
Quá trình làm việc, phát hiện bà Trương Thị Hạnh (SN 1974) đang điều khiển xe mô tô chạy ngược chiều, phía sau lại chở Linh và em trai là Phạm Quang Minh (SN 1995) nên anh Ánh ra hiệu lệnh dừng xe và Hạnh đã chấp hành.
Khi CSGT Ánh yêu cầu bà Hạnh xuất trình giấy tờ để kiểm tra thì bà chỉ xuất trình được giấy đăng ký xe, các giấy tờ còn lại không có nên bị CSGT Ánh lập biên bản xử lý vi phạm hành chính.
Lúc này, bà Hạnh giật cuốn biên bản và giấy đăng ký xe đồng thời giằng lấy xe định đẩy đi liền bị hai CSGT giữ lại. Chứng kiến vụ việc, Linh dùng tay xô anh Ánh ra giữa đường. Khi quay lại thấy anh Long đang nắm giữ ba ga sau xe của mẹ mình Linh liền dùng tay xô ra và liên tiếp tát CSGT này rồi la hét và ngất xỉu.
Trước diễn biến vụ việc, anh Ánh đã điện thoại cho Công an phường Thới An đến hỗ trợ và yêu cầu mẹ con Linh về trụ sở làm việc. Khi vụ việc xảy ra, người dân đi đường đã dùng điện thoại di động quay video clip rồi đưa lên phát tán trên mạng internet gây xôn xao dư luận.
Ăn năn, hối hận
“Bị cáo Linh có nghe rõ nội dung cáo trạng mà Viện kiểm sát đã công bố không?” – “Dạ rõ ạ”. “Nội dung bản cáo trạng vừa công bố có giống với nội dung bản cáo trạng mà bị cáo đã nhận được không?” – “Dạ, giống ạ”.
“Vậy bị cáo trình bày lại diễn biến vụ việc như thế nào?” – “Dạ, do hoàn cảnh khó khăn, ba mẹ con ly dị nhau, hai chị em con ở với mẹ, cái xe đó mẹ con mua trả góp mấy năm liền chưa xong, mẹ chỉ có cái xe đó để đưa chị em con đi học, đi làm. Lúc đó con thấy mẹ con khóc, chịu không nổi nên con…Con xin tòa tha thứ cho con!”, Linh thổn thức trình bày ngay khi vừa được hỏi những câu hỏi đầu tiên.
Trước thái đội bối rối của bị cáo, vị chủ tọa phải động viên, nhắc nhở bị cáo tập trung trả lời câu hỏi, Hội đồng xét xử sẽ giành thời gian cho bị cáo trình bày sau. Linh thừa nhận hôm đó mẹ bị cáo điều khiển xe chạy ngược chiều, trên xe chở hai chị em bị cáo, khi CSGT hỏi giấy tờ, mẹ bị cáo chỉ có mỗi giấy đăng ký xe nên đã bị giữ xe lại lập biên bản xử lý.
Vị chủ tọa phân tích, Luật Giao thông đường bộ quy định cấm xe máy chở ba người từ 14 tuổi trở lên trong khi chị em bị cáo đều đã hơn 14 tuổi. Không đủ giấy tờ, lưu thông ngược chiều lại chở ba người vậy mà khi bị lập biên bản xử lý mẹ con bị cáo lại có thái độ thiếu hợp tác, đặc biệt bị cáo còn hành xử theo kiểu coi thường pháp luật như vậy, bị cáo nghĩ thế nào?
Trả lời câu hỏi, Linh chỉ biết cúi đầu nghèn nghẹn: “Do con thấy mẹ con khóc, nhà ba mẹ con con dựa vào nhau sống, chỉ có một cái xe để đi lại nếu mất thì không biết thế nào”. “Sao lại mất được? Xe vi phạm thì công an thu giữ, lập biên bản, xử lý xong thì trả lại xe chứ sao lại mất được?” – “Dạ, con cũng không hiểu nhiều nên không biết. Con xin lỗi đồng chí công an về việc làm của con, con xin tòa tha thứ cho con để con đi học. Đây sẽ là bài học suốt đời của con, con hứa không bao giờ tái phạm”.
Giọt nước mắt từ từ lăn từ gò má xuống cằm, đưa bàn tay mảnh dẻ với những ngón tay dài nhỏ nhắn lên lau nước mắt, Linh lặp lại lời xin lỗi và xin được hưởng án treo để tiếp tục đi học. Có mặt tại tòa, bà Hạnh cũng được mời lên thẩm vấn, bà cho biết mình vô cùng ân hận, sau khi xảy ra sự việc bà đã dắt con đến xin lỗi CSGT trên.
Không giấu nổi nỗi bức xúc, vị đại diện VKSND quận 12 đã chất vấn người mẹ.
“Đúng ra, bà là mẹ phải tuân thủ luật giao thông. Khi vi phạm phải nghiêm chỉnh chấp hành để làm gương cho con. Đằng này bà lại phản ứng thành tấm gương xấu dẫn đến hành vi phạm tội của con mình. Bà suy nghĩ sao?.
Bà nói do bà không có học nhưng không phải không có học là không biết, Luật Giao thông đường bộ được tuyên truyền khắp nơi, trên mọi phương tiện thông tin đại chúng. Việc bà giật cuốn sổ ghi biên bản và giấy đăng ký xe rồi giằng xe đi là có dấu hiệu vi phạm pháp luật Hình sự. Tuy nhiên, khi Linh có hành vi sai trái bà đã ngăn cản nên Viện kiểm sát không truy tố, bà có hiểu không?” – “Dạ, tôi rất hối hận về hành động của mình, tôi cúi xin mọi người tha thứ cho con tôi”, mẹ Linh đáp.
Xử lý nghiêm, tránh tạo tiền lệ xấu
Phát biểu về vụ án, Viện kiểm sát nhận định: trước tình trạng liên tiếp xảy ra tình trạng người tham gia giao thông tấn công CSGT hiện nay, để lập lại kỷ cương pháp luật nói chung và Luật Giao thông nói riêng, việc đưa vụ án ra xét xử lưu động là cần thiết.
Theo VKS, hành vi phạm tội của Phạm Thị Mỹ Linh là nguy hiểm cho xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội nên cần phải xử lý nghiêm.
Tuy nhiên, bị cáo phạm tội khi chưa đủ 18 tuổi, phạm tội lần đầu, nhân thân tốt, khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải, hiện đang là học sinh nên cũng cần xem xét giảm nhẹ hình phạt. Từ đó, VKS đề nghị tuyên phạt Phạm Thị Mỹ Linh mức án từ 6 đến 9 tháng tù.
Giờ nghị án, mẹ con Linh ngồi khóc.
Trước vành móng ngựa, cô nữ sinh trẻ tuổi cúi đầu khóc, nước mắt ứa đầy trên khóe mi. Bị cáo Phạm Thị Mỹ Linh chỉ biết vô cùng ân hận...
Trả lời phóng viên, Linh cho biết hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Gia đình nghèo, mẹ con Linh không có nhà mà ở nhờ nhà một người bà con, không có tiền nên Linh xin mẹ cho học hệ Trung cấp thời trang tại trường Đại học Công nghiệp 4 để khi ra trường sẽ có nghề, đồng thời có bằng tốt nghiệp cấp 3 luôn.
Mẹ Linh cận 12 độ nên mắt rất kém, sức khỏe yếu nên không có việc làm. Ngoài giờ học Linh xin làm lễ tân cho một công ty với tiền lương 1 triệu đồng/tháng còn em trai Linh đã nghỉ học đi làm công nhân để lấy tiền phụ giúp gia đình.
Sau khi xem xét, Hội đồng xét xử tuyên phạt Phạm Thị Mỹ Linh mức án 9 tháng tù, mẹ con bị cáo bật khóc. Bản án 9 tháng tù ngắn ngủi so với đời người nhưng sẽ là vệt đen trong cuộc đời, sẽ làm gián đoạn việc học hành và tương lai bị cáo. Hi vọng bị cáo biết hối cải và vượt qua mọi khó khăn phía trước.
Ngay từ sớm, người dân địa phương đã kéo đầy đến mảnh sân rộng phía trước Nhà văn hóa thể thao Tân Thới Hiệp (quận 12, TP.HCM) để theo dõi phiên tòa xét xử Phạm Thị Mỹ Linh (SN 1993, ngụ phường Tân Thới Hiệp) về tội “chống người thi hành công vụ”.
Một phút ngông cuồng
Chậm chạp cúi đầu tiến lên phía trước vành móng ngựa, với mái tóc dài được búi gọn trên đỉnh đầu, cặp mắt dài dại, dáng người thanh cao ráo nhìn cô bé khá xinh xắn, dịu dàng. Nhìn Linh, chẳng ai ngờ đó là nhân vật ngông cuồng trong đoạn video clip về cảnh thiếu nữ tát CSGT trên phố gây xôn xao dư luận bấy lâu.
Cũng bởi tính dư luận của vụ án, phiên tòa xử Linh được các cơ quan truyền thông, báo chí đặc biệt quan tâm, Linh trở thành nhân vật chính trong những thước phim, hình ảnh tác nghiệp của nhóm phóng viên. Bị cáo chỉ biết run rẩy cúi đầu.
Phần khai mạc phiên tòa diễn ra nhanh chóng. Hành vi phạm tội của Linh cũng như diễn biến vụ việc được vị đại diện Viện kiểm sát nhắc lại trong phần công bố cáo trạng.
Theo đó, khoảng 6 giờ 30 phút ngày 2/7/2011, được sự phân công của cấp trên, hai CSGT là Nguyễn Đức Ánh và Vũ Quang Long tiến hành tuần tra, kiểm soát trật tự án toàn trên địa bàn.
Quá trình làm việc, phát hiện bà Trương Thị Hạnh (SN 1974) đang điều khiển xe mô tô chạy ngược chiều, phía sau lại chở Linh và em trai là Phạm Quang Minh (SN 1995) nên anh Ánh ra hiệu lệnh dừng xe và Hạnh đã chấp hành.
Khi CSGT Ánh yêu cầu bà Hạnh xuất trình giấy tờ để kiểm tra thì bà chỉ xuất trình được giấy đăng ký xe, các giấy tờ còn lại không có nên bị CSGT Ánh lập biên bản xử lý vi phạm hành chính.
Lúc này, bà Hạnh giật cuốn biên bản và giấy đăng ký xe đồng thời giằng lấy xe định đẩy đi liền bị hai CSGT giữ lại. Chứng kiến vụ việc, Linh dùng tay xô anh Ánh ra giữa đường. Khi quay lại thấy anh Long đang nắm giữ ba ga sau xe của mẹ mình Linh liền dùng tay xô ra và liên tiếp tát CSGT này rồi la hét và ngất xỉu.
Trước diễn biến vụ việc, anh Ánh đã điện thoại cho Công an phường Thới An đến hỗ trợ và yêu cầu mẹ con Linh về trụ sở làm việc. Khi vụ việc xảy ra, người dân đi đường đã dùng điện thoại di động quay video clip rồi đưa lên phát tán trên mạng internet gây xôn xao dư luận.
Ăn năn, hối hận
“Bị cáo Linh có nghe rõ nội dung cáo trạng mà Viện kiểm sát đã công bố không?” – “Dạ rõ ạ”. “Nội dung bản cáo trạng vừa công bố có giống với nội dung bản cáo trạng mà bị cáo đã nhận được không?” – “Dạ, giống ạ”.
“Vậy bị cáo trình bày lại diễn biến vụ việc như thế nào?” – “Dạ, do hoàn cảnh khó khăn, ba mẹ con ly dị nhau, hai chị em con ở với mẹ, cái xe đó mẹ con mua trả góp mấy năm liền chưa xong, mẹ chỉ có cái xe đó để đưa chị em con đi học, đi làm. Lúc đó con thấy mẹ con khóc, chịu không nổi nên con…Con xin tòa tha thứ cho con!”, Linh thổn thức trình bày ngay khi vừa được hỏi những câu hỏi đầu tiên.
Trước thái đội bối rối của bị cáo, vị chủ tọa phải động viên, nhắc nhở bị cáo tập trung trả lời câu hỏi, Hội đồng xét xử sẽ giành thời gian cho bị cáo trình bày sau. Linh thừa nhận hôm đó mẹ bị cáo điều khiển xe chạy ngược chiều, trên xe chở hai chị em bị cáo, khi CSGT hỏi giấy tờ, mẹ bị cáo chỉ có mỗi giấy đăng ký xe nên đã bị giữ xe lại lập biên bản xử lý.
Vị chủ tọa phân tích, Luật Giao thông đường bộ quy định cấm xe máy chở ba người từ 14 tuổi trở lên trong khi chị em bị cáo đều đã hơn 14 tuổi. Không đủ giấy tờ, lưu thông ngược chiều lại chở ba người vậy mà khi bị lập biên bản xử lý mẹ con bị cáo lại có thái độ thiếu hợp tác, đặc biệt bị cáo còn hành xử theo kiểu coi thường pháp luật như vậy, bị cáo nghĩ thế nào?
Trả lời câu hỏi, Linh chỉ biết cúi đầu nghèn nghẹn: “Do con thấy mẹ con khóc, nhà ba mẹ con con dựa vào nhau sống, chỉ có một cái xe để đi lại nếu mất thì không biết thế nào”. “Sao lại mất được? Xe vi phạm thì công an thu giữ, lập biên bản, xử lý xong thì trả lại xe chứ sao lại mất được?” – “Dạ, con cũng không hiểu nhiều nên không biết. Con xin lỗi đồng chí công an về việc làm của con, con xin tòa tha thứ cho con để con đi học. Đây sẽ là bài học suốt đời của con, con hứa không bao giờ tái phạm”.
Giọt nước mắt từ từ lăn từ gò má xuống cằm, đưa bàn tay mảnh dẻ với những ngón tay dài nhỏ nhắn lên lau nước mắt, Linh lặp lại lời xin lỗi và xin được hưởng án treo để tiếp tục đi học. Có mặt tại tòa, bà Hạnh cũng được mời lên thẩm vấn, bà cho biết mình vô cùng ân hận, sau khi xảy ra sự việc bà đã dắt con đến xin lỗi CSGT trên.
Không giấu nổi nỗi bức xúc, vị đại diện VKSND quận 12 đã chất vấn người mẹ.
“Đúng ra, bà là mẹ phải tuân thủ luật giao thông. Khi vi phạm phải nghiêm chỉnh chấp hành để làm gương cho con. Đằng này bà lại phản ứng thành tấm gương xấu dẫn đến hành vi phạm tội của con mình. Bà suy nghĩ sao?.
Bà nói do bà không có học nhưng không phải không có học là không biết, Luật Giao thông đường bộ được tuyên truyền khắp nơi, trên mọi phương tiện thông tin đại chúng. Việc bà giật cuốn sổ ghi biên bản và giấy đăng ký xe rồi giằng xe đi là có dấu hiệu vi phạm pháp luật Hình sự. Tuy nhiên, khi Linh có hành vi sai trái bà đã ngăn cản nên Viện kiểm sát không truy tố, bà có hiểu không?” – “Dạ, tôi rất hối hận về hành động của mình, tôi cúi xin mọi người tha thứ cho con tôi”, mẹ Linh đáp.
Xử lý nghiêm, tránh tạo tiền lệ xấu
Phát biểu về vụ án, Viện kiểm sát nhận định: trước tình trạng liên tiếp xảy ra tình trạng người tham gia giao thông tấn công CSGT hiện nay, để lập lại kỷ cương pháp luật nói chung và Luật Giao thông nói riêng, việc đưa vụ án ra xét xử lưu động là cần thiết.
Theo VKS, hành vi phạm tội của Phạm Thị Mỹ Linh là nguy hiểm cho xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội nên cần phải xử lý nghiêm.
Tuy nhiên, bị cáo phạm tội khi chưa đủ 18 tuổi, phạm tội lần đầu, nhân thân tốt, khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải, hiện đang là học sinh nên cũng cần xem xét giảm nhẹ hình phạt. Từ đó, VKS đề nghị tuyên phạt Phạm Thị Mỹ Linh mức án từ 6 đến 9 tháng tù.
Giờ nghị án, mẹ con Linh ngồi khóc.
Trước vành móng ngựa, cô nữ sinh trẻ tuổi cúi đầu khóc, nước mắt ứa đầy trên khóe mi. Bị cáo Phạm Thị Mỹ Linh chỉ biết vô cùng ân hận...
Trả lời phóng viên, Linh cho biết hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Gia đình nghèo, mẹ con Linh không có nhà mà ở nhờ nhà một người bà con, không có tiền nên Linh xin mẹ cho học hệ Trung cấp thời trang tại trường Đại học Công nghiệp 4 để khi ra trường sẽ có nghề, đồng thời có bằng tốt nghiệp cấp 3 luôn.
Mẹ Linh cận 12 độ nên mắt rất kém, sức khỏe yếu nên không có việc làm. Ngoài giờ học Linh xin làm lễ tân cho một công ty với tiền lương 1 triệu đồng/tháng còn em trai Linh đã nghỉ học đi làm công nhân để lấy tiền phụ giúp gia đình.
Sau khi xem xét, Hội đồng xét xử tuyên phạt Phạm Thị Mỹ Linh mức án 9 tháng tù, mẹ con bị cáo bật khóc. Bản án 9 tháng tù ngắn ngủi so với đời người nhưng sẽ là vệt đen trong cuộc đời, sẽ làm gián đoạn việc học hành và tương lai bị cáo. Hi vọng bị cáo biết hối cải và vượt qua mọi khó khăn phía trước.