[TT Hữu ích] Trận Stalingrad (từ 17/7/1942 đến 2/2/1943)

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,635 Mã lực
Cùng loạt bài
22/6/1941, bắt đầu Cuộc chiến tranh vệ quốc ở Liên Xô
https://www.otofun.net/threads/otofun-22-6-1941-bat-dau-cuoc-chien-tranh-ve-quoc-o-lien-xo.1906590/
Cuộc phong toả Leningrad (1941-1944)
https://www.otofun.net/threads/cuoc-phong-toa-leningrad-1941-1944.1907440/
Lvov (Ukraina) 1941-1945
https://www.otofun.net/threads/lvov-ukraina-1941-1945.1907666/
Kharkov (1941-1945)
https://www.otofun.net/threads/kharkov-1941-1945.1907741/
Trận Kursk tháng 7/1943
https://www.otofun.net/threads/tran-kursk-thang-7-1943.1907930/
Trận Stalingrad (từ 17/7/1942 đến 2/2/1943)
https://www.otofun.net/threads/tran-stalingrad-tu-17-7-1942-den-2-2-1943.1910005/
Trận Khalkhyn Gol, từ tháng 5 đến tháng 8 năm 1939
https://www.otofun.net/threads/tran-khalkhyn-gol-tu-thang-5-den-thang-8-nam-1939.1911004/
Chiếm đóng các nước Baltic
https://www.otofun.net/threads/chiem-dong-cac-nuoc-baltic.1911113/#post-69728485
Căn cứ không quân hỗn hợp bí mật Xô-Mỹ ở Poltava (Ukraina) 1944-1945
https://www.otofun.net/threads/can-cu-khong-quan-hon-hop-bi-mat-xo-my-o-poltava-ukraina-1944-1945.1911269/

****
Stalingrad (1).jpg

Tháng 10 năm 1967, 24 năm sau ngày diễn ra trận đánh, tượng đài Mẹ Tổ quốc kêu gọi được dựng lên ngọn đồi Mamayev Kurgan, đỉnh cao của thành phố.
Stalingrad (5).jpg
Stalingrad (10).jpg
Stalingrad (2).jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Jôn sần

Xe lăn
Người OF
Biển số
OF-29999
Ngày cấp bằng
25/2/09
Số km
14,156
Động cơ
1,511,366 Mã lực
Em xin lót dép ngồi đọc bác Ngao nhé 8->
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,635 Mã lực
Trận Stalingrad, bắt đầu từ 17 tháng 7 năm 1942 và kết thúc hôm 2 tháng 2 năm 1943, là một trận đánh lớn diễn ra trong Chiến tranh Xô-Đức tại thành phố Stalingrad (nay là Volgograd) ở miền Tây Nam nước Nga. Trận đánh thường được đánh giá như một bước ngoặt quan trọng và bước đầu làm xoay chuyển cục diện trong chiến tranh thế giới thứ 2, thậm chí là một trong những bước ngoặt lớn nhất của nền quân sự thế giới trong thế kỷ XX. Đây cũng là trận đánh đẫm máu nhất trong lịch sử thế giới, với tổng số thương vong của hai bên lên đến 2,2 - 2,5 triệu quân.
Stalingrad 1942_7_24 (x1).jpg

Số binh sĩ tham gia trận đánh này nhiều hơn hẳn các chiến dịch lớn khác trong Thế chiến 2, và nó cũng nổi tiếng vì mức độ ác liệt, tổn thất cực lớn cũng như thương vong cao về dân thường. Việc quân Đức thất bại trong việc đánh chiếm Stalingrad và việc Hồng quân phản công bao vây tiêu diệt 33 vạn quân của Tập đoàn quân số 6 (Đức Quốc Xã) cùng với nhiều lực lượng khác của phe Trục xung quanh thành phố đã dẫn tới một trong những thất bại quan trọng nhất của phát xít Đức trong thế chiến thứ hai. Với chiến thắng bước ngoặt này, Hồng quân đã cầm chắc lợi thế của cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Song, đây không chỉ là một bước ngoặt quyết định và quan trọng nhất trong cuộc chiến tranh vệ quốc mà còn cả của Chiến tranh thế giới thứ hai vì nó cùng với các chiến thắng ở Tunisia đã mang lại lợi thế và củng cố niềm tin thắng lợi cho toàn khối Đồng Minh, và bắt đầu cho giai đoạn Hồng quân chủ động tổ chức phản công trên toàn mặt trận và đóng góp một phần đáng kể vào sự đầu hàng của phát xít Đức hai năm rưỡi sau đó.
 

Civic TN

Xe lăn
Biển số
OF-82890
Ngày cấp bằng
15/1/11
Số km
13,839
Động cơ
1,183,710 Mã lực
E xin chỗ đọc sử
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,635 Mã lực
Ban đầu:
Quân Đức và chư hầu

270.000 quân
3.000 pháo
500 xe tăng
600 máy bay, 1.600 tới giữa tháng 9

Hồng quân
187.000 quân
2.200 pháo
400 xe tăng
300 máy bay

Vào thời điểm Hồng quân phản công:

Đức và chư hầu

- 1.040.000 quân
- 500 xe tăng
- 10.250 pháo
732 máy bay

Hồng quân
- 1.143.000 quân
- 894 xe tăng và pháo tự hành
- 13.451 pháo
- 1.115 máy bay

Thương vong và tổn thất của Quân Đức và chư hầu

- từ 147.200-150.000 chết trên tổng số 285.000 chết, bị bắt, mất tích hoặc bị thương trong khu vực nội đô Stalingrad.
Cộng thêm 300.000 thương vong khác cho các Cụm Tập đoàn quân A, B và Sông Don
Tổng cộng 585.000 thương vong
Quân Ý, Hungary, Rumani và Hiwi: 466.000 thương vong
Tổng cộng khoảng 1,1 triệu đến 1,5 triệu thương vong
Thiệt hại về trang bị:
- hơn 1.000 máy bay, 1.500 xe tăng, 6.000 đại bác bị phá hủy
- hơn 167.000 súng các loại, 5.762 đại bác, 1.312 súng cối, 1.666 xe tăng, 261 xe thiết giáp, 744 máy bay, 80.438 xe tải, 10.679 xe môtô, 811 xe kéo, 3 tàu hỏa bọc thép bị Liên Xô thu giữ

Thương vong và tổn thất của Hồng quân
478.741 chết
650.878 bị thương hoặc ốm
4.341 xe tăng bị phá hủy hoặc hư hại
15.728 đại bác và súng cối
2.769 máy bay chiến đấu
Tổng: 1.129.619 (bao gồm 950.000 thương vong trong chiến đấu)
Ngoài ra có hơn 40.000 dân thường chết
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,635 Mã lực
Trong thời gian bị vây hãm cuối chiến dịch, có khoảng 10 nghìn thương binh Đức được di tản khỏi trận địa bằng máy bay, khoảng 180 ngàn lính chết tại trận, 91 nghìn bị bắt làm tù binh. Trong số 91 nghìn tù binh, có 27 nghìn chết trong tuần đầu tiên và chỉ có 5 nghìn sống sót trở về Đức trong năm 1955. Tính ra trong số 91 nghìn tù binh chỉ còn khoảng 6% sống sót. Nếu không kể 5 nghìn người được di tản bằng đường hàng không, trong số 28,5 vạn quân bị hợp vây chỉ có khoảng 2% còn sống sót. Ngoài 91.000 tù binh bị bắt ở nội đô Stalingrad, Hồng quân còn bắt được hàng chục ngàn tù binh ở các khu vực lân cận, tổng cộng quân đội Xô viết đã bắt được 151.246 tù binh trong chiến dịch phản công thắng lợi. Tổng cộng toàn chiến dịch, Liên Xô bắt được 235.000 tù binh đối phương.
Trong khi đó, trong hồi ký Nhớ lại và suy nghĩ của mình, Nguyên soái Liên Xô G.K.Zhukov đưa ra con số tổn thất của quân Đức trong cả Mặt trận Volga (bao gồm Stalingrad và các vùng phụ cận) là gần 1,5 triệu người, khoảng 3.500 xe tăng và pháo tiến công, 12.000 khẩu đại bác và cối, gần 3.000 máy bay, một số lớn khí tài quân sự. Báo Nước Nga ngày nay cũng đưa ra con số 1,5 triệu người chết, bị thương và bị bắt trên toàn khu vực Stalingrad.
Còn Hồng quân tuy chiến thắng nhưng cũng chịu thiệt hại tới 1,1 triệu người. Một nguồn khác cho con số tương tự 1.129.169 thương vong trong đó 478.741 chết/mất tích và 650.878 bị thương hoặc bị ốm. Trong số đó, thương vong trong giai đoạn phòng ngự ở nội đô Stalingrad là 75 vạn người, thương vong trong giai đoạn phản công quân Đức là 37 vạn người. Có 278 binh sĩ Liên Xô bị bắn hạ vì tội đào ngũ khi quân thù tấn công. Thiệt hại về thường dân là 4 vạn người chết trong nội đô Stalingrad do các cuộc không kích của Đức, khi Tập đoàn quân thiết giáp số 4 và Tập đoàn quân số 6 tiến vào thành phố. Số dân thường bỏ mạng ngoài thành phố không được thống kê.
Tính chung thiệt hại của cả hai bên từ 2 đến 2,5 triệu người, khiến Trận Stalingrad trở thành trận đánh đẫm máu nhất trong lịch sử thế giới.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,635 Mã lực
Đợt tấn công Stalingrad của phát xít Đức tiến triển nhanh vào giai đoạn tháng 7 năm 1942 dưới sự hỗ trợ mạnh mẽ của không quân Đức, những trận oanh tạc của lực lượng này đã biến phần lớn thành phố trở thành đống gạch vụn. Tuy nhiên quân Đức nhanh chóng bị sa lầy trong những trận đánh đẫm máu trên đường phố và trong từng căn nhà; và mặc dù đã kiểm soát 90% thành phố nhưng quân Đức đã hoàn toàn thất bại trong việc triệt tiêu những ổ đề kháng cuối cùng của Hồng quân vốn bám trụ một cách vững chắc và kiên cường bên bờ Tây sông Volga, trong lúc đó thì thời tiết khắc nghiệt của mùa đông nước Nga đang đến gần. Cho đến nay, vẫn chưa nhà sử học nào có thể lý giải tại sao Adolf Hitler - một nhà cầm quân đại tài lại có một quyết định nóng vội như vậy.
Ngày 19 tháng 11 năm 1942, Hồng quân mở chiến dịch Sao Thiên Vương, một đợt tấn công vu hồi gồm hai gọng kìm đánh vào cạnh sườn của Tập đoàn quân số 6 (Đức Quốc xã) đóng tại Stalingrad. Đòn tấn công này đã hoàn toàn thay đổi cục diện của trận đánh: cạnh sườn yếu kém của quân Đức nhanh chóng sụp đổ tan tành và 33 vạn quân của Tập đoàn quân số 6 bị bao vây trong nội thành Stalingrad.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,635 Mã lực
Khi mùa đông đến, cái đói, cái lạnh khủng khiếp và những đợt tấn công liên tục của Hồng quân đã làm suy kiệt nhanh chóng lực lượng Đức, tuy nhiên mệnh lệnh không được đầu hàng của Hitler do niềm tin vào "sức mạnh ý chí", vấn đề danh dự nước Đức cùng các tính toán chiến lược khác đã buộc họ phải tiếp tục cố bám trụ mà không được tự ý phá vây.
Vào tháng 12 năm 1942, phát xít Đức mở Chiến dịch Bão Mùa đông nhằm giải cứu đội quân bị vây nhưng thất bại, và theo sau đó là toàn bộ hệ thống tiếp vận cho khối quân bị vây cũng sụp đổ theo.
Đầu tháng 2 năm 1943, sức kháng cự của khối quân này hoàn toàn bị dập tắt, và Tập đoàn quân số 6 bị tiêu diệt hoàn toàn vào ngày 2 tháng 2 năm 1943. Đối với nước Đức thất thế, trận thua này là tin xấu nhất của họ, và sau thất bại này họ sẽ còn thua trận Kursk với tầm quan trọng chẳng kém. Về phần mình, Hồng quân đã phải chịu tổn thất rất lớn lao trong chiến thắng quyết định này.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,635 Mã lực
Bối cảnh
Ngày 6 tháng 12 năm 1941, sau khi chặn đứng đà tiến công của phát xít Đức vào thủ đô Moscow, Hồng quân mở đợt phản công nhằm vào các lực lượng của quân đội phát xít Đức đang công kích thành phố và đã đánh họ bật ra khỏi ngoại vi Moscow.
Tuy nhiên đến mùa xuân năm 1942, cơ bản quân Đức chặn được đà phản công của Hồng quân và ổn định mặt trận tại phòng tuyến mới kéo dài từ Leningrad ở phía bắc đến thành phố Rostov ở phía nam. Có một số điểm lồi trên mặt trận được hình thành do các đợt phản công của quân Đức, chủ yếu ở Tây Bắc của Moscow và phía nam của Kharkov, tuy nhiên các vị trí này không đe dọa nhiều đến quân Đức. Ở phía nam, phát xít Đức đã kiểm soát phần lớn lãnh thổ Ukraina và bán đảo Krym mặc dù lúc này Sevastopol và một phần bán đảo Kerch vẫn nằm trong tay Hồng quân.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,635 Mã lực
Lúc này Bộ chỉ huy Đức, đứng đầu là Adolf Hitler, nhận thấy rằng không thể đánh thắng Liên Xô bằng một cuộc chiến tranh chớp nhoáng. Để đánh thắng phía Đức phải tính đến cách đánh tiêu hao: trước tiên phải thủ tiêu các nguồn lực vật chất để Liên Xô suy kiệt trước khi bị đánh bại hoàn toàn.
Chiến cuộc mùa hè năm 1942 diễn ra với ý tưởng chỉ đạo chiến lược như vậy và với mục tiêu chiếm những nguồn cung cấp chiến lược quan trọng hàng đầu của Liên Xô: lúa mì, các nguyên liệu công nghiệp sống còn là điện, than, và đặc biệt là dầu mỏ. Tất cả những thứ đó đều nằm ở phía nam nước Nga, ở dãy núi Kavkaz và Baku - trung tâm công nghiệp khai thác dầu mỏ lớn nhất của Liên Xô - và đó là những mục tiêu tối thượng của chiến dịch.
 

CCB

Xe tăng
Biển số
OF-857747
Ngày cấp bằng
22/4/24
Số km
1,469
Động cơ
34,006 Mã lực
Trận Stalingrad, bắt đầu từ 17 tháng 7 năm 1942 và kết thúc hôm 2 tháng 2 năm 1943, là một trận đánh lớn diễn ra trong Chiến tranh Xô-Đức tại thành phố Stalingrad (nay là Volgograd) ở miền Tây Nam nước Nga. Trận đánh thường được đánh giá như một bước ngoặt quan trọng và bước đầu làm xoay chuyển cục diện trong chiến tranh thế giới thứ 2, thậm chí là một trong những bước ngoặt lớn nhất của nền quân sự thế giới trong thế kỷ XX. Đây cũng là trận đánh đẫm máu nhất trong lịch sử thế giới, với tổng số thương vong của hai bên lên đến 2,2 - 2,5 triệu quân.
Stalingrad 1942_7_24 (x1).jpg

Số binh sĩ tham gia trận đánh này nhiều hơn hẳn các chiến dịch lớn khác trong Thế chiến 2, và nó cũng nổi tiếng vì mức độ ác liệt, tổn thất cực lớn cũng như thương vong cao về dân thường. Việc quân Đức thất bại trong việc đánh chiếm Stalingrad và việc Hồng quân phản công bao vây tiêu diệt 33 vạn quân của Tập đoàn quân số 6 (Đức Quốc Xã) cùng với nhiều lực lượng khác của phe Trục xung quanh thành phố đã dẫn tới một trong những thất bại quan trọng nhất của phát xít Đức trong thế chiến thứ hai. Với chiến thắng bước ngoặt này, Hồng quân đã cầm chắc lợi thế của cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Song, đây không chỉ là một bước ngoặt quyết định và quan trọng nhất trong cuộc chiến tranh vệ quốc mà còn cả của Chiến tranh thế giới thứ hai vì nó cùng với các chiến thắng ở Tunisia đã mang lại lợi thế và củng cố niềm tin thắng lợi cho toàn khối Đồng Minh, và bắt đầu cho giai đoạn Hồng quân chủ động tổ chức phản công trên toàn mặt trận và đóng góp một phần đáng kể vào sự đầu hàng của phát xít Đức hai năm rưỡi sau đó.
Em lót dép hóng tài liệu lịch sử của cụ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,635 Mã lực
Vai trò của Stalingrad
Việc chiếm được thành phố này có tầm quan trọng rất lớn đối với Hitler và cả Mussolini vì hai lý do chính. Thứ nhất, đây là một thành phố công nghiệp lớn nằm trên sông Volga, con đường giao thông vận tải mang tầm quan trọng chiến lược nối liền Biển Caspi và miền Bắc nước Nga. Sự quan trọng của nó đã được chính Adolf Hitler đã phải nói rằng "Nếu tôi không chiếm được các mỏ dầu tại Maikop và Grozny thì tôi đành phải kết thúc cuộc chiến này". Vì vậy việc để mất Stalingrad vào tay phát xít Đức sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận chuyển hàng hóa đến phía bắc của đất nước cũng như tạo cho quân Đức một chỗ trú chân qua mùa đông. Thứ hai, việc đánh chiếm Stalingrad sẽ củng cố sườn phía Đông của quân Đức vốn đang tiến nhanh về vựa dầu tại vùng Kavkaz với mục tiêu cắt đứt nguồn cung ứng dầu hỏa cho Hồng quân. Thêm nữa, thành phố này mang tên của lãnh tụ I. V. Stalin, việc đánh chiếm thành phố này cũng sẽ là một thắng lợi quan trọng về mặt tinh thần và tư tưởng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,635 Mã lực
Hồng quân nhận ra rằng họ đang chịu một sức ép nghiêm trọng về thời gian và nhân lực, vật lực, vì vậy tất cả những ai có thể cầm súng chiến đấu đều được điều về bảo vệ Stalingrad. Vào thời kỳ này của chiến tranh, khả năng tác chiến cơ động cao của Hồng quân vẫn còn kém hơn so với phát xít Đức, tuy nhiên việc chiến đấu trong thành phố đã giúp giảm thiểu những thiệt thòi của Hồng quân vì nơi đây là địa bàn của việc giao tranh bằng vũ khí cầm tay của bộ binh chiếm ưu thế chứ không phải là nơi dành cho việc giao chiến giữa các lực lượng tăng thiết giáp.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,635 Mã lực
Chiến dịch Blau
Cụm Tập đoàn quân Nam là lực lượng được chọn để mở mũi công kích hướng về những thảo nguyên miền Nam nước Nga sau đó tiến về khu vực Kavkaz để đánh chiếm những vựa dầu lớn của Liên Xô tại đây. Chiến dịch tấn công mùa hè nhằm vào miền Tây Nam Liên Xô mang mật danh Fall Blau ("Chiến dịch Blau"). Lực lượng thực thi chiến dịch này bao gồm các Tập đoàn quân số 6, số 17, Tập đoàn quân thiết giáp số 4 và số 1. Cụm Tập đoàn quân Nam đã chiếm đóng phần lớn lãnh thổ Ukraina ngay từ năm 1941. Tập trung chủ yếu ở miền Đông Ukraina, đây là lực lượng sẽ đảm nhiệm vai trò mở mũi tấn công vào các thảo nguyên Tây Nam nước Nga.
Tuy nhiên Hitler lại can thiệp vào kế hoạch hành quân, ông ta chia Cụm Tập đoàn quân Nam thành hai phần:
- Cụm Tập đoàn quân A và Cụm Tập đoàn quân B. Cụm A, do Siegmund Wilhelm List chỉ huy, sẽ tiến công vào khu vực Kavkaz đúng như kế hoạch ban đầu cùng với các Tập đoàn quân số 11, 17, Tập đoàn quân thiết giáp số 1, số 4 và Tập đoàn quân số 8 của Ý.
- Cụm B, bao gồm các Tập đoàn quân số 6 (Friedrich Paulus chỉ huy) và số 2 của Đức, số 2 của Hungary, số 8 của Ý (điều từ cụm A qua vào giữa tháng 9), Tập đoàn quân thiết giáp số 4 của Hermann Hoth, có nhiệm vụ tiến về phía Đông đến sông Volga-dải phân cách của vùng an toàn của các nhà máy cùng các cơ sở quan trọng của Hồng quân cùng với thành phố Stalingrad. Chỉ huy của nhóm B là Thống chế Fedor von Bock, về sau được thay bằng Đại tướng Maximilian von Weichs.
Cả hai cụm đều được yểm trợ bằng tập đoàn không quân số 4 của Thống chế không quân Wolfram von Richthofen. Hitler đã vi phạm nguyên tắc tối kỵ trong nghệ thuật chiến tranh là nguyên tắc tập trung binh lực: quân Đức tiến công đồng thời theo hai hướng ngày càng xa rời nhau, đây là tiền đề cho việc bị Liên Xô bao vây tiêu diệt về sau. Ông đã bỏ qua sự cảnh báo của các tướng lĩnh có kinh nghiệm về việc này.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,635 Mã lực
Đồng thời, trong việc lập kế hoạch chiến cuộc hè 1942, Bộ Tư lệnh Tối cao của Đức đã phạm sai lầm nghiêm trọng do đánh giá quá thấp đối thủ và quá cao chính mình. Người Đức tỏ ra rất tự tin về việc chế ngự được Hồng quân vì bây giờ mùa đông khắc nghiệt của nước Nga không còn ảnh hưởng nhiều đến sức chiến đấu của họ nữa. Thật ra thì họ có lý khi tin như thế: dù Cụm Tập đoàn quân Trung tâm Đức (Heeresgruppe Mitte) phải chịu nhiều thiệt hại nặng nề, 65% quân số của họ đã không phải tham gia vào những trận chiến mùa đông khắc nghiệt, họ đã được nghỉ ngơi và được tái trang bị; còn các cụm Tập đoàn quân Bắc và Nam cũng không phải chịu áp lực nào đặc biệt nghiêm trọng trong mùa đông vừa qua.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,635 Mã lực
Kế hoạch tác chiến của Chiến dịch Blau đã được soạn thảo từ cuối tháng 5 năm 1942. Tuy nhiên, một phần lực lượng Đức và Rumani đáng lẽ phải tham gia chiến dịch Blau thì hiện đang kẹt cứng tại Sevastopol. Đức đã không thể chiếm được thành phố này cho đến tận tháng 6, và điều này đã làm trì hoãn việc thực thi kế hoạch Blau mấy lần. Tuy nhiên trong thời gian trì hoãn đó, Đức cũng tiến hành một đợt phản kích nhằm thanh toán một "điểm lồi" của Hồng quân tại Kharkov và hợp vây một khối lớn quân Liên Xô tại đây.
Cuối cùng thì chiến dịch Blau cũng chính thức mở màn vào ngày 28 tháng 6 năm 1942 khi các lực lượng của Cụm Tập đoàn quân Nam tấn công vào miền Nam Nga. Khởi đầu của chiến dịch diễn ra rất thuận lợi cho quân Đức. Các lực lượng Hồng quân gần như không có bất cứ hành động kháng cự quyết liệt nào trên những vùng thảo nguyên trống trải, thay vào đó họ nhanh chóng tháo lui về phía Đông. Thật ra Hồng quân đã vài lần cố gắng thành lập một phòng tuyến để ngăn đà tiến công của quân Đức, tuy nhiên tất cả đều thất bại bởi các đòn đánh bọc sườn của quân Đức. Quân Đức đã hai lần hợp vây và tiêu diệt hai khối lớn quân Liên Xô: một lần ở Tây Bắc Kharkov vào ngày 2 tháng 7 và lần thứ hai ở khu vực gần Millerovo thuộc tỉnh Rostov một tuần sau đó. Cùng lúc ấy, Tập đoàn quân số 2 (Hungary) và Tập đoàn quân xe tăng số 4 (Đức) đánh tan quân Liên Xô tại Voronezh, và chiếm thành phố này vào ngày 5 tháng 7. Quân Đức đã đánh tan phòng tuyến Sông Don của Hồng quân, đã tiến đến bờ sông Don, loại bỏ được mối nguy hiểm bị Hồng quân đánh vào sườn từ bàn đạp này.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,635 Mã lực
Những thành công ban đầu của Tập đoàn quân số 6 ấn tượng đến mức Hitler lại can thiệp vào kế hoạch và điều Tập đoàn quân Thiết giáp số 4 nhập vào phần A của Cụm Tập đoàn quân Nam. Tuy nhiên, hệ thống đường giao thông trong khu vực không đủ cho cả Tập đoàn quân thiết giáp số 4 và Tập đoàn quân số 6, vì vậy quyết định này đã khiến quân Đức kẹt cứng trên các con đường; họ phải chật vật giải quyết mớ hỗn độn của hàng nghìn chiếc xe cơ giới đang làm tắc nghẽn các tuyến giao thông. Điều này khiến tiến độ hành quân bị chậm lại đến cả tuần và thế là Hitler lại lật đật điều Tập đoàn quân thiết giáp số 4 về vị trí cũ.

Dẫu sao đến cuối tháng 7/1942, Đức đã dồn Hồng quân về bờ bên kia của sông Don. Ở tại khu vực này thì sông Don và sông Volga chỉ cách nhau có 40 cây số, và quân Đức bắt đầu bố trí các kho tàng của họ ở bên bờ Tây sông Don, những kho tàng này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp liệu cho quân Đức ở giai đoạn sau của chiến dịch. Lúc này, Đức cũng bắt đầu bố trí các lực lượng của các quốc gia chư hầu như Ý, Hungary và Rumani để bảo vệ khu vực cánh trái (ở phía bắc) của quân Đức. Quân đội phát xít Ý thường không được ghi nhận về tinh thần chiến đấu, dù vẫn nhiều lần được biểu dương trong các thông cáo chính thức của Đức. Họ không được quân Đức xem trọng và thường bị chỉ trích vì sự hèn nhát và tinh thần kém: thật ra thì khả năng chiến đấu kém của quân Ý chủ yếu là do trang bị vũ khí hết sức nghèo nàn và lạc hậu cùng với những chiến thuật cổ lỗ sĩ do các tướng lĩnh Ý sử dụng, vì vậy quân Ý thường xuyên nhận được lệnh phải rút lui hay tháo chạy. Tuy nhiên người Ý cũng có dịp thể hiện khả năng tác chiến tốt như trong trận Nikolayevka. Lúc này Tập đoàn quân số 6 của Đức chỉ còn cách Stalingrad có vài chục cây số; còn Tập đoàn quân thiết giáp số 4 - lúc này đang ở phía nam - liền chuyển hướng quay lên phía bắc để hỗ trợ cho Tập đoàn quân số 6.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,635 Mã lực
Ở phía nam, Cụm Tập đoàn quân A đã tiến sâu vào khu vực Kavkaz nhưng đà tiến quân của họ bị chậm lại nhanh chóng do các tuyến hậu cần và tiếp vận đã kéo quá dài. Hai Tập đoàn quân Đức tại đây nằm ở vị trí quá xa nhau và vì vậy chúng khó có thể ứng cứu nhau kịp thời. Chiến dịch Kavkaz của Đức đã diễn ra không suôn sẻ. Rõ ràng Bộ tổng chỉ huy quân đội Đức đã đánh giá sai về tình hình của quân mình và của đối phương; họ cũng không thấy hết những khó khăn của việc tác chiến vùng núi - nơi chỉ một lượng nhỏ quân phòng thủ có thể chống lại rất đông quân tấn công và các lực lượng cơ động của Đức không thể phát huy hết tác dụng. Quân Đức, sau những thắng lợi ban đầu tại vùng đồng bằng, khi bắt đầu tiếp cận dãy núi lớn Kavkaz đã mất đà tiến công, dần dần bế tắc trên hướng chính và bị chặn lại tại tuyến sông Terech và các đèo ngang của dãy Kavkaz.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,635 Mã lực
Ngược lại, tại hướng tấn công thứ yếu của cụm quân B thì tình hình lại rất thuận lợi cho quân Đức, như đã nói ở trên. Trên địa hình đồng bằng quân Đức rất giỏi trong tiến công cơ động. Dường như không gì cản nổi cuộc tiến công của phía Đức về phía sông Volga. Bộ chỉ huy Đức liền chuyển hướng tiến công, lấy cụm B làm hướng tấn công chính và điều các đơn vị từ cụm A sang để phát triển thành quả tiến công. Mục tiêu chính bây giờ là thành phố Stalingrad trên sông Volga.
Bộ chỉ huy Đức nhận thấy chỉ riêng Tập đoàn quân Paulus chưa đủ sức để chiếm Stalingrad nên ngày 31 tháng 7 năm 1942 Hitler ra lệnh điều Tập đoàn quân xe tăng số 4 từ cụm Tập đoàn quân A sang cho cụm B để tăng cường tấn công Stalingrad và từ 2 tháng 8 Tập đoàn quân xe tăng này bắt đầu tấn công phía tây nam thành phố. Từ nay trọng tâm chú ý của Bộ chỉ huy Đức dồn chủ yếu cho chiến trường Stalingrad. Càng ngày Stalingrad càng thu hút nhiều binh lực của Đức từ các chiến trường khác: từ chỗ ban đầu chỉ có 13 Sư đoàn với khoảng 27 vạn quân, đến cuối tháng 9 năm 1942 tại hướng Stalingrad đã có 80 Sư đoàn quân Đức và đồng minh Hungary, Ý và Rumani, chiếm tỷ trọng rất lớn trên toàn chiến tuyến Xô - Đức. Phía Đức có 1.260 xe tăng, 17.000 pháo và cối, 1.640 máy bay.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,312
Động cơ
1,136,635 Mã lực
Theo kế hoạch tấn công của phía Đức, Tập đoàn quân số 6 tấn công tại mặt bắc và tây bắc Stalingrad và Tập đoàn quân xe tăng số 4 tại phía nam và tây nam. Sau khi đột phá đến bờ sông Volga hai cánh quân này sẽ đánh dọc theo bờ sông tiến ngược chiều nhau và hợp vây quân đội Xô Viết phòng thủ thành phố.
Lúc này ý đồ của Đức đã quá rõ ràng, và Hồng quân bắt đầu xúc tiến việc phòng thủ thành phố Stalingrad. Họ đã đưa các lực lượng dự bị chiến lược là Tập đoàn quân 62, 63, 64, Tập đoàn quân cận vệ số 1 và các Tập đoàn quân xe tăng số 1 và số 4 và rất nhiều các đơn vị khác. Nơi đây thành khu vực tập trung binh lực lớn nhất của cả hai bên trận đánh có quy mô vượt cả trận Moscow năm 1941.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top