[TT Hữu ích] Trận Kursk tháng 7/1943

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Kết quả của trận Kursk đã được Nguyên soái Georgi Konstantinovich Zhukov ghi lại trong hồi ký Nhớ lại và Suy nghĩ của mình:
“Sau 50 ngày đêm đã diễn ra cuộc chiến đấu vĩ đại nhất của quân ta với quân phát-xít Đức. Nó kết thúc bằng thắng lợi của Quân đội Xô-viết đánh tan 30 sư đoàn Đức tinh nhuệ, trong đó có 7 sư đoàn tăng. Trên phần nửa quân số của mấy chục sư đoàn này đã bị tiêu diệt.
Thiệt hại chung của địch trong thời gian đó là trên 50 vạn tên, gần 1.500 xe tăng, trong đó phần lớn là xe tăng "cọp", "báo", 3.000 đại bác và súng cối và một số lớn máy bay. Đó là những thiệt hại mà bọn cầm đầu phát-xít không thể dùng một biện pháp tổng hợp nào bù vào được
.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Nguyên nhân thất bại
Quân đội Liên Xô nắm được ưu thế về quân số. Vấn đề lớn nhất của quân đội Đức lúc đó là sự thiếu hụt về binh lực. Bộ Tổng tư lệnh Lục quân Đức đã không nắm trong tay bất kỳ đơn vị dự bị chiến dịch đáng kể nào trong khi Quân đội Liên Xô có hẳn một Phương diện quân Thảo nguyên làm lực lượng dự bị chiến dịch. Việc Quân đội Liên Xô có nhiều xe tăng hơn thật ra không có ảnh hưởng nhiều đến kết cục của trận đánh như là một yếu tố quyết định. Cái chính là Adolf Hitler đã mắc lại sai lầm của năm 1941 và 1942, đánh giá thấp đối thủ và cứ thế lao vào cuộc chiến trong khi tiềm lực của nước Đức đã không còn bằng năm 1942, năm có tổng binh lực và phương tiện cao nhất.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Việc Hitler liên tục trì hoãn ngày mở màn chiến dịch Citadel đã giúp Quân đội Liên Xô có đủ thời gian để biến Vòng cung Kursk thành một pháo đài khổng lồ. Các tướng lĩnh cao cấp Đức như Manstein và Zeitzler hy vọng quân Đức sẽ có thể đánh một đòn bất ngờ vào đối thủ chưa chuẩn bị sẵn sàng và đang xuống tinh thần sau thất bại ở Kharkov vào đầu năm. Tuy nhiên trên thực tế sự bất ngờ đó đã hoàn toàn không xảy ra. Sự trì hoãn đó đã làm cho Hitler đi đến chỗ chọn một "ngày xấu nhất" để phát động tấn công.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Nhà sử học Hoa Kỳ David M. Glantz, một chuyên gia nghiên cứu về lịch sử quân sự và nền quân sự Xô Viết lại có ý kiến khác:
Glantz khẳng định rằng thất bại của phát xít Đức không phải là do cái gọi là ưu thế quân số - thứ mà lâu nay người ta thường hay phóng đại - của Hồng quân. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở những thay đổi mang tính cách mạng trong hệ thống sĩ quan chỉ huy, sĩ quan tham mưu và cách điều binh khiển tướng của lãnh đạo Liên Xô. Các sĩ quan tham mưu và sĩ quan chỉ huy Liên Xô đã thật sự "ngấm" các bài học xương máu trong những lần đụng độ với quân đội Đức, đến lượt mình họ lại tiếp tục bổ túc và truyền tải các kinh nghiệm quý giá này cho Quân đội Liên Xô dựa trên những phân tích hết sức thấu đáo và kỹ lưỡng về các trận đánh và chiến dịch trong cuộc chiến tranh. Tất cả những kinh nghiệm này làm phong phú thêm cho học thuyết Tác chiến chiều sâu và giúp Quân đội Liên Xô gặt hái nhiều thành công mới. Trong tác phẩm của mình, Glantz và House chỉ ra rằng thực chất số xe tăng của quân đội Liên Xô nhiều lắm là gấp 1,5 lần quân Đức, hoặc thậm chí là chỉ nhỉnh hơn số lượng xe tăng của quân đội Đức một chút.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Glantz cũng khẳng định rằng Quân đội Liên Xô trong giai đoạn này đã áp dụng nhiều chiến thuật mới trong tác chiến ở cấp độ chiến thuật và chiến dịch. Họ đã giải quyết được nhiều khó khăn phát sinh trong việc phối hợp các quân binh chủng và từ đó tạo thành "một chiến dịch hiệp đồng binh chủng thật sự". Trong đó, Glantz nhấn mạnh đến "sự tinh vi của các hoạt động tình báo, nghi binh và phòng thủ chống xe tăng".
Đồng thời, Quân đội Liên Xô cũng đạt được nhiều bước tiến tương tự trong việc phá vỡ các phòng tuyến Đức trên một chính diện mặt trận hẹp bằng việc phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả các đơn vị pháo binh, tăng thiết giáp, công binh và bộ binh. Trong Trận Prokhorovka và Chiến dịch Kutuzov, Các chỉ huy quân đội Liên Xô đã gặt hái được nhiều kinh nghiệm về việc điều động các đơn vị xe tăng và cơ giới - điều đó trở thành điểm đặc trưng nổi bật nhất trong học thuyết Tác chiến chiều sâu của quân đội Liên Xô.
Đó cũng là bằng chứng của việc lực lượng tăng thiết giáp Hồng quân có thể đối đầu ngang ngửa với các lực lượng tăng thiết giáp mạnh nhất của phát xít Đức. Dĩ nhiên là chiến thuật của Hồng quân cũng cần phải cải thiện nhiều để giảm thiểu thương vong; tuy nhiên một điều rõ ràng là phát xít Đức đã đối mặt với một quân đội Liên Xô hoàn toàn mới và đáng gờm hơn rất nhiều so với những gì họ từng biết.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Glantz đã chỉ ra rằng chiến thuật phòng ngự của quân đội Liên Xô cũng đã tiến bộ rõ rệt. Họ đã sử dụng nhuần nhuyễn và hiệu quả hỏa lực pháo chống tăng cùng với các lữ đoàn, trung đoàn xe tăng và pháo tự hành độc lập, điều đó giúp chúng tăng thêm khả năng cơ động trong phòng thủ. Các đơn vị này có nhiệm vụ đập tan các mũi tấn công của quân đội Đức ở từng lớp phòng thủ của quân đội Liên Xô. Năm bản lề 1943 thật sự là thời khắc quyết định của quân đội Xô Viết; các chiến thuật mà Hồng quân thử nghiệm và cải tiến trong năm này sẽ được hoàn thiện trong năm 1944 và 1945.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Nhà sử học và nhà nghiên cứu khoa học quân sự Steven J. Zaloga đưa ra hai lý do cho chiến thắng của Hồng quân tại Kursk:
Như Glantz, Zaloga khẳng định rằng việc Quân đội Liên Xô chiến thắng vì lý do "quân đông" là một câu chuyện hoang đường do các tướng lĩnh Đức tô vẽ ra trong các hồi ký xuất bản hồi thập niên 1950 của họ. Trong đó, quân số và số lượng xe tăng của một sư đoàn xe tăng Đức tương đương một quân đoàn xe tăng Liên Xô, còn biên chế quân số một quân đoàn bộ binh thì hơn một quân đoàn bộ binh Liên Xô 1,5 lần.
Do đó, các thống kê so sánh chỉ dựa trên số lượng tập đoàn quân, quân đoàn, sư đoàn có thể dẫn đến các sai số rất lớn về binh lực và phương tiện. Zaloga cũng thẳng thừng bác bỏ mọi sự cáo buộc về việc Quân đội Liên Xô chủ yếu dựa vào việc lấy thịt đè người hơn là vào khả năng tác chiến.
Zaloga đồng ý rằng ở các cấp độ như trung đội và đại đội, khả năng tác chiến của Hồng quân không có gì đặc sắc và họ nhận được sự huấn luyện kém hơn đối thủ Đức; đồng thời ông cũng chỉ ra rằng còn nhiều vấn đề chiến thuật mà Hồng quân còn cần phải giải quyết.
Tuy nhiên theo Zaloga, khoảng cách giữa Quân đội Liên Xô và Quân đội Đức đã "thu hẹp rất đáng kể" trong nửa đầu năm 1943 và không lâu sau đó khoảng cách đó sẽ là con số không.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Zaloga cũng khẳng định rằng, xét trên góc độ nghệ thuật quân sự, Quân đội Liên Xô là những bậc thầy trong việc cơ động các đơn vị tăng thiết giáp. Các chiến thuật ở tầm mức chiến dịch của Hồng quân đã tỏ ra vượt trội hơn hẳn đối thủ Đức; điều này giúp các tư lệnh chiến trường của họ có thể đánh lừa, làm bối rối, cản trở và sau cùng là tiến tới áp đảo đối thủ của họ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Nhà nghiên cứu Anh Richard Overy thì đưa ra hai cách giải thích sau:
Overy chỉ rõ rằng thật ra, sức mạnh của Không quân Liên Xô và Không quân Đức là tương đương nhau. Tại Trận vòng cung Kursk Không quân Liên Xô lần đầu tiên đem ra sử dụng các hệ thống liên lạc giữa các máy bay trên không và các đơn vị mặt đất cùng với các ra-đa, một hệ thống bảo trì hoàn thiện và một hệ thống kho bãi chứa xăng dầu dự trữ đầy đủ. Điều này khiến mỗi máy bay có thể thực hiện tối đa đến hai mươi chuyến bay trong ngày để kịp thời đáp ứng tình hình căng thẳng trên mặt trận. Trong khi đó Không quân Đức thì thường xuyên chịu nhiều thiếu hụt về nhiên liệu.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Chất lượng xe tăng của Quân đội Liên Xô không hề thua kém các xe tăng Đức. Mặc dù các mẫu xe tăng T-34 lúc đó (trang bị pháo 76 ly) có hỏa lực và tầm bắn kém hơn so với các xe tăng Con Báo và Con Hổ của Đức được trang bị pháo 88 ly nhưng T-34 lại nắm ưu thế về tính cơ động và tốc độ. Các xe tăng Con Cọp và Con Báo cũng gặp quá nhiều trục trặc về kỹ thuật khi vận hành. Để chống lại các xe tăng Cọp, Báo trong Trận Prokhorovka, Quân đội Liên Xô đã áp dụng phương pháp "đấu tay đôi", tức là cho các xe tăng của mình áp sát các xe tăng Đức đến mức sự thua kém về tầm bắn không còn là một yếu tố đáng kể nữa. Theo Glantz và House, Hồng quân Xô Viết đã đẩy lui các đợt tấn công đầu tiên của phát xít Đức bất chấp họ gặp nhiều bất lợi trong trận chiến: tầm bắn và hỏa lực thua kém các khẩu pháo 88 ly của Đức. Có những thời điểm, không quân Đức nắm ưu thế trên bầu trời và dồn cho đối phương co cụm lại để tấn công trên một địa hình bằng phẳng. Và trong các điều kiện hết sức bất lợi trên, tổn thất của các đơn vị tăng thiết giáp Liên Xô cũng không hơn quá nhiều so với Đức. Trong trận Prokhorovka, Quân đội Liên Xô chỉ mất 400 xe và Quân đội Đức mất 320 xe, tỉ lệ là 5:4. Tuy nhiên, 400 xe tăng là 1/2 tổng lực lượng xe tăng mà quân đội Liên Xô huy động vào trận này, còn 320 xe tăng là 3/4 lực lượng xe tăng mà quân đội Đức huy động. Rõ ràng là các sư đoàn xe tăng Đức phải rút khỏi Prokhorovka là vì mất sức chiến đấu. Mệnh lệnh của Adolf Hitler chỉ là sự chấp nhận thực tế đó chứ không thể hiện ý muốn cuối cùng của ông ta.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Ảnh hưởng
Thống chế Đức Erich von Manstein đã dự báo hoàn toàn đúng khi ông cho rằng trận Stalingrad có thể chỉ là một khúc dạo đầu cho một thảm họa còn khủng khiếp hơn nữa và thảm họa đó đã diễn ra tại Kursk. Thực sự, trận thua này được xem là thảm bại lớn nhất của quân Thiết giáp Đức. Xét về khía cạnh quân sự, thất bại của quân đội Đức trong trận Kursk đã khẳng định tính không thể đảo ngược của cục thế hai bên trên chiến trường Xô-Đức đã được xoay chuyển sau Trận Stalingrad.
Việc quân đội Liên Xô xóa bỏ hai "chỗ lõm" ở Orel và Kharkov đã tạo ra một bước đà quan trọng cho họ tái thực hiện kế hoạch "Nhảy vọt" mà trước đó hơn nửa năm, họ đã thực hiện không thành công ở tả ngạn Ukraina. Kết quả của chiến dịch này đánh dấu sự sụp đổ dây chuyền của các tuyến phòng thủ do Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) dựng lên ở tả ngạn sông Dniepr mà Adolf Hitler gọi đó là "Chiến lũy phương Đông".
Không dừng lại ở Kharkov, các Phương diện quân Voronezh, Thảo Nguyên, Tây Nam và Nam đã phát động cuộc tổng công kích mùa thu và kéo dài qua mùa đông năm 1943, hất Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) sang bên kia sông Dniepr, giải phóng một loạt các thành phố và trung tâm công nghiệp lớn như Kiev, Dniepropetrovsk, Zaporozhye, Nikopol... và toàn bộ các vùng nông nghiệp trù phú ở lưu vực sông Donets và vùng công nghiệp Donbas.
Tướng Kurt von Tippelskirch đánh giá: "Mất vùng công nghiệp Donbas, nước Đức mất một chỗ dựa quan trọng để tiếp tục chiến tranh ở mặt trận phía đông". Trong khi quân Liên Xô sau thắng lợi quyết định này đã tuyệt đối nắm thế chủ động chiến lược, từ vị trí chủ động tấn công, quân đội Đức buộc phải chuyển sang phòng ngự và gần như chỉ phòng ngự chiến lược kèm theo một số trận phản công không mạnh và cũng không thành công từ cuối năm 1943 cho đến khi kết thúc chiến tranh.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Theo quan điểm riêng em, thì trận đấu tăng lớn nhất lịch sử là trận Prokhorovka xảy ra hôm 12/7/1943. Cả hai bên đã tung ra trận này hơn 1.400 xe tăng, pháo tự hành , và hơn 640 xe tăng, pháo tự hành bị tiêu diệt, trong có một ngày
Sau gần một tuần vừa đi vừa đánh, từ 5/7 quân Đức nghĩ rằng Hồng quân cũng sẽ vừa đánh vừa rút trước áp lực của xe tăng Đức
Không ngờ, hôm đó, Hồng quân đã tấn công trước bằng màn pháo kích phủ đầu. Hiệu quả hay không thì không bàn, nhưng chắc chắn đội hình Đức cũng phải sứt mẻ. Điều bất ngờ là xe tăng Hồng quân lao vào trực diện xe tăng Đức, tất nhiên là chấp nhậ hy sinh, nhưng "nắm thắt lưng địch mà đánh" đã khiến cho Đức hết sức bất ngờ và cũng phải chịu thiệt hại, và coi như gẫy xương sống, dù còn đủ sức duy trì chiến dịch nhưng với sự mất mát xe tăng như thế thì Đức cũng chỉ kéo dài cuộc chiến đến 31/7
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Từ 1/8/1943, Hồng quân đã phản công tiếp và giải phóng thành phố Orel, tỉnh Belgorod hôm 5/8/1943. Sau trận Vòng cung Kursk, Hồng quân đã giải phóng một vùng lãnh thổ dài 2.000 km, sâu từ 80 đến 100 km, giải phóng luôn Kharkov hôm 23/8/1943 (như em đã post trong bài trước)

Ngày 5/8/1943, Hồng quân giải phóng thành phố Orel, tỉnh Belgorod
Liên Xô 1943_8_5 (1).jpg

5-8-1943 – Hai binh sĩ Trung đoàn bộ binh 1262 thuộc Sư đoàn bộ binh 380 đang cắm cờ đỏ trên nóc tòa nhà số 11 trên phố Stalin (nay là nhà số 5 trên quảng trường Mira) ở Orel vừa giải phóng. Xạ thủ tiểu liên Vasily Ivanovich Obraztsov (sinh năm 1913, trái); sĩ quan tình báo trung đội trinh sát, Ivan Dmitrievich Sanko (sinh năm 1911, phải). Ảnh: Arkady Shaikhet
Liên Xô 1943_8_5 (2).jpg

5-8-1943 – Sư đoàn bộ binh 89 (Liên Xô) tiến vào giải phóng Belgorod
Liên Xô 1943_8_5 (3).jpg

Đêm 5/8/1943, thủ đô Moscow bắn pháo hoa ăn mừng giải phóng Orel, tỉnh Belgorod
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Liên Xô 1943_8_5 (4).jpg

5-8-1943 – nhân dán chào đón xe tăng T-34 Xô Viết giải phóng thành phố Belgorod (Nga)
Liên Xô 1943_8_6 (1).jpg

6-8-1943 – giải phóng thành phố Belgorod (Nga)
Liên Xô 1943_8_6 (2).jpg

1943 – Hồng quân cùng xe qua sông Orlik cạnh nhà thờ chinh tòa Mikhail Arkhagel tại thành phố Orel (Nga) vừa được giải phóng
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Liên Xô 1943_8_10 (2).jpg

10-8-1943, Hồng quân hành quân qua phố Novomoskovskaya (nay là Đại lộ Bogdan Khmelnitsky) thành phố Belgorod vừa được giẳi phóng. Ảnh: Simon Friedland
Liên Xô 1943_8_10 (3).jpg
Liên Xô 1943_8_10 (4).jpg
Liên Xô 1943_8_10 (6).jpg

Liên Xô 1943_8_10 (7).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Liên Xô 1943_8_10 (7).jpg

10-8-1943, nhân dân Belgorod (Nga) trở về quê hương vừa được giải phóng. Ảnh: Simon Friedland
Liên Xô 1943_8_10 (8).jpg
Liên Xô 1943_8_10 (9).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,327 Mã lực
Liên Xô 1943_7 (235).jpg

Tượng đài kỷ niệm trận đấu xe tăng lớn nhất lịch sử ở Prokhorovka
Liên Xô 1943_7 (236).jpg
 

hoaoaihuong

Xe tăng
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
1,050
Động cơ
323,808 Mã lực
Tượng đài kỷ niệm trận đấu xe tăng lớn nhất lịch sử ở Prokhorovka
Liên Xô 1943_7 (236).jpg
Khối tượng đẹp và sống động thật, chẳng bù cho mấy cái xe tăng xi măng vô hồn ở BMT, Long Khánh ... của Việt Nam!
 

Gagarose

Xe điện
Biển số
OF-659342
Ngày cấp bằng
23/5/19
Số km
2,452
Động cơ
1,640,292 Mã lực
Nơi ở
Paracel Island & Spartly Island, VietNam
Liên Xô 1943_7 (190).jpg

7-1943 – tù binh Đức trong trận Kursk. Ảnh: Sovfoto
Liên Xô 1943_7 (191).jpg

7-1943 – tên lửa phóng loạt BM-13 của Hồng quân trong trận Kursk. Ảnh: Slava Katamidze
Liên Xô 1943_7 (192).jpg

7-1943 – một đơn vị Hồng quân tấn công quân Đức trong trận Kursk. Ảnh: Sovfoto
BM13 là Katyosa phải không cụ?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top