Tên này thành tựu vượt xa Nhạc Phi. Nhưng những tên e thích đều có những điểm thú vị. Tỷ như Bạch Khởi sát tính mạnh nhất, hay Hàn Tín là tướng đánh cả thiên hạ chưa một lần thất bại.
Còn đế thì em chỉ thích Thiên cổ đệ nhất đế Tần Thủy Hoàng
Quan điểm cá nhân về vị vua nào đáng ngưỡng mộ nhất thì mình nghĩ là mỗi người sẽ có một tiêu chí, quan điểm riêng nên cách đánh giá cũng khác nhau. Quan điểm mình thì mình xét về 01 con người, đặc biệt là vua chúa thì cần có tài và đức, nên mình nói là ngưỡng mộ Hán Thế Tổ Quang Vũ Lưu Tú nhất - vua khai quốc của Đông Hán
Có lẽ vì ông thường được chỉ xem là Chúa Trung Hưng nhà Hán chứ không phải là người sáng lập ra một triều đại riêng biệt nên không gây ấn tượng mạnh mẽ như các vị vua sáng lập triều đại khác (ngay cả đối với các sử gia TQ mặc dù là đánh giá cao về ông)
Quân sự
Ông đạt thành tựu cũng khá sớm nữa, năm 25t ông mới theo anh là Lưu Diễn khởi nghĩa, đến năm ngoài 30t đã lên ngôi Đế và trong vòng 15 năm ở ngôi đã đánh bại các đối thủ, thống nhất được toàn bộ TQ. Điều mà các vị vua sáng lập khác sau này chưa bì kịp về thành tích này. Và ông cũng là một trong những ông vua có thời gian tại vị lâu trong lịch sử TQ.
Đích thân cầm quân, đánh dẹp từ nam đến bắc, khôi phục lại nhà Hán, hiếm có vị vua nào trong lịch sử Trung quốc có khả năng này, vì đa phần các vua khác đều phải dựa hẳn vào một hay vài vị tướng có chiến lược quân sự giỏi đặc biệt mới chiến thắng đối thủ
Nhưng với Hán Quang Vũ thì bản thân ông đã là một nhà chiến lược quân sự giỏi, có tài trị quân, nếu đọc kỹ quá trình ông quang phục nhà Hán, đánh bại các đối thủ khác thì sẽ thấy chính ông là người từ xa điều binh, sai khiển các tướng tác chiến nhiều mặt trận cùng lúc, ông hiểu rõ từng đối thủ, cần tướng nào ứng chiến, vào thời điểm nào thì tấn công; nhìn chung các tướng dưới tay của ông không có ai có tài quân sự quá đặc biệt: Đặng Vũ, Phùng Dị, Ngô Hán, Mã Vũ, Khấu Tuân, Mã Viện, Cảnh Yểm, Chu Hựu... đều ở mức tương đối. Ông không phụ thuộc quá nhiều vào họ như các ông vua khác.
Điển hình là trận Côn Dương, Lưu Tú chỉ huy chỉ với 1 vạn quân nhưng đả đánh tan tác 42 vạn quân nhà Tân của Vương Mãng, trận đánh khiến quân chủ lực nhà Tân tan rã, không còn khả năng chiến đấu và nhà Tân sụp đổ vào cuối năm đó.
Chính trị
Ông thực hiện chính sách "nhu đạo" người ngoài nhìn vào thì ông có vẻ “nhu nhược” với Hung Nô và Tây Vực. Vì ông không muốn nhọc sức dân sau 01 khoảng thời gian chiến loạn nên ông không muốn duy trì việc võ nghiệp. Không có nhiều vua nào có suy nghĩ cho dân chúng như ông. Đa phần các vua khác nếu thấy mình có khả năng đều muốn bành trướng sức ảnh hưởng của mình, thể hiện mình chẳng cần biết sẽ tổn hại đến sức dân, tài lực quốc gia ra sao. Nếu như bạn là con dân của một ông vua hiếu chiến chắc hẳn bạn sẽ thích khi mình có khi phải buộc tham gia cuộc chiến đó?
Tuy ông thực hiện "nhu đạo" nhưng ở thời kỳ của ông trị vì chưa từng để bị dân tộc nào ức hiếp được ông, các nước ngoài trung nguyên điều xưng thần với ông.
Thành tựu của ông đả tạo ra giai đoạn thịnh trị của nhà Hán mà lịch sử gọi là " “Minh Chương chi trị” "
Đức độ
Về đức độ của Hán Quang Vũ, có thể xem cách ông đối xử với công thần ở thời bình và quân địch về hàng, chưa thấy sử gia nào phê phán ông về khoản này; ngay cả Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận sau này còn phải học theo ông
Quân Xích Mi đánh bại quân của ông nhiều lần, khi họ thua, ông vẫn cho hàng và ưu đãi họ.
Ông đều ban lộc hậu và phong tước hầu cho công thần, luôn luôn nhắc nhở họ giữ gìn. Với các công thần, tướng lĩnh đặc biệt, ông kết thông gia với họ để điều chỉnh mối quan hệ với họ.Khai quốc công thần Lưu Long vi phạm việc đo điền, nhưng ông niệm tình là công thần nên chỉ phế thứ dân không xử tội chết; sau đó vẫn tạo cơ hội lập công phục chức, sau này vẫn cho làm đến chức Đại Tư Mã.
Gia đình
Cậu của Quách hoàng hậu tạo phản, Quách hậu bị phế, nhưng may mắn bà không phải chịu số phận bị giam cầm trong lãnh cung giống như các Hoàng hậu bị phế truất khác trong lịch sử, mà vẫn được sống sung sướng suốt cuộc đời
Sao khi bị phế quách hậu vẫn được phong làm Trung Sơn Vương thái hậu (một chức danh mà từ trước đến sau này, không vua nào áp dụng khi mình vẫn còn tại vị), tiếp tục ban của cải, chức tước cho dòng họ Quách thị, hầu tước danh dự cho cha mẹ Quách thị sau khi mất… Rõ ràng bà là phế hậu duy nhất trong lịch sử TQ mà không bị giam cầm hoặc bị giết mà còn hưởng nhiều ân sủng như vậy.
..................