[Funland] Trang phục, đồ dùng, câu chuyện thời bao cấp

Ngoan nhé

Xe máy
Biển số
OF-709828
Ngày cấp bằng
9/12/19
Số km
81
Động cơ
88,730 Mã lực
Tuổi
36
Cái ca bộ quần áo, chăn con công
 

đạo sỹ chống gậy

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-580618
Ngày cấp bằng
22/7/18
Số km
740
Động cơ
145,832 Mã lực
Tuổi
57
Dịch covid buồn quá, em lập thớt này để các cụ, các mợ 8x trở về trước hoài niệm chút vậy nhé.
Cụ, mợ nào có, thích đồ gì thì khoe, có chuyện gì thì kể đi ợ.
Em thì khoái sưu tầm mấy món dép cao su, dép nhựa trắng và mũ cối tầu, cụ nào mà còn thì giao lưu cho em nhé. Em đang sưu tầm thêm.
Giờ em tập trung vào các món là trang phục đàn ông thời bao cấp trước:




Tông lào gan gà. Khoảng giữa những năm 1980, em đang học cấp 3, nhà đứa nào giầu, xịn lắm thì có gan gà đi. Đến trường rất hay bị trấn lột.
Giờ thì tông lào có đủ mầu: xanh duơng, xanh lá, đỏ, trắng.



Mũ cối tầu. Một thời quý lắm. Hồi còn đi xe đạp nhiều và chưa bắt đội mũ bảo hiểm, các bác già đạp xe mà đội cối tầu này rất hay bị “tạt”. Bất lực nhìn chiếc mũ kỷ niệm của mình cuốn theo chiều chiếc xe máy vừa vượt lên.
Có các loại cối tầu xòe và cụp (cho chị em gái) và theo mầu: lòng vàng, lòng xanh, lòng uơng.


Dép đúc tầu. Tiền thân là dép cao su bác Hồ làm bằng lốp xe (dép Bình Trị Thiên, dép lốp). Sau Trung Quốc viện trợ trong chiến tranh chống Mỹ có các “đời” khác nhau và VN mình cũng tự đúc. Tuy nhiên, chỉ có đúc tầu là quý nhất.


Dép nhựa trắng Tiền phong: còn có tên gọi là dép gò, móng trắng. Nổi tiếng và ưa thích nhất là của nhựa Tiền Phong Hải phòng, sau đến của xí nghiệp nhựa Hà Nội, ngoài ra còn có của các HTX thủ công khác như Thanh Bình...
Mỗi đôi dép này từng là 1 “gia tài”, vũ khí tán gái, giá trị bằng cả 1 con lợn chắt chiu cơm thừa canh cặn nuôi cả năm trời.




Đồng hồ: Thời chiến tranh thì có Poljot của Nga, sau có SK của Nhật, sau nữa là Senko5, Rado Star, Mido cực kỳ đẳng cấp



Thắt lưng: Thời sau chiến tranh thì chủ yếu là dây lưng bộ đội. Đồ của TQ viện trợ giờ cũng trở thành món sưu tầm. Em nhớ sau này có thêm dây lưng dệt vải sần sần, có các sọc nhiều mầu sắc hình như của Thái thì phải.
Thời đó dân chơi kg mặc như cụ ..kg được bó ống đâu..và dân chơi phải đi dép móng trắng ( dép nhựa tiền phong ..chứ kg đi dép lốp ..)
Thắt lưng tàu kia..e nhìn kg phải hàng xịn
Dép lốp kia..kiểu dáng đó hồi bao cấp gần như ít ai đi kiểu này ..nếu là dân chơi họ càng kg đi...
 

đạo sỹ chống gậy

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-580618
Ngày cấp bằng
22/7/18
Số km
740
Động cơ
145,832 Mã lực
Tuổi
57
Vưng

86 mà còn kêu khổ,
Thì hoặc là ở vùng quê quá nghèo,
Hoặc gia định quá nghèo.

Tầm 84 trở về trước thì đúng là còn đói và khổ
Chứ từ 86 trở ra là bắt đầu dễ thở rồi.
Phải là 88 mới dễ thở cụ à..86 vẫn khổ..tất nhiên vẫn hơn đời 84 về trước
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
33,661
Động cơ
973,200 Mã lực
Vưng

86 mà còn kêu khổ,
Thì hoặc là ở vùng quê quá nghèo,
Hoặc gia định quá nghèo.

Tầm 84 trở về trước thì đúng là còn đói và khổ
Chứ từ 86 trở ra là bắt đầu dễ thở rồi.
86 thì ngay ở thành phố còn nghèo rớt mùng tơi chứ nói gì đến quê. Năm 86 nhà e vẫn ở khu Nam đồng, 2 phòng nhỏ thì 1 phòng kê vừa 2 chiếc giường m6, 1 phòng thì dưới nuôi lợn, trên nuôi gà và để 1 góc làm bếp :))
 

2 tai 8 banh

Xe container
Biển số
OF-152521
Ngày cấp bằng
13/8/12
Số km
7,857
Động cơ
1,112,903 Mã lực
Năm 1986 học lớp 10 nhà em bình thường, lại ở Quê. Mà cũng đã diện quần pho tá, áo kẻ Tiệp, mũ mềm dạ tá, xỏ xẹp Thái màu gan gà và đeo đồng hồ citizen mặt vàng chanh roài.
hềnh dư cụ nhớ lệch ạ
có 2 loại thịnh hành hồi đó cho thanh niên nghịch ngợm
1 - quần pho tá - áo phin tầu - đầu đội ổi - chân đạp gò
2 - quần xanh chéo - áo pơ pô lin - đầu dạ tá - chân đá gan gà ...
mà áo pơ pô lin trắng xanh nên cổ có kèm thêm cái khăn mùi soa gấp, độn vào cổ cho đỡ ... bẩn ạ :D
 

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,149
Động cơ
227,786 Mã lực
Tuổi
45
86 thì ngay ở thành phố còn nghèo rớt mùng tơi chứ nói gì đến quê. Năm 86 nhà e vẫn ở khu Nam đồng, 2 phòng nhỏ thì 1 phòng kê vừa 2 chiếc giường m6, 1 phòng thì dưới nuôi lợn, trên nuôi gà và để 1 góc làm bếp :))
Tại nhà cụ ở phố mừ
Tầm đso đang giáp ranh giữa bỏ sổ gạo, bỏ phiếu dầu phiếu vải.
Ở quê dễ thở hơn rồi ạ. Ví dụ hồi ấy ở quê, xe đạp đã nhiều, không còn là "của quý" nữa; không phải ăn độn, vải vóc, phích nước đã nhiều và dễ mua hơn...

Còn nói về phòng ở thì đến mãi tầm chín mấy sau này mới có "phong trào" cơi nới chuồng cọp, chia nhà vệ sinh.... thì dân các khu Nam Đồng, Trung Tự, Kim Liên..., quanh nhà cụ mới dễ thở hơn tý về chỗ ở
 

đạo sỹ chống gậy

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-580618
Ngày cấp bằng
22/7/18
Số km
740
Động cơ
145,832 Mã lực
Tuổi
57
hềnh dư cụ nhớ lệch ạ
có 2 loại thịnh hành hồi đó cho thanh niên nghịch ngợm
1 - quần pho tá - áo phin tầu - đầu đội ổi - chân đạp gò
2 - quần xanh chéo - áo pơ pô lin - đầu dạ tá - chân đá gan gà ...
mà áo pơ pô lin trắng xanh nên cổ có kèm thêm cái khăn mùi soa gấp, độn vào cổ cho đỡ ... bẩn ạ :D
Hồi đó tính từ năm 85 về trước
.. Dân chơi phải gồm 2 óp sần sau
1.. Chân đeo móng trắng + 1 cây ga ( mặc áo buông ra ngoài chứ kg ai sơ vin cả ) + 1 ổi tàu + 1 thắt lưng tàu ..nếu dân anh chị phải thửa hàng thắt dù bản to có khuy đồng..vì lỡ khi hữu sự còn có cái mà mang ra nói chuyện .giống như giờ thanh niên hay cầm.phớ ý
2.. Quần xanh chéo + áo loong hoặc lơ màu trắng + 1 đôi móng trắng ( tông lào mãi sau mới có thì kg tính )
Hoặc áo đuôi tôm + quần loe ống cỡ trên 60
Đặc biệt tay đeo đồng hồ SK hoặc mido hoặc rado
Còn đội mũ dạ thì phải chất cực máu mặt chứ kg bị xin đểu mũ ngay
 

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
33,661
Động cơ
973,200 Mã lực
Tại nhà cụ ở phố mừ
Tầm đso đang giáp ranh giữa bỏ sổ gạo, bỏ phiếu dầu phiếu vải.
Ở quê dễ thở hơn rồi ạ. Ví dụ hồi ấy ở quê, xe đạp đã nhiều, không còn là "của quý" nữa; không phải ăn độn, vải vóc, phích nước đã nhiều và dễ mua hơn...

Còn nói về phòng ở thì đến mãi tầm chín mấy sau này mới có "phong trào" cơi nới chuồng cọp, chia nhà vệ sinh.... thì dân các khu Nam Đồng, Trung Tự, Kim Liên..., quanh nhà cụ mới dễ thở hơn tý về chỗ ở
Ở quê e đến đầu 90 còn khổ, có điện hình như năm 93-94. Quê e Yên Khánh - Ninh Bình chứ chẳng phải vùng sâu vùng xa nào đâu. Nếu nói cuộc sống của dân khấm khá lên thì e cứ mạnh dạn phải qua 95 mới ăn no mặc ấm được. Trước đó thì dù ko ăn cơm độn nhưng bữa cơm ở quê vẫn rau dưa chủ yếu thôi :(
 

SunshineA

Xe tăng
Biển số
OF-714482
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
1,268
Động cơ
1,370,615 Mã lực
hềnh dư cụ nhớ lệch ạ
có 2 loại thịnh hành hồi đó cho thanh niên nghịch ngợm
1 - quần pho tá - áo phin tầu - đầu đội ổi - chân đạp gò
2 - quần xanh chéo - áo pơ pô lin - đầu dạ tá - chân đá gan gà ...
mà áo pơ pô lin trắng xanh nên cổ có kèm thêm cái khăn mùi soa gấp, độn vào cổ cho đỡ ... bẩn ạ :D
Cụ có ảnh nào cho cháu xem :D
 

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,149
Động cơ
227,786 Mã lực
Tuổi
45
Ở quê e đến đầu 90 còn khổ, có điện hình như năm 93-94. Quê e Yên Khánh - Ninh Bình chứ chẳng phải vùng sâu vùng xa nào đâu. Nếu nói cuộc sống của dân khấm khá lên thì e cứ mạnh dạn phải qua 95 mới ăn no mặc ấm được. Trước đó thì dù ko ăn cơm độn nhưng bữa cơm ở quê vẫn rau dưa chủ yếu thôi :(
Vâng

Cũng có thể vì hồi đó tầm nhận thức của iêm còn hạn chế, điều kiện đi lại các nơi cũng ít, thông tin cũng ít... nên không có cái nhìn khái quát về kinh tế xã hội thời đó. Chỉ tháy hồi đó chỗ iêm cũng ngon rùi, xe đạp, quần áo, ăn uống, sinh hoạt đỡ hơn nhiều.

Iêm cũng nhớ hồi đó, việc đi giầy tây cũng có, nhưng còn hiếm.
 

2 tai 8 banh

Xe container
Biển số
OF-152521
Ngày cấp bằng
13/8/12
Số km
7,857
Động cơ
1,112,903 Mã lực
Hồi đó tính từ năm 85 về trước
.. Dân chơi phải gồm 2 óp sần sau
1.. Chân đeo móng trắng + 1 cây ga ( mặc áo buông ra ngoài chứ kg ai sơ vin cả ) + 1 ổi tàu + 1 thắt lưng tàu ..nếu dân anh chị phải thửa hàng thắt dù bản to có khuy đồng..vì lỡ khi hữu sự còn có cái mà mang ra nói chuyện .giống như giờ thanh niên hay cầm.phớ ý
2.. Quần xanh chéo + áo loong hoặc lơ màu trắng + 1 đôi móng trắng ( tông lào mãi sau mới có thì kg tính )
Hoặc áo đuôi tôm + quần loe ống cỡ trên 60
Đặc biệt tay đeo đồng hồ SK hoặc mido hoặc rado
Còn đội mũ dạ thì phải chất cực máu mặt chứ kg bị xin đểu mũ ngay
có nhẽ mỗi nơi mỗi khác - chỗ em quần ga thì đi với áo bay cụ ạ :D
 

lum..zzz

Xe điện
Biển số
OF-49224
Ngày cấp bằng
22/10/09
Số km
4,014
Động cơ
491,600 Mã lực
Dịch covid buồn quá, em lập thớt này để các cụ, các mợ 8x trở về trước hoài niệm chút vậy nhé.
Cụ, mợ nào có, thích đồ gì thì khoe, có chuyện gì thì kể đi ợ.
Em thì khoái sưu tầm mấy món dép cao su, dép nhựa trắng và mũ cối tầu, cụ nào mà còn thì giao lưu cho em nhé. Em đang sưu tầm thêm.
Giờ em tập trung vào các món là trang phục đàn ông thời bao cấp trước:




Tông lào gan gà. Khoảng giữa những năm 1980, em đang học cấp 3, nhà đứa nào giầu, xịn lắm thì có gan gà đi. Đến trường rất hay bị trấn lột.
Giờ thì tông lào có đủ mầu: xanh duơng, xanh lá, đỏ, trắng.



Mũ cối tầu. Một thời quý lắm. Hồi còn đi xe đạp nhiều và chưa bắt đội mũ bảo hiểm, các bác già đạp xe mà đội cối tầu này rất hay bị “tạt”. Bất lực nhìn chiếc mũ kỷ niệm của mình cuốn theo chiều chiếc xe máy vừa vượt lên.
Có các loại cối tầu xòe và cụp (cho chị em gái) và theo mầu: lòng vàng, lòng xanh, lòng uơng.


Dép đúc tầu. Tiền thân là dép cao su bác Hồ làm bằng lốp xe (dép Bình Trị Thiên, dép lốp). Sau Trung Quốc viện trợ trong chiến tranh chống Mỹ có các “đời” khác nhau và VN mình cũng tự đúc. Tuy nhiên, chỉ có đúc tầu là quý nhất.


Dép nhựa trắng Tiền phong: còn có tên gọi là dép gò, móng trắng. Nổi tiếng và ưa thích nhất là của nhựa Tiền Phong Hải phòng, sau đến của xí nghiệp nhựa Hà Nội, ngoài ra còn có của các HTX thủ công khác như Thanh Bình...
Mỗi đôi dép này từng là 1 “gia tài”, vũ khí tán gái, giá trị bằng cả 1 con lợn chắt chiu cơm thừa canh cặn nuôi cả năm trời.




Đồng hồ: Thời chiến tranh thì có Poljot của Nga, sau có SK của Nhật, sau nữa là Senko5, Rado Star, Mido cực kỳ đẳng cấp



Thắt lưng: Thời sau chiến tranh thì chủ yếu là dây lưng bộ đội. Đồ của TQ viện trợ giờ cũng trở thành món sưu tầm. Em nhớ sau này có thêm dây lưng dệt vải sần sần, có các sọc nhiều mầu sắc hình như của Thái thì phải.
Hay, em cũng nhiều kỷ niệm và rất yêu nhớ thời này. Đói khổ nhưng trong đầu lúc nào cũng có phim quay chậm từng kỷ niệm
 

đạo sỹ chống gậy

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-580618
Ngày cấp bằng
22/7/18
Số km
740
Động cơ
145,832 Mã lực
Tuổi
57
Vâng

Cũng có thể vì hồi đó tầm nhận thức của iêm còn hạn chế, điều kiện đi lại các nơi cũng ít, thông tin cũng ít... nên không có cái nhìn khái quát về kinh tế xã hội thời đó. Chỉ tháy hồi đó chỗ iêm cũng ngon rùi, xe đạp, quần áo, ăn uống, sinh hoạt đỡ hơn nhiều.

Iêm cũng nhớ hồi đó, việc đi giầy tây cũng có, nhưng còn hiếm.
Này cụ..hồi đó dân chơi làm.gì đã có giầy tây đâu ( gọi là giày i lích hoặc giày mõm ngóe ) thanh niên đi giày tây phải vào những năm 90 ..hồi bao cấp chủ yếu đi xép lốp hoặc móng trắng hoặc tông lào
Còn sau khi giải phóng tầm năm 76 đến những năm 79 thanh niên chơi kiểu này..gần như toàn miền bắc
Quần loe (càng loa rộng càng máu..toàn loe ống dưới từ 60 hoặc 70 ) + áo đuôi tô bó sát người + chân đi xì pô cao 7 hoặc 10 cm + đầu tóc để dài càng dài càng tốt
Nam nữ đều chơi mô đen này
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
24,197
Động cơ
1,517,801 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cháu đợi xem ảnh của cụ. Thời bao cấp cuốc hồn, cuốc tuý có khác giờ không cụ ? :D
Mặc dù sống ở thời bao cấp thuộc vào lứa tuổi dở ông dở thằng nên biết khá nhiều đồ vật gia dụng cơ bản và sở hữu chúng cũng khơ khớ. Nhưng đến tầm này hầu hết đã mai một, nhà cháu chỉ còn giữ đc những món đồ vẫn sử dụng được phục vụ cuộc sống, còn những món lạc hậu ko tiện dụng lắm đã nhường chỗ cho đồ mới có tính năng ưu việt hơn.
1 vài món đồ mà nhà cháu cho rằng khá thuốc độc.
Chiếc mở nút bia thương hiệu Trúc Bạch, có lẽ thời đó mình order Liên Xô hoặc TQ gia công hộ, tuổi của nó, nhà cháu ko lầm thì rơi vào quãng 78-79, trải qua hơn 40 năm nước mạ vẫn ngon lành (mặc dù vứt lăn lóc xó xỉnh) và quan trọng là bật nút bia tanh tách ngọt ngào dịu êm:
Bia TB ngày xưa nặng đô phết, 12 độ như bia Chimay bây giờ nhỉ. :D

5B23CCE2-5E3A-4429-A686-B0AA75FD0E67.jpeg

E188F846-C633-4087-9678-96C0B51C1EBD.jpeg

Chiếc dập gim của Yuen Chong Khựa Since 80-81 gì đấy, vẫn sử dụng ngon lành, đóng gim cắm phập xoành xoạch như máy khâu :

298FC7AB-1C37-4C67-9944-7C9BC710A16A.jpeg
C1AD7CFE-B1FD-4F77-9070-94785DDDBB53.jpeg

Chiếc bàn là hoa dâu tuổi đời ít nhất, nhà cháu mua nó năm 1993, chỉ dùng để thấm nước tiểu của F1(hồi đó vẫn dùng tã tam giác vải) ở đệm cho khô nhanh. Giờ cắm đèn đỏ vẫn mờ mờ, nóng bỏng tay nếu chả may sờ vào thứ độ nóng.


:D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top