- Biển số
- OF-150172
- Ngày cấp bằng
- 23/7/12
- Số km
- 2,133
- Động cơ
- 380,203 Mã lực
- Nơi ở
- Cầu Giấy - Hà Nội
- Website
- www.hoteljob.vn
TV này được gọi là xưa chưa ợ?
Không có quá khứ. Tương lai sẽ bất định.Dịch covid buồn quá, em lập thớt này để các cụ, các mợ 8x trở về trước hoài niệm chút vậy nhé.
Cụ, mợ nào có, thích đồ gì thì khoe, có chuyện gì thì kể đi ợ.
Em thì khoái sưu tầm mấy món dép cao su, dép nhựa trắng và mũ cối tầu, cụ nào mà còn thì giao lưu cho em nhé. Em đang sưu tầm thêm.
Giờ em tập trung vào các món là trang phục đàn ông thời bao cấp trước:
Tông lào gan gà. Khoảng giữa những năm 1980, em đang học cấp 3, nhà đứa nào giầu, xịn lắm thì có gan gà đi. Đến trường rất hay bị trấn lột.
Giờ thì tông lào có đủ mầu: xanh duơng, xanh lá, đỏ, trắng.
Mũ cối tầu. Một thời quý lắm. Hồi còn đi xe đạp nhiều và chưa bắt đội mũ bảo hiểm, các bác già đạp xe mà đội cối tầu này rất hay bị “tạt”. Bất lực nhìn chiếc mũ kỷ niệm của mình cuốn theo chiều chiếc xe máy vừa vượt lên.
Có các loại cối tầu xòe và cụp (cho chị em gái) và theo mầu: lòng vàng, lòng xanh, lòng uơng.
Dép đúc tầu. Tiền thân là dép cao su bác Hồ làm bằng lốp xe (dép Bình Trị Thiên, dép lốp). Sau Trung Quốc viện trợ trong chiến tranh chống Mỹ có các “đời” khác nhau và VN mình cũng tự đúc gọi là đúc Quốc Phòng. Tuy nhiên, chỉ có đúc tầu là quý nhất.
Đúc quốc phòng cũng rất đẹp đây ợ:
Dép nhựa trắng Tiền phong: còn có tên gọi là dép gò, móng trắng. Nổi tiếng và ưa thích nhất là của nhựa Tiền Phong Hải phòng, sau đến của xí nghiệp nhựa Hà Nội, ngoài ra còn có của các HTX thủ công khác như Thanh Bình...
Mỗi đôi dép này từng là 1 “gia tài”, vũ khí tán gái, giá trị bằng cả 1 con lợn chắt chiu cơm thừa canh cặn nuôi cả năm trời.
Đồng hồ: Thời chiến tranh thì có Poljot của Nga, sau có SK của Nhật, sau nữa là Senko5, Rado Silver Star, Mido cực kỳ đẳng cấp. Thông dụng và được ưa thích nhất là SK mặt lửa. Do to, nặng nên hợp với các chàng “quân khu”, manly.
Thắt lưng: Thời sau chiến tranh thì chủ yếu là dây lưng bộ đội. Đồ của TQ viện trợ giờ cũng trở thành món sưu tầm. Em nhớ sau này có thêm dây lưng dệt vải sần sần, có các sọc nhiều mầu sắc hình như của Thái thì phải.
Dép nhựa trắng nhựa Tiền Phong hay nhựa Hà nội, khi đứt quai thì chủ yếu đứt phần vấu chân quai nhồi xuống khe đế, phía dưới có phần nhựa bao quanh, phân ra từng ô nhỏ.Chuyện hàn dép nhựa
Từ năm 1970 cho đến đầu năm 1981, dép nhựa trắng của Xí nghiệp nhựa Tiền Phong (Hải Phòng) là mốt của thanh niên các thành phố miền Bắc, đặc biệt ở Hà Nội, dân chơi gọi là “gò”. Giá một đôi dép nhựa trắng chẳng rẻ nên không phải ai cũng có tiền mua.
Từ sau 1954 đến khi Nhà Tròn (nhà điều hành xe điện đầu phố Đinh Tiên Hoàng) bị phá đi xây Hàm Cá mập, xung quanh có rất nhiều người bám vào đây kiếm sông vì vỉa hè rộng, mái hiên che mưa che nắng cũng rộng. Ngoài các bà bán nước chè còn có bơm mực bút bi, hàn dép nhựa, khâu giầy, buổi tối là tẩm quất.
Cho đến năm đầu 2015, nhiều người cao tuổi ở quanh khu vực này vẫn nhớ một anh chàng hàn dép nhựa mà mắt cứ nhìn nghiêng. Đó là Thanh Lé. Nhà Thanh ở giữa làng Khương Thượng (quận Đống Đa). Năm 1973, Thanh 14 tuổi.
Nhà nghèo, cố đến lớp bốn thì nghỉ. Mà không nghỉ cũng phải nghỉ vì mắt Thanh bị lé nên đám bạn trong lớp suốt ngày chọc ghẹo. Bố Thanh vốn là công nhân nhà máy Cơ khí Hà Nội, bị tai nạn lao động phải về hưu non nhưng không còn sức khỏe để đạp xích lô. Nhìn sáu đứa con lốc nhốc, ông chỉ biết thở dài, hết ra lại vào vì lương của vợ, công nhân đội than ở bến Phà Đen không đủ nuôi cả nhà. Thương gia cảnh một người bà con đằng vợ làm nghề hàn dép trước cửa chợ Mơ liền cho ông theo nghề. Nghề này chẳng cần vốn liếng, cũng chẳng cần sức khoẻ, chỉ cần tỉ mẩn và thêm một chút khéo tay là được. Vừa phụ, vừa học, sau hai tháng ông đã tự hàn vá được dép cho khách. Ông sắm bếp dầu, mỏ hàn, vài con dao rồi dắt Thanh lên Nhà Tròn. Ngày đầu dân anh chị chỉ cho ngồi ké bên ngoài, mãi sau mới có chỗ chính thức dưới mái hiên.
Từ năm 1970 cho đến đầu năm 1981, dép nhựa trắng của Xí nghiệp nhựa Tiền Phong (Hải Phòng) là mốt của thanh niên các thành phố miền Bắc, đặc biệt ở Hà Nội, dân chơi gọi là “gò”. Giá một đôi dép nhựa trắng chẳng rẻ nên không phải ai cũng có tiền mua. Kẻ ít tiền chỉ dám mua dép nhựa tái sinh (làm bằng nhựa phế liệu) màu tiết luộc hay nước cống. Dép nhựa Tiền Phong trắng cũng không có gì đặc biệt, nó được làm từ hạt nhựa nguyên chất không pha màu.
Người ta không đúc liền mà đúc đế riêng, quai riêng, sau đó lồng quai vào đế qua hàng lỗ. Lần đầu đi dép này chắc chắn ai cũng sẽ bị xây xát ngón cái và ngón út do quai dép cọ vào. Mới đi, dép còn mềm giữ được màu trắng nhưng lâu dần sẽ ngả sang mầu vàng và cứng vì nhựa bị lão hoá, càng vàng càng cứng. Đi gần hết một đời dép thì chân có chai. Dép nhựa có ưu điểm bám đường và cho cảm giác thật. Nhưng vào ngày mưa dép này trên đường đất thì... khốn khổ bởi đất bám đầy vào phần rỗng dưới đế. Khi nhựa bị lão hoá dép rất dễ vỡ, bỏ thì tiếc, muốn tiếp tục sử dụng chỉ còn cách mang đi hàn. Thế nên, thời bao cấp rất nhiều người làm nghề hàn dép, họ ngồi trước cổng các chợ, bến tầu, bến xe, quanh Hồ Gươm và những nơi công cộng đông đúc người qua lại. Nếu không muốn hàn, đôi dép mòn vẹt vá víu nhằng nhịt cũng vẫn có thể bán được cho mấy bà chuyên mua đồ cũ ngồi cuối phố Mai Hắc Đế, Ga Hà Nội hay đầu phố Khâm Thiên. Phụ nữ thời đó đi guốc nhựa đen, đứt quai thì chỉ bán cho đồng nát vì hàn được nhưng vết hàn rất cứng, đi sẽ xước da,...
Hàng ngày, cha con Thanh hì hụi hàn vá đến trưa thì lôi cơm ra ăn. Những lúc ít việc thì bố làm con phụ nhưng lúc nhiều việc thì cả hai cũng hì hụi. Vì làm cạnh quán nước chè nên Thanh quen một em chuyên bán đồ lặt vặt rong. Hôm ít việc, Thanh cùng người yêu sang Hồ Gươm tâm sự, bố Thanh nhìn ngứa mắt mấy lần định đẩy hai đứa xuống nước. Và rồi, họ thành vợ thành chồng. Sau đó, vợ chồng Thanh sắm đồ hàn làm riêng và nổi tiếng về hàn dép ở phố Cửa Nam.
Có hẳn 1 yến đế dép nhựa cơ ấy à cụ? đâu ra mà lắm thế nhỉDép nhựa trắng nhựa Tiền Phong hay nhựa Hà nội, khi đứt quai thì chủ yếu đứt phần vấu chân quai nhồi xuống khe đế, phía dưới có phần nhựa bao quanh, phân ra từng ô nhỏ.
Vào thời điểm khó khăn nhất của thời bao cấp (1978-1980) dép nhựa đi cũ rách nát,gẫy mòn vẹt vàng ươm rồi vẫn được thu mua làm phế liệu. Tuy nhiên những người hành nghề hàn vá dép nhựa thường mò đến điểm thu gom dép nhựa này để mua lại những quai dép còn tốt và các vấu chân quai để hàn phục hồi cho khứa, người nào xông xênh thì thêm ít xèng lấy hẳn quai còn nguyên bản chưa hàn vá, nhựa vẫn dẻo, màu vẫn trong. Còn ng nào ít xèng thì chỉ hàn vấu chân thôi.
Nhà cháu hồi đó làm thêm bằng cách ngồi cọ đế nhựa gò này, nhớ cọ 1 yến đế gò cũ này được trả công 5 đồng, tương đương 1 tháng lính nghĩa vụ đc lĩnh.
Cụ chưa hiểu câu chuyện rồi !Có hẳn 1 yến đế dép nhựa cơ ấy à cụ? đâu ra mà lắm thế nhỉ
Áo bay có từ những năm 7x rồi cụ ơi. Hồi 75-76 các "quân khu" Nam Đồng, Lý Nam Đế toàn áo bay với mũ dạ tá là oách xà lách rồi.Áo bay thì hết bao cấp mới có cụ à..tầm 87 mới có
Áo bay đời đầu nhà cháu nghĩ ra tầm năm 79-80, đến năm 84 thì ra loại áo bay gỗ. Trước khi ra áo bay đời đầu thì áo phin tá phối với màu kaki Liên Xô cũng rất đẹp.Áo bay có từ những năm 7x rồi cụ ơi. Hồi 75-76 các "quân khu" Nam Đồng, Lý Nam Đế toàn áo bay với mũ dạ tá là oách xà lách rồi.
Mấy con này là hàng 99-200x, xưa cái gìTV này được gọi là xưa chưa ợ?
cái này của cụ tên gọi là thắt lưng của K82, K82 cạp quần dải dút có khóa, còn cái này đeo ngoài áo
thắt lưng K74 thì đeo ở cạp quần với 6 con đỉa, cắm thùng mới thấy
còn cái sanhtuyra là theo bộ của đặc công và lính dù: làm bằng dù nên mềm và rất nhiều lỗ để cài cắm đồ nghề ạ
Em hiểu mà, chỉ là ngạc nhiên sao họ kiếm đâu ra được nhiều dép nhựa trắng cũ, bỏ thế thôi. Giờ mà còn là được khối tiền bán cho các bác sưu tầm đấy ợCụ chưa hiểu câu chuyện rồi !
Đây là công việc làm thêm của nhà cháu cho 1 nhà hàng xóm chuyên thu mua đế nhựa cũ.
1 yến đế nhựa "gò" là số lượng phải cọ sạch sẽ, xong được trả công 5 đồng cụ ạ. Dưới đế nhựa có đường ngang dọc (khá giống kiểu xương cá) để tạo gân, lớp gân này tạo thành các ô nhỏ, khi dẫm xuống đất, đất bám vào những ô đó. Để cọ sạch, đế nhựa phải cho vào cái chậu lớn rồi ngâm nước qua đêm, lúc cọ sẽ dễ hơn. Nếu chỉ đất không thì đập nó sẽ bung ra, nhưng đất mà bám thêm rơm cỏ thì khó ra. Sợ nhất ng thải đôi dép cũ đi, trước đó đã dẫm phải "mìn", mà ngày xưa "mìn" lộ thiên thì quá nhiều luôn.
Thời trước mua dép mới thì đổi dép cũ sang rồi các thêm tiền. Có trường hợp khách đổi dép mới thấy mình phải các thêm nhiều tiền quá, gần bằng giá mua đôi mới liền cự nự mặc cả với ng bán hàng, ng bán hàng liền lấy cái cân ra cân, tính giá nhựa phế liệu thành tiền rồi trừ tiền cho khách mua. Bán hàng thời đó chỉ là quang gánh với 2 cái thúng để dép nhựa nam nữ, cứ tầm chiều tối lại có người cầm cân đi thu gom của đội quang gánh này. 1 đôi dép cũ phải tầm 1/2 kg, hầu như đội quang gánh này ngày nào cũng cân được vài cân dép cũ.Em hiểu mà, chỉ là ngạc nhiên sao họ kiếm đâu ra được nhiều dép nhựa trắng cũ, bỏ thế thôi. Giờ mà còn là được khối tiền bán cho các bác sưu tầm đấy ợ
Một thời oanh liệt của em đới . Hồi đó (85-88) em cũng kg bao giờ đi dép cũ, tầm 1 tháng là đổi đôi khác rồi. Dép cũ đem đổi hoặc cho bọn bạn. Kỷ niệm nhớ đời của em là đi gò đuổi đánh nhau trên đường Hùng Vương buổi tối, đuổi theo chúng nó lên khu vực ô cỏ trước lăng, đường đi giữa các ô là đường bê tông có những viên sỏi tròn, đế dép cứng chạy lên bị trượt. Em ngã chống tay bị sái tay tưởng gãy, bọn kia quay lại úp sọt, may có đồng đội giải cứu. Nghĩ lại cũng buồn cườiKể thêm về đôi gò nhựa trắng này 1 chút. Đầu những năm 8x song song với phong trào quân khu, quân kheo (quân kheo có lẽ là từ ám chỉ đội thương binh chiến trường K về" là đội công ty 2 ngón, chúng dùng vỏ bọc quần áo lính vừa đánh lừa ng dân vừa ra oai dằn mặt đội nhà lành. Bọn này chơi cả cây ga Tô Châu xanh rờn, nhưng lại đi gò trắng chứ không đi đúc tàu cho đúng bộ. Sở dĩ đội này phải đi gò vì đôi gò giúp cơ động nhanh, tẩu thoát lẹ hơn hẳn đôi đúc tàu nặng như chì. Bọn này hoành hoành ở bến tàu bến xe, móc hay rạch túi lấy được thứ gì là chúng lao nhanh ra cửa để nhảy xuống đường tẩu thoát. Do môi trường làm việc ở nơi chen chúc ngột ngạt nóng nực nên mồ hôi ra nhiều. Giống nhựa trắng trong này, khi gặp mồ hôi thường ngả vàng rất nhanh, nhưng điểm hạn chế này không hề có vấn đề gì với đội cty 2 ngón do chúng kiếm ra tiền quá dễ. Xông xênh, mỗi đôi gò bọn chúng đi độ 1 tuần là thải ra để tậu đôi mới, thậm chí có đôi chỉ 2-3 hôm chúng đã thải ra. Dân bán hàng thu được những đôi lướt lát dư lày lại đem về cọ rửa bầy ra bán với giá rất hợp lý so với hàng mới tinh. Đôi nào quai hơi ngả màu chút là đem ngâm với nước gạo qua đêm cho quai nhựa đục màu đều là bầy ra mẹt chăn dắt phân khúc khứa mê hàng 2nd.
Vậy hả bác, giờ mà có là em bao tiêu hết "hàng lướt" đó cho "anh em" luôn, hì, “món khoái khẩu”Kể thêm về đôi gò nhựa trắng này 1 chút. Đầu những năm 8x song song với phong trào quân khu, quân kheo (quân kheo có lẽ là từ ám chỉ đội thương binh chiến trường K về" là đội công ty 2 ngón, chúng dùng vỏ bọc quần áo lính vừa đánh lừa ng dân vừa ra oai dằn mặt đội nhà lành. Bọn này chơi cả cây ga Tô Châu xanh rờn, nhưng lại đi gò trắng chứ không đi đúc tàu cho đúng bộ. Sở dĩ đội này phải đi gò vì đôi gò giúp cơ động nhanh, tẩu thoát lẹ hơn hẳn đôi đúc tàu nặng như chì. Bọn này hoành hoành ở bến tàu bến xe, móc hay rạch túi lấy được thứ gì là chúng lao nhanh ra cửa để nhảy xuống đường tẩu thoát. Do môi trường làm việc ở nơi chen chúc ngột ngạt nóng nực nên mồ hôi ra nhiều. Giống nhựa trắng trong này, khi gặp mồ hôi thường ngả vàng rất nhanh, nhưng điểm hạn chế này không hề có vấn đề gì với đội cty 2 ngón do chúng kiếm ra tiền quá dễ. Xông xênh, mỗi đôi gò bọn chúng đi độ 1 tuần là thải ra để tậu đôi mới, thậm chí có đôi chỉ 2-3 hôm chúng đã thải ra. Dân bán hàng thu được những đôi lướt lát dư lày lại đem về cọ rửa bầy ra bán với giá rất hợp lý so với hàng mới tinh. Đôi nào quai hơi ngả màu chút là đem ngâm với nước gạo qua đêm cho quai nhựa đục màu đều là bầy ra mẹt chăn dắt phân khúc khứa mê hàng 2nd.
Nhà có điều kiện thế cụMột thời oanh liệt của em đới . Hồi đó (85-88) em cũng kg bao giờ đi dép cũ, tầm 1 tháng là đổi đôi khác rồi. Dép cũ đem đổi hoặc cho bọn bạn. Kỷ niệm nhớ đời của em là đi gò đuổi đánh nhau trên đường Hùng Vương buổi tối, đuổi theo chúng nó lên khu vực ô cỏ trước lăng, đường đi giữa các ô là đường bê tông có những viên sỏi tròn, đế dép cứng chạy lên bị trượt. Em ngã chống tay bị sái tay tưởng gãy, bọn kia quay lại úp sọt, may có đồng đội giải cứu. Nghĩ lại cũng buồn cười
Hồi đó em học cấp 3 nhưng đi làm 1 buổi, lộn gầm phụ sửa ô tô nên cũng có tiền ăn tiêu chứ nhà em nghèo, mà 5-6 tháng em có về nhà đâu mà xin tiềnNhà có điều kiện thế cụ
Em cũng học cấp 3 giống cụ năm đó, nhưng chắc nghèo hơn, mơ đôi tông Lào hay gò mà chả có tiền mua, toàn dép cao su thôi, hìHồi đó em học cấp 3 nhưng đi làm 1 buổi, lộn gầm phụ sửa ô tô nên cũng có tiền ăn tiêu chứ nhà em nghèo, mà 5-6 tháng em có về nhà đâu mà xin tiền