[TT Hữu ích] Trận Stalingrad (từ 17/7/1942 đến 2/2/1943)

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Lúc này, Hồng quân đã bị dồn vào một dải đất dài 1.000 thước Anh (910 m) dọc bờ sông Volga. Các đội bay Junkers Ju 87 Stuka của không quân Đức đã thực thi 1.208 lượt ném bom với quyết tâm thanh toán ổ kháng cự cuối cùng của Hồng quân trong thành phố. Tuy nhiên, bất chấp những trận mưa bom mà Đức trút lên đầu họ (Stalingrad đã chịu sự oanh tạc dữ dội hơn cả Sedan hay Sevastopol), Tập đoàn quân số 62 với 47 nghìn binh sĩ còn lại vẫn đứng vững và quyết không để bất cứ binh sĩ nào của các Tập đoàn quân số 6 và Tập đoàn quân thiết giáp số 4 (Đức) chạm được tới bờ sông Volga.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Không quân Đức vẫn chiếm ưu thế trên không cho đến tận đầu tháng 11 năm 1942 và sức kháng cự của không quân Xô Viết tại đây gần như là không đáng kể, tuy nhiên sau khi thực hiện gần 2 vạn lượt bay thì số máy bay của Đức cũng bị thiệt hại đáng kể: giảm từ 1.600 chiếc xuống còn 950 chiếc; đặc biệt lực lượng máy bay ném bom (Kampfwaffe) bị thiệt hại nặng nhất, chỉ còn 232 chiếc phi cơ so với 480 chiếc lúc đầu. Người Đức đã nắm giữ ưu thế về chất lượng so với đối thủ Không quân Xô Viết và 80% sức mạnh không quân Đức đã được tập trung ở mặt trận Xô-Đức; có điều Tập đoàn quân Không quân số 4 đã không thể ngăn chặn nổi đà phát triển của không quân Xô Viết: đến đầu trận phản công Stalingrad, không quân Xô Viết đã áp đảo không quân Đức về số lượng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Các lực lượng máy bay ném bom tầm xa của không quân Xô Viết đã chịu nhiều thiệt hại suốt 18 tháng vừa qua, vì vậy họ chủ yếu chỉ thực hiện các đợt oanh tạc vào ban đêm. Tổng cộng Hồng quân đã thực hiện 11.317 đợt oanh kích (đêm) vào khu vực giữa Stalingrad và sông Don từ ngày 17 tháng 7 đến 19 tháng 11. Do ném vào ban đêm nên các đợt không kích này chủ yếu nhằm gây hoảng loạn chứ không đem lại thiệt hại gì nhiều cho quân Đức.
Tình thế của không quân Đức dần trở nên tồi tệ vào giữa tháng 11. Ngày 8 tháng 11 năm 1942, một lượng lớn máy bay Đức thuộc Tập đoàn quân Không quân số 4 bị điều tới Bắc Phi khi quân Anh-Mỹ đổ bộ lên Bắc Phi. Lúc này không quân Đức bị dàn quá mỏng trên toàn châu Âu và phải vất vả duy trì sức mạnh của họ ở khu vực phía nam của mặt trận Xô-Đức.
Trong khi đó, Hồng quân lại nhận được viện trợ của Hoa Kỳ theo chương trình Lend-Lease. Trong quý 4/1942, Hoa Kỳ đã viện trợ 6 vạn xe tải, 11 nghìn xe Jeep, 2 triệu đôi ủng, 5 vạn tấn thuốc nổ, 45 vạn tấn thép và 25 vạn tấn nhiên liệu dành cho hàng không. Tuy nhiên, do sự phá hoại của các tàu ngầm Đức (ví dụ như trong trận Convoy PQ-17), một phần lớn số hàng này đã làm mồi cho cá.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Cuối cùng, sau 3 tháng chiến đấu ác liệt, ngày 15 tháng 10 quân Đức đột phá được tới bờ sông Volga tại phía nam nhà máy Barrikada, chiếm đóng 90% thành phố và cắt lực lượng Hồng quân trong nội đô làm hai "cái túi" lớn. Lúc này, mùa đông của nước Nga đã làm dòng sông Volga đóng băng và ngăn cản việc tiếp vận đường thủy của Hồng quân, tuy nhiên ở đồi Mamayev Kurgan và trong các nhà máy ở phía bắc của thành phố, chiến sự vẫn diễn ra với cường độ và sự ác liệt không hề suy giảm. Những trận đánh tại Nhà máy thép Tháng Mười Đỏ, Nhà máy máy kéo Felix Dzerzhinsky, công xưởng vũ khí Barrikada trở nên lừng tiếng. Và việc tiến tới bờ sông Volga đã là nỗ lực cuối cùng của Đức: cũng chính vào lúc này sức mạnh tiến công của quân đội Đức đã cạn kiệt. Chiến sự đi vào ổn định, quân Đức đã đi quá xa nguồn tiếp ứng của mình và việc đánh nhau trong thành phố không phải là lợi thế của quân tấn công: quân Đức đã mất hết lợi thế hoả lực và tấn công cơ động. Tổng cộng tính từ tháng 7 đến tháng 11 năm 1942, tại các mặt trận sông Don, sông Volga và Stalingrad, quân Đức đã mất 60 vạn người, 1 nghìn xe tăng cùng nhiều trang thiết bị khác và lâm vào tình thế hết sức khó khăn.
Trong giai đoạn này, Stalingrad đã trở thành một "Verdun" của Chiến tranh thế giới thứ hai.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Chiến dịch phản công chiến lược Stalingrad
Nhận ra rằng quân Đức tỏ ra thiếu chuẩn bị để đối phó với một đợt phản công và phần lớn binh lực của họ thì đang nằm đâu đó tại phía nam của mặt trận, Bộ Tổng tư lệnh tối cao Stavka quyết định mở một số đợt phản công, trong đó có một chiến dịch nhằm thanh toán Tập đoàn quân số 6 đang nằm ở Stalingrad.
Đây là giai đoạn được đánh giá là then chốt về mặt chiến lược trong cuộc chiến, nó mở đầu cho giai đoạn thứ hai của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại (19 tháng 12 năm 1942 - 31 tháng 12 năm 1943) nói chung và của Chiến dịch mùa Đông 1942-1943 (19 tháng 11 năm 1942 - 3 tháng 3 năm 1943) nói riêng, lôi kéo sự tham gia của 15 Tập đoàn quân trên nhiều mặt trận cùng một lúc.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Chiến dịch Sao Thiên Vương (Uran)
Việc đánh chiếm thành phố vẫn tiếp tục cho đến ngày 18 tháng 11 nhưng không thành công trước sức kháng cự mạnh mẽ của Hồng quân. Mùa đông khắc nghiệt của nước Nga đã đến, quân Đức đã bị sa lầy - họ không thể chiếm thành phố mà mùa đông đã tới, với lại họ ở quá xa các lực lượng tiếp vận của mình. Tình hình quân Đức thực sự đã nguy ngập chí ít thì cũng báo hiệu cái gì đó như mùa đông năm 1941. Quân Đức và các chư hầu Ý, Hungary và Rumani - những lực lượng bảo vệ cạnh sườn của Tập đoàn quân số 6 đã liên tục yêu cầu tổng hành dinh tăng viện. Đoạn chiến tuyến dài 200 cây số ở phía bắc Stalingrad nằm giữa quân Ý và Voronezh - tức cạnh sườn bắc của Tập đoàn quân số 6 - được bảo vệ bởi Tập đoàn quân Hungary số 2; mà trang bị, tinh thần chiến đấu và khả năng chỉ huy của các sĩ quan quân chư hầu hoàn toàn kém hơn quân Đức. Việc này khiến chiến tuyến của quân phát xít trở nên rất mỏng và yếu tại khu vực này - có nơi một trung đội phải căng mình ra bảo vệ một chiến tuyến dài tới 1-2 cây số. Thêm vào đó, việc Hồng quân vẫn còn làm chủ một số bàn đạp trên bờ tây sông Volga - ngay tại khu vực này - tạo thành một mối đe dọa lớn cho quân phát xít. Tương tự, cạnh sườn phía nam của Tập đoàn quân số 6, ở Tây Nam Kotelnikovo chỉ do Quân đoàn số 7 (Rumani) và Sư đoàn bộ binh cơ giới số 16 (Đức) phòng ngự.
 

fallingwater

Xe tăng
Biển số
OF-147503
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
1,578
Động cơ
352,233 Mã lực
Xem phim “Enemy at the gate” cũng thấy phần nào sự khủng khiếp của trận này.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Tuy nhiên, Hitler lại quá quan tâm đến việc đánh chiếm Stalingrad nên phớt lờ yêu cầu củng cố các lực lượng cạnh sườn tại Stalingrad. Tổng tham mưu trưởng của quân đội Đức, Tướng Franz Halder bày tỏ lo ngại về mối quan tâm quá mức của Hitler về việc đánh chiếm thành phố và chỉ ra rằng nếu như cạnh sườn yếu kém của Tập đoàn quân số 6 không được củng cố thì quân Đức sẽ gặp thảm họa tại Stalingrad. Nhưng Hitler bảo Halder rằng Stalingrad sẽ bị đánh chiếm và cạnh sườn yếu kém của Tập đoàn quân số 6 sẽ được bảo vệ bởi "lửa nhiệt tình của chủ nghĩa quốc xã, rõ ràng đây là cái mà ta không thể trông chờ ở ông (Halder)" rồi thay ông bằng tướng Kurt Zeitzler vào giữa tháng 10. Mặt khác, Hitler tin rằng Hồng quân không còn đủ lực lượng để tung ra một đợt phản công đủ lớn để đảo ngược tình thế, khi mà ở quanh khu vực Stalingrad giờ đây đã tập trung hơn 1 triệu quân Đức và chư hầu.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Trong khi phía Đức đang sa lầy trong việc chiếm thành phố thì quân đội Xô Viết đã tập trung một lực lượng lớn sẵn sàng phản công.
Mùa thu năm 1942, hai Đại tướng của Hồng quân là Aleksandr Vasilyevsky và Georgy Zhukov - những người phụ trách việc hoạch định chiến lược cho khu vực Stalingrad - bắt đầu tập trung một lượng lớn binh lực ở khu vực thảo nguyên phía bắc và phía nam thành phố. Điểm yếu tại hai cạnh sườn của quân Đức đã được khai thác triệt để vì Hồng quân chủ trương công kích các đơn vị quân chư hầu yếu kém và né tránh quân Đức những khi có cơ hội - giống như những gì người Anh đã làm tại Bắc Phi. Kế hoạch phản công của Hồng quân là cố gắng kiềm chế và giữ chân lực lượng Đức ở chính diện trong thành phố trong khi đó mở các đòn vu hồi vào hai cánh của quân phát xít vốn đã bị kéo dài và được bố phòng yếu kém và sau cùng khóa chặt vòng vây đối với khối quân phát xít trong nội đô Stalingrad. Những nơi bị công kích có khoảng cách đủ xa so với nội đô Stalingrad để Tập đoàn quân số 6 của Đức đóng tại đây không có đủ thì giờ để điều quân đến ứng cứu. Kế hoạch phản công của Liên Xô sử dụng đến nhiều biện pháp đánh lừa đối phương mà rốt cục đã bao vây và tiêu diệt được Tập đoàn quân số 6 Đức cùng với nhiều lực lượng phát xít khác xung quanh thành phố, đã dẫn đến thất bại quy mô lớn thứ hai của Quân đội Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Trong quá trình chuẩn bị chiến dịch, Đại tướng Zhukov đã đích thân đến thị sát mặt trận - một điều hiếm thấy đối với các sĩ quan cao cấp như ông. Chiến dịch phản công mang mật danh "Sao Thiên Vương" (Уран) và được phát động đồng thời với Chiến dịch Sao Hỏa nhằm vào Cụm Tập đoàn quân Trung tâm.
Kế hoạch phản công của Hồng quân gần giống như những gì đã diễn ra tại bờ sông Halhin 3 năm về trước, lúc đó hai đòn đánh vu hồi liên tiếp của Zhukov đã bao vây Sư đoàn số 23 của phát xít Nhật và tiêu diệt chúng. Kế hoạch tấn công đã được Bộ tổng tư lệnh quân đội Xô Viết soạn thảo hết sức kỹ lưỡng, tính đến cả những kinh nghiệm xương máu của hơn một năm thất thế của quân đội Xô Viết. Dĩ nhiên, dấu ấn cá nhân của Đại tướng Zhukov và Vasilevsky rất lớn trong công việc này. Hai ông đã được phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô nhờ công lao này. Và lần này, cũng như mùa đông 1941 trong trận phản công tại Moscow, các lực lượng nòng cốt để phản công lại là các Sư đoàn mới tinh, trang bị tốt, giàu sức sống của các quân khu Siberia và Viễn Đông Nga được điều tới.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Trận phản công bắt đầu
Ngày 19 tháng 11 năm 1942 tại cánh bắc mặt trận Stalingrad, lúc 7h30 Chiến dịch Sao Thiên Vương chính thức mở màn, theo kiểu vận động kinh điển của trận Cannae. Phương diện quân Tây Nam của Tư lệnh Trung tướng N. F. Vatutin gồm các ba Tập đoàn quân với quân số nguyên vẹn (2, 5, 17), Tập đoàn quân xe tăng số 5, Tập đoàn quân cận vệ số 1 và Tập đoàn quân số 21 (tổng cộng gồm 18 Sư đoàn bộ binh, 8 lữ đoàn xe tăng, hai lữ đoàn bộ binh cơ giới, 6 Sư đoàn kỵ binh và 1 lữ đoàn pháo chống tăng từ bàn đạp Seraphimovich đánh vào sườn phía bắc của Tập đoàn quân số 6 Đức, mục tiêu là khu vực bố phòng của Tập đoàn quân Rumani số 3. Tổng binh lực Liên Xô được huy động cho chiến dịch phản công lên tới 1,1 triệu quân và 900 xe tăng, đối diện là lực lượng Đức và chư hầu với hơn 1 triệu quân.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Tuy tổng binh lực của hai bên xấp xỉ nhau, nhưng Hồng Quân có trong tay lợi thế lớn là yếu tố bất ngờ, cho phép họ tập trung binh lực áp đảo tại những mũi nhọn đột phá, trong khi quân Đức thì đang bị dàn mỏng. Quân Rumani đã nhận thấy những hành động chuẩn bị tấn công của Hồng quân và yêu cầu tăng viện nhưng bị từ chối. Bị dàn mỏng trên một chiến tuyến quá rộng, bị áp đảo về quân số cùng trang thiết bị, phòng tuyến của quân Rumani ngay lập tức bị cắt tan nát thành những mảnh vụn. Sau một ngày tấn công, Phương diện quân của Vatutin đã tiến sâu được 25–35 km. Ngày 20 tại cánh nam Stalingrad, Phương diện quân Stalingrad của Tư lệnh Thượng tướng A. I. Yeryomenko gồm Tập đoàn quân 51, 57 và 64 tấn công vào sườn phải Tập đoàn quân xe tăng số 4 Đức, mục tiêu là vị trí bố phòng của Tập đoàn quân Rumani số 4 tại khu vực hồ Shasha. Lực lượng Rumani tại đây - vốn chủ yếu là các đơn vị bộ binh - cũng nhanh chóng sụp đổ. Sau khi chọc thủng tuyến phòng ngự đối phương các đơn vị cơ động của hai Phương diện quân Xô Viết bằng hai mũi vu hồi, thọc sâu bằng xe tăng kết hợp cùng bộ binh cơ giới với tốc độ rất cao tiến tới hợp vây tại khu vực Kalach khoảng 30 km về phía tây Stalingrad.
Chỉ sau 3 đến 4 ngày tiến công, các lực lượng tiến công Xô viết đã gặp nhau tại Kalach và đã hợp vây hoàn toàn 22 Sư đoàn đối phương, một bộ phận của Tập đoàn quân xe tăng số 4 và toàn bộ Tập đoàn quân số 6 Đức. Tổng cộng khoảng 33 vạn quân Đức đã rơi vào vòng vây siết chặt. Về sau, toàn bộ cảnh này đã được phục dựng lại trong một bộ phim chiến tranh lừng tiếng của Liên Xô.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Liên Xô bao vây Tập đoàn quân số 6 và nỗ lực của Đức
Theo Manstein, khoảng 29 vạn quân Đức và chư hầu Rumani cùng với Trung đoàn bộ binh tăng viện Croatia số 369 và một số lực lượng bộ binh phụ trợ khác đã lọt trọn trong vòng vây. Trong "cái túi" (người Đức gọi là "cái vạc", tiếng Đức: Kessel) ở Stalingrad cũng có 1 vạn thường dân cùng với một số binh sĩ Xô Viết bị bắt làm tù binh. Có khoảng 5 vạn quân của Tập đoàn quân số 6 không nằm trong vòng vây. Hồng quân nhanh chóng dựng nên hai phòng tuyến xung quanh khối quân bị vây: một chiến lũy (circumvallation) hướng vào phía trong và một chiến hào bao vây (contravallation) hướng ra phía ngoài.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Tại một hội nghị ngay sau cuộc bao vây của Liên Xô, các lãnh đạo quân sự Đức đã thúc giục mở một cuộc phá vây tại Stalingrad để rút về một phòng tuyến mới trên bờ tây sông Don. Nhưng lúc đó Hitler đang ở tại khu nghỉ riêng của mình ở sườn núi Obersalzberg, thị trấn Berchtesgaden, Bavaria cùng Hermann Göring, người đứng đầu Không quân Đức. Khi được Hitler hỏi, Göring trả lời rằng Không quân Đức có thể tiếp tế cho Tập đoàn quân số 6 bằng một cầu hàng không. Điều này sẽ cho phép quân Đức trong thành phố tiếp tục chiến đấu trong khi một lực lượng giải cứu được thành lập. Một năm trước đó, một kế hoạch tương tự cũng đã được sử dụng thành công ở "cái túi" Demyansk, dù với một quy mô nhỏ hơn nhiều: chỉ có một Quân đoàn với 50 ngàn quân bị vây ở Demyansk, trong khi bị vây tại Stalingrad là cả một Tập đoàn quân với hơn 300 ngàn quân. Hơn nữa, lực lượng chiến đấu của Liên Xô đã tiến bộ rõ rệt cả về số lượng và chất lượng trong một năm qua.
Nhưng việc đề cập đến sự thành công của chiến dịch hỗ trợ hàng không tại Demyansk đã củng cố quan điểm riêng của Hitler, và vài ngày sau kế hoạch đã được Hermann Göring tán thành. Trước đó, ngày 30 tháng 9 năm 1942 ông ta đã tuyên bố tại Cung văn hóa thể thao Berlin rằng quân Đức sẽ không bao giờ rời bỏ thành phố.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Người đứng đầu tập đoàn không quân số 4 Đức, Thống chế Wolfram von Richthofen đã cố gắng ngăn quyết định này lại nhưng không thành công. Rõ ràng rằng việc tiếp viện cho "cái túi" bằng không quân là không thể được. Tập đoàn quân số 6 có quân số gấp đôi các Tập đoàn quân thông thường, thêm vào đó 1 Quân đoàn của Tập đoàn quân thiết giáp số 4 cũng đang bị vây. Khả năng vận chuyển của Không quân Đức sau trận Crete không hề được củng cố, và con số 117 tấn rưỡi họ có thể vận chuyển mỗi ngày sẽ là quá ít so với nhu cầu 800 tấn của lực lượng Đức đang bị vây. Bản thân Paulus thông báo qua điện đàm rằng số quân bị vây cần tới 750 tấn hàng tiếp viện mỗi ngày và khi Goring khoác lác về việc không quân Đức có thể vận chuyển đầy đủ quân nhu cho lực lượng bị vây, tướng Zeitzler đã vặn lại: "Ông có biết rằng số quân ở Stalingrad cần bao nhiêu quân nhu hàng ngày không ?... Bảy trăm tấn! Mỗi ngày!" Để bổ sung cho số lượng có hạn các máy bay vận tải Junkers Ju 52, các máy bay ném bom với các trang thiết bị không hề thích hợp đã được đem ra để làm nhiệm vụ vận tải, như những chiếc Heinkel He-117 (thật ra cũng có vài loại tỏ ra thích hợp hơn Ju 52, ví dụ như He-111). Nhưng Hitler đã ủng hộ kế hoạch của Goring và nhắc lại mệnh lệnh của mình rằng những Tập đoàn quân đang mắc kẹt không được phép đầu hàng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Với việc ra lệnh cho lực lượng bị bao vây không được phép đầu hàng hoặc phá vây, số phận quân Đức trong vòng vây trở nên nguy kịch, dù binh sĩ Đức có dũng cảm tới đâu thì cũng không thể tồn tại mà không cần tiếp tế lương thực, đạn dược. Nhiều tướng lĩnh Đức sau này đã chỉ trích quyết định của Hitler, coi đó là sự liều lĩnh đến điên rồ, không bao giờ chịu chấp nhận rút lui của ông ta. Tuy nhiên, quyết định của Hitler cũng một phần xuất phát từ sự toan tính chiến lược chứ không hẳn chỉ là liều lĩnh. Để bao vây quân Đức tại Stalingrad, Hồng quân cũng phải tập trung về đây 7 Tập đoàn quân với hơn 400.000 quân. Nếu quân Đức đầu hàng hoặc tháo lui sớm, Hồng quân sẽ rút lực lượng này tấn công về phía Đông nhằm chiếm Rostov, nếu họ thành công thì không chỉ Tập đoàn quân 6 mà cả Cụm Tập đoàn quân A và B của Đức (với hơn 500 ngàn quân) đang chiến đấu ở vùng Kavkaz cũng sẽ bị cắt đường tiếp tế và sẽ bị tiêu diệt, thất bại của Đức khi đó sẽ còn lớn hơn rất nhiều. Nói cách khác, Tập đoàn quân 6 phải chấp nhận hy sinh để các lực lượng khác của Đức có thời gian rút khỏi miền nam nước Nga càng nhanh càng tốt. Sau này, Thống chế Paulus (chỉ huy quân Đức ở Stalingrad) xác nhận Bộ chỉ huy tối cao Đức yêu cầu ông ta cố thủ để giữ chân các binh đoàn chủ lực Liên Xô xung quanh Stalingrad nhằm yểm hộ cho cuộc rút quân của Cụm Tập đoàn quân A khỏi khu vực Bắc Kavkaz, và "các tính toán chiến lược của quân đội Đức đòi hỏi phải làm như vậy".
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,512
Động cơ
1,140,076 Mã lực
Sự tiếp tế bằng không quân đã thất bại gần như ngay lập tức. Hỏa lực phòng không hạng nặng và các máy bay tiêm kích của Liên Xô đã khiến không quân Đức tổn thất nặng. 266 máy bay Junker Ju 52 đã bị phá hủy, tương đương 1/3 số chuyển vận cơ của Đức trên mặt trận Xô-Đức. Ngoài ra còn có 165 máy bay ném bom He-111 làm nhiệm vụ vận chuyển, 42 chiếc Junker Ju 86, 9 chiếc Fw 200, 5 chiếc He 177, 1 chiếc Ju 290 cùng gần 1.000 phi công nhiều kinh nghiệm. Bốn phi đội vận tải của Tập đoàn quân không quân số 4 (KGrzbV 700, KGrzbV 900, I./KGrzbV 1 and II./KGzbV 1) đã bị giải tán do không còn lực lượng. Thời tiết mùa đông và hỏng hóc kỹ thuật cũng làm giảm hiệu quả của cuộc tiếp tế. Không quân Đức chỉ có thể vận chuyển 94 tấn/ngày, thậm chí đã không thể đạt chỉ tiêu 117 tấn/ngày như thực lực hiện có của nó.
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
8,231
Động cơ
84,868 Mã lực
Cùng loạt bài
22/6/1941, bắt đầu Cuộc chiến tranh vệ quốc ở Liên Xô
Cuộc phong toả Leningrad (1941-1944)
Lvov (Ukraina) 1941-1945
Kharkov (1941-1945)
Trận Kursk tháng 7/1943
https://www.otofun.net/threads/tran-kursk-thang-7-1943.1907930/
Trận Stalingrad (từ 17/7/1942 đến 2/2/1943)
Stalingrad (1).jpg

Tháng 10 năm 1967, 24 năm sau ngày diễn ra trận đánh, tượng đài Mẹ Tổ quốc kêu gọi được dựng lên ngọn đồi Mamayev Kurgan, đỉnh cao của thành phố.
Stalingrad (5).jpg
Stalingrad (10).jpg
Stalingrad (2).jpg
Nhìn ảnh Bà mẹ tổ quốc này làm em nhớ năm 1985 được bà dì đ LIên Xô về cho một cái đồ chơi hình một ngôi nhà; nhìn có cái kính hội tụ đặt ở nóc; nhìn vào trong là thấy tượng bà mẹ tổ quốc to.
Trận Stalingrat này là bên phía Liên Xô bắt đầu kế hoạch phản công thì phải!
 

AMATAX

Xe điện
Biển số
OF-303978
Ngày cấp bằng
5/1/14
Số km
2,473
Động cơ
560,514 Mã lực
Nơi ở
Phải nói là ngoài khả năng kỹ chiến thuật, kinh nghiệm tác chiến ra thì tiềm lực ngành CN quốc phòng sản xuất vũ khí, trang bị, nhân lực của Liên Xô là trội hơn so với Đức và đồng minh. Tuy bị thiệt hại cực lớn nhưng LX đã nhanh chóng bổ sung lực lương của mình, với cuộc chiến tiêu hao thì bên nào có tiềm lực lớn hơn sẽ dần dần dành ưu thế.
 

pbinh979

Xe điện
Biển số
OF-82598
Ngày cấp bằng
12/1/11
Số km
2,059
Động cơ
433,660 Mã lực
đọc cuốn "Trận chiến Stalingrat" - mới thấy sự khốc liệt của nó và tình cảnh bi thảm của lính Đức khi bị bao vây mà ko có tiếp viện...
Thank cụ Ngao
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top