[TT Hữu ích] Trận Chiến Mùa Hè 1972

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,321
Động cơ
1,137,227 Mã lực
Các xe tank bị bắn là khi tiến từ sb TSN để đi đánh BTTM cụ ợ. Cậu nhà báo Tây chú thích sai đấy cụ.
không phải đâu, đây là trích trong "Lịch sử kháng chiến chống Mỹ" do ta biên soạn, nhiếp ảnh gia tây biết sao được hả cụ?
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
384,616 Mã lực
Ah, cụ đúng rồi, e bị nhầm lẫn 1 chút. Đoàn 24 đi đánh TSN bị bắn cháy 2 chiếc ở NTBH, và 5 chiếc ở Lăng Cha Cả, trong đó có 3 chiếc trong ảnh.

Còn đoàn 28 nhận nhiệm vụ đánh BTTM đi lạc nên đến sau, tuy nhiên đoàn 28/QĐ 3 vẫn vào cắm cờ trước đoàn 48/QĐ1.

không phải đâu, đây là trích trong "Lịch sử kháng chiến chống Mỹ" do ta biên soạn, nhiếp ảnh gia tây biết sao được hả cụ?
 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
384,616 Mã lực
E chụp ảnh Google Map nhé: 3 địa điểm sb TSN, Lăng Cha Cả, Ngã Tư Bảy Hiền e high light đỏ nhạt. Cái đoạn đường màu vàng nối giữa Ngã Tư Bảy Hiền & Lăng Cha Cả là đường Võ Tánh, giờ là đường HV Thụ.

IMG_20220330_211524~3.jpg


E xoay bản đồ theo hướng trong ảnh cậu Tây chụp cho dễ hình dung:
IMG_20220330_212641~2.jpg


View attachment 7009731
Em không có khái niệm gì về Sài Gòn, em chỉ hóng tin và đây là không ảnh chụp hiện trạng cổng sân bay Tân Sơn Nhất, với Lăng Cha Cả giữa hình, với hai đường nhánh: Võ Tánh và Trương Minh Ký (Lê Văn Sĩ) ghi rõ vị trí xe tăng bị bắn cháy. Chẳng có lẽ chỗ này có tên khác là Ngã tư Bảy Hiền? Cụ nhớ hộ em là người ta đã chú thích tháp chuông Nhà thờ Mẫu Tâm trên hẻm đường Võ Tánh nữa nhé
 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
384,616 Mã lực
Cụ đọc bài này, ta dùng cả tank địch đánh địch, nên phải đánh dấu mà phân biệt:


May quá, Cụ Ngao5 cho em hỏi, sao chiếc T54 ở trong ảnh lại có chữ T màu vàng ở giáp trước của xe vậy ạ?
Em đã hỏi ý này từ rất nhiều năm nay mà chưa có câu trả lời thỏa đáng
Screenshot_20220328-105738_Samsung Internet.jpg
 

Minhnd

Xe container
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
5,877
Động cơ
561,520 Mã lực
Mong rằng trên quê hương ta không bao giờ có thêm bất kỳ một “mùa hè đỏ lửa” nào nữa.
Chiến tranh hãy mãi lùi xa…
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
384,616 Mã lực
Cụ Ngao nhắc đến "bông hậu" Củ Chi mà ko post ảnh gì cả :D

23042021-Nhanvat3004-LeVietLinh-3413.jpg

Nữ chiến sĩ biệt động Nguyễn Trung Kiên (Cao Thị Nhíp) dẫn đường cho các chiến sĩ xe tăng Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3) đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 30/4/1975.

Theo tư liệu
Lúc 9 giờ 5 phút, Tiểu đoàn 5 - Trung đoàn 24 và Tiểu đoàn 1 - Trung đoàn xe tăng 273 tiến công cổng số 5 sân bay Tân Sơn Nhất. Tại đây, địch bố trí hoả lực mạnh, có cả hoả tiễn chống xe tăng X 2002 đặt trên xe di động và trên tháp nước. Đại đội 7 bộ binh mặc dù được xe thiết giáp chi viện vẫn bị hoả lực địch chặn lại. Tiểu đoàn 5 nhiều lần đột phá nhưng vẫn không thành. Ba xe tăng T54 dẫn đầu của ta bị trúng đạn, bốc cháy, cản đường tiến. Pháo thủ xe tăng Nguyễn Trần Đoàn bị thương dập nát cánh tay vẫn không rời vị trí chiến đấu. Đoàn nhờ y ta cắt cụt cánh tay cho đỡ vướng. tiếp tục cùng đơn vị đánh chiếm Tân Sơn Nhất. Hành động quả cảm của pháo thủ Nguyễn Trần Đoàn đã cổ vũ mạnh mẽ cán bộ, chiến sĩ ta xốc tới, đánh tan quân địch. Để nhanh chóng dật tắt ổ đề kháng của địch ở cổng số 5, Ban chỉ huy Trung đoàn 24 điều hai khẩu pháo 85 mm lên nã đạn trực tiếp chi viện cho bộ binh mở đợt xung phong mới.

9 giờ 45 phút, Trung đoàn 24 được Tiểu đoàn 1 xe tăng yểm trợ, do nữ biệt động Sài Gòn Nguyễn Trung Kiên dẫn đường, chia làm hai mũi đánh thẳng vào Tân Sân Nhất. Bộ đội Tiểu đoàn 5 tràn qua cổng số 5 tiến công khu truyền tin, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 5 không quân, bắt ba viên đại tá Lê Hữu Tiến, Trần Quang Thái, Nguyễn Duy Phung chỉ huy Sư đoàn 5 không quân. Tiểu đoàn 4, Tiểu đoàn 6 mở toang cửa số 4, đánh chiếm Bộ Tư lệnh dù, Bộ Tư lệnh không quân và các mục tiêu xung quanh, bắt liên lạc với phái đoàn quân sự ta ở Trại Davis….
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,183
Động cơ
193,848 Mã lực
Mong rằng trên quê hương ta không bao giờ có thêm bất kỳ một “mùa hè đỏ lửa” nào nữa.
Chiến tranh hãy mãi lùi xa…
Em nhất trí cùng cụ, toàn nòi da nấu thịt, người Việt bắn giết lẫn nhau, đau lắm
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
384,616 Mã lực
Còn trụ sở BTTM VNCH thì nay là trụ sở Bộ TL QK7, địa chỉ: 204 Đường Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.

Đoàn 28 đến sau thấy xe tank đi cùng đoàn 24 bị bắn cháy chắn tắc hết đường ở chỗ Lăng Cha Cả nên rẽ phải vào đường Lê Văn Sỹ rồi tạt lên (theo đường mũi tên màu xanh)

1648655349397.png



E chụp ảnh Google Map nhé: 3 địa điểm sb TSN, Lăng Cha Cả, Ngã Tư Bảy Hiền e high light đỏ nhạt. Cái đoạn đường màu vàng nối giữa Ngã Tư Bảy Hiền & Lăng Cha Cả là đường Võ Tánh, giờ là đường HV Thụ.

IMG_20220330_211524~3.jpg


E xoay bản đồ theo hướng trong ảnh cậu Tây chụp cho dễ hình dung:
IMG_20220330_212641~2.jpg
 

TeslaBee

Xe buýt
Biển số
OF-729959
Ngày cấp bằng
21/5/20
Số km
559
Động cơ
85,416 Mã lực
Tuổi
44
Em đặt gạch topic rất hay này. Họ hàng em khá nhiều người tham gia chiến trường này.
 
Chỉnh sửa cuối:

fanmu1234

Xe container
Biển số
OF-376004
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
8,262
Động cơ
261,248 Mã lực
View attachment 7009731
Em không có khái niệm gì về Sài Gòn, em chỉ hóng tin và đây là không ảnh chụp hiện trạng cổng sân bay Tân Sơn Nhất, với Lăng Cha Cả giữa hình, với hai đường nhánh: Võ Tánh và Trương Minh Ký (Lê Văn Sĩ) ghi rõ vị trí xe tăng bị bắn cháy. Chẳng có lẽ chỗ này có tên khác là Ngã tư Bảy Hiền? Cụ nhớ hộ em là người ta đã chú thích tháp chuông Nhà thờ Mẫu Tâm trên hẻm đường Võ Tánh nữa nhé
Chính xác là tăng Bắc VN bị bắn cháy gần góc đường Cộng Hòa, Lê Văn Sỹ, Hoàng Văn Thụ (tên đường sau năm 1975)

Khu này bây giờ có 1 cái cầu vượt
 

Balvenie 21

Xe tải
Biển số
OF-357935
Ngày cấp bằng
12/3/15
Số km
368
Động cơ
264,233 Mã lực
Lại có thớt lịch sử với các tư liệu hay để tham khảo.
Cảm ơn cụ Ngao5 !
 

Noname_2015

Xe tăng
Biển số
OF-369553
Ngày cấp bằng
7/6/15
Số km
1,928
Động cơ
280,954 Mã lực
May quá, Cụ Ngao5 cho em hỏi, sao chiếc T54 ở trong ảnh lại có chữ T màu vàng ở giáp trước của xe vậy ạ?
Em đã hỏi ý này từ rất nhiều năm nay mà chưa có câu trả lời thỏa đáng
Screenshot_20220328-105738_Samsung Internet.jpg
Qua face tôi có thấy người hỏi các CCB F10 đi cùng E273 tăng thiết giáp quân đoàn 3 ở mũi này, các ccb này cũng không rõ ý nghĩa chữ T. Họ có hỏi CCB e273 nhưng cũng chưa thấy câu trả lời.
CHữ T này có thể nguyên bản màu trắng, bị chát nên mới ngả màu vậy.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
384,616 Mã lực
Trận chiến bi hùng của Bộ đội xe tăng Trung đoàn 273: 9 xe bị bắn cháy ngay trước giờ toàn thắng
Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt

Thấy thành phố còn gần như nguyên vẹn, nhiều người tưởng cuộc tiến công giải phóng Sài Gòn ngày 30.4.1975 đã diễn ra một cách dễ dàng. Thực ra không phải vậy!

Đó là một loạt trận đánh hết sức ác liệt, thậm chí kéo dài cả đến sau khi Tổng thống VNCH Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.

Đặc biệt là trận kịch chiến tại khu vực Ngã tư Bảy Hiền - Lăng Cha Cả trên đường tiến công đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất (TSN) và Bộ Tổng Tham mưu (BTTM) Quân lực Việt Nam cộng hòa (VNCH) của lực lượng Quân đoàn 3.

Ngã tư Bảy Hiền và Lăng Cha Cả ở đâu?

Ngã tư Bảy Hiền (quận Tân Bình) là nút giao thông quan trọng ở cửa ngõ Tây Bắc thành phố. Từ đây có thể đi về trung tâm Sài Gòn qua đường CMT8 (Lê Văn Duyệt), quận 8 bằng ngả Lý Thường Kiệt (Nguyễn Văn Thoại), lên sân bay TSN bằng đường Hoàng Văn Thụ (Võ Tánh) hay về Hóc Môn, Củ Chi theo hướng Trường Chinh (Phạm Hồng Thái)…

Khi sân bay TSN và cơ quan Bộ TTM quân lực VNCH được xây dựng ở xế phía Bắc Lăng Cha Cả, thì ngôi lăng bị thu hẹp lại thành một điểm hình tròn, nằm lọt giữa đường Võ Tánh (bây giờ là đường Hoàng Văn Thụ, thuộc địa phận Phường 4, quận Tân Bình). Tuy vậy, toàn bộ khu vực xung quanh vẫn được gọi là khu vực Lăng Cha Cả.

Hai giao lộ này cách nhau khoảng 1 km và có một điểm tương đồng là chúng cùng nằm trên con đường mà lực lượng thọc sâu của Quân đoàn 3 phải vượt qua để tiến công sân bay TSN và Bộ TTM.

Với vị trí quan trọng như vậy, lực lượng phòng ngự tại đây ngoài các đơn vị đồn trú tại chỗ còn được tăng cường Liên đoàn Biệt cách Dù 81- lực lượng tinh nhuệ nhất của QLVNCH do thiếu tá Phạm Châu Tài chỉ huy.

(A.Đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất)

Từ khúc dạo đầu ở Ngã tư Bảy Hiền

Sau 3 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, các đơn vị của Quân đoàn 3 đã cơ bản đánh tan lực lượng phòng thủ vòng ngoài của địch. Đến tối ngày 29.4, lực lượng thọc sâu của quân đoàn bao gồm Trung đoàn BB 24 (Sư đoàn 10) và Tiểu đoàn XT 1 (Trung đoàn xe tăng 273) đã tới khu vực Ngã ba Bà Quẹo, sẵn sàng cho trận đánh cuối cùng.

Sáng sớm ngày 30.4, Thê đội 1 của đội hình thọc sâu gồm 7 xe tăng T-54 của Đại đội XT1 và 4 xe K63 của Đại đội 11 do quyền đại đội trưởng Nguyễn Hồng Tư chỉ huy cùng với một đại đội BB tiến về phía Ngã tư Bảy Hiền.

Phía VNCH cho máy bay ném bom đánh phá suốt dọc đường, đồng thời đưa xe tăng, bộ binh ra ngăn chặn.

Bất chấp sự cản phá của địch, lực lượng đi đầu do xe tăng T-54 số 979 của Nguyễn Hồng Tư dẫn đầu sử dụng mọi loại vũ khí trong trang bị vừa đi vừa bắn, tiêu diệt nhiều địch và chiếm được ngã tư Bảy Hiền.

Tuy nhiên, khi vượt qua ngã tư và rẽ trái để hướng về phía Cổng 5 sân bay thì xe 979 bị 1 xe M48 phục ở hướng bệnh viện Vì Dân bắn trúng. Xe bốc cháy, các thành viên hy sinh. Xe 985 của trung đội trưởng Mai Trọng Hoạt vừa lao lên ngã tư cũng bị địch bắn hỏng pháo.

Đúng lúc đó, 2 xe tăng M48 từ phía bệnh viện Vì Dân chạy tới. Khoảng cách giữa các xe tăng nhanh chóng rút ngắn lại. Pháo đã bị hỏng, không còn khả năng tiêu diệt M48, trưởng xe Mai Trọng Hoạt ra lệnh cho xe lao thẳng. Lái xe Phùng Văn Tính nhấn ga, chỉnh cần lái cho xe lao thẳng vào chiếc M48 đi đầu.

Có lẽ do quá hoảng sợ, tên lái xe M48 khựng lại rồi giật số lùi. Xe 985 vẫn lao tới, xe M48 luống cuống lùi vào một ngôi nhà ven đường. Ngôi nhà đổ sụp trùm lên chiếc xe, cả kíp xe vội thoát ra chạy mất.

Chiếc M48 chạy sau thấy vậy vội quay đầu rồi nhanh chóng rời khỏi khu chiến. Tuy vậy, xe 985 cũng phải nằm lại đó do trúng đạn địch.

Hai xe đi đầu trúng đạn song các xe sau vẫn dũng mãnh xông lên chiếm được Ngã tư Bảy Hiền. Sau khi chờ pháo binh của Mặt trận bắn vào sân bay, Thê đội 1 của lực lượng thọc sâu tiếp tục bổ sung lực lượng lên và tiến về mục tiêu chủ yếu là sân bay Tân Sơn Nhất theo đường Võ Tánh (Hoàng Văn Thụ ngày nay).

Bi hùng Lăng Cha Cả

Vì là cửa ngõ chính vào sân bay TSN và gần sát Bộ TTM nên lực lượng phòng thủ ở khu vực Lăng Cha Cả rất mạnh, rất thiện chiến- nhất là Liên đoàn Biệt cách Dù 81. Đặc biệt, chúng lợi dụng các nhà cao tầng và các công trình cao đột xuất để bố trí các hỏa khí một cách dày đặc và rất khó phát hiện, tiêu diệt.

9 giờ 20, Đại đội XT1 cùng bộ binh đã đến cách Lăng Cha Cả chừng 100 mét. Hai xe tăng đi đầu bắn mạnh vào khu vực lăng và xung quanh. Phía bên kia cũng bắn trả dữ dội. Khói bụi mù mịt trùm lên toàn bộ khu vực.

9 giờ 30, xe tăng và bộ binh bắt đầu xung phong về hướng sân bay. Khi vượt qua Lăng Cha Cả được khoảng 100 mét thì xe 875 đi đầu trúng đạn bốc cháy. Xe thứ hai vừa vượt qua ngã ba cũng bị bắn cháy.

Xe K63 của đại đội trưởng Đại đội 11 bám sát yểm hộ 2 xe tăng cũng bị trúng đạn. Mũi tiến công này của xe tăng và bộ binh bị chặn lại.

Sau khi nghiên cứu lại tình hình, trung đoàn trưởng bộ binh và tiểu đoàn trưởng xe tăng quyết định điều 2 khẩu pháo 85mm lên bắn trực tiếp, đồng thời điều Đại đội XT2 lên thay cho Đại đội XT1 tiếp tục đột phá.

Lúc 10 giờ, Đại đội XT2 tiến đến Lăng Cha Cả và được lệnh dừng lại quan sát đường tiến và chờ bộ binh tiếp cận địch mới xung phong.

Khẩu đội pháo đầu tiên của Trung Đoàn PB 4 do Đại đội trưởng Chính chỉ huy vừa vào tới khu vực bên trái Lăng Cha Cả , đang triển khai pháo, chưa kịp nổ súng thì đã trúng hỏa tiễn của địch. Pháo hỏng, cả khẩu đội cùng Đại đội trưởng Chính hy sinh.

Trước tình hình pháo binh chưa thể triển khai tấn công được. Trung đoàn phó Trương Văn Việt quyết định đột phá sang khu vực bên trái Lăng Cha Cả. Bộ binh được chia thành 2 mũi. Một mũi cùng xe tăng đánh theo cổng số 5. Một mũi đánh vào cổng phía Tây.

Có lệnh xung phong, xe 326 vừa vượt qua Lăng Cha Cả lại bị bắn cháy. Phát hiện địch từ phía cổng Bộ TTM bắn sang, đại đội trưởng lệnh cho các xe tập trung hỏa lực tiêu diệt. Tuy nhiên, do nhiều nhà cao tầng, tầm quan sát trong xe lại hạn chế nên hiệu quả đánh trả khá thấp.

Sau khi chế áp được một phần hỏa lực, xe tăng và bộ binh tiếp tục xung phong. Tuy nhiên, xe 815 vừa vượt qua khu vực Lăng được một đoạn lại bị bắn cháy. Lúc này, xung quanh vị trí đó đã có 5 xe tăng và thiết giáp cháy nên đường bị tắc, khói lửa mịt mù.

Phát hiện thấy một con đường ở phía tây Lăng Cha Cả, đại đội trưởng Đại đội 2 lệnh cho xe 353 tiếp tục xung phong về phía sân bay. Song mới đi được chừng 100 mét, xe 353 lại bị bắn hỏng. Các thành viên không rời xe mà tiếp tục dùng hỏa lực 12,7 mm và K53 chi viện bộ binh xung phong.

Bên cổng phía Tây, sau khi tiêu diệt được một số chốt chặn, 3 xe tăng của Đại đội XT 1 và 4 xe K63 của Đại đội 11 cùng bộ binh xung phong vào sân bay, đánh chiếm Khu truyền tin, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 5 Không quân địch, Bộ Tư lệnh Dù...

(B.Đánh chiếm Bộ Tổng Tham Mưu VNCH)

Trong khi đó, cánh quân của Tiểu đoàn XT 2 và Trung đoàn BB 28 sau khi đánh chiếm được quân trường Quang Trung (thực ra là đi lạc :P) thì nhận lệnh nhanh chóng tiến công Bộ TTM địch.

Thấy khu vực Lăng Cha Cả đang bị ùn tắc bởi hỏa lực địch tập trung ngăn chặn và xác xe tăng cháy, được một thanh niên dẫn đường, cánh quân này rẽ sang đường Trương Minh Ký để tiến về Bộ TTM.

Cuộc chiến đấu ở cổng Bộ TTM và cổng sân bay vẫn đang quyết liệt thì 4 - 5 chiếc xe lam treo cờ giải phóng xuất hiện. Trên xe toàn thanh niên đeo băng đỏ, trống, chiêng rầm rầm chạy từ phía ngã tư Bảy Hiền lên. Họ hô lớn: "Dương Văn Minh đầu hàng rồi! Hòa bình rồi các chú ơi!".

Các chiến sĩ BB phải đứng ra giữa đường ngăn và nói lớn: "Yêu cầu tất cả quay lại. Ở đây vẫn còn đang đánh nhau". Số thanh niên này có vẻ chưa tin thì đúng lúc đó pháo của địch bắn tới. Cả đoàn xe hốt hoảng, rú ga quay đầu chạy. Nhưng cũng nhờ vậy, các chiến sĩ ở đây biết TT Dương Văn Minh đã đầu hàng.

Mặc dù vậy, tại khu vực Lăng Cha Cả cuộc chiến vẫn diễn ra rất ác liệt. Binh sĩ Liên đoàn Biệt cách Dù 81 coi như chưa biết gì về Tuyên bố đầu hàng của TT Dương Văn Minh và vẫn chống cự quyết liệt. Chỉ đến khi các mũi tiến công khác làm chủ được sân bay TSN và Bộ TTM, tiếng súng ở đây mới ngừng.

Cho đến lúc đó, tại khu vực Ngã tư Bảy Hiền và Lăng Cha Cả đã có 8 xe tăng và 1 xe thiết giáp bị bắn cháy, hỏng, 25 cán bộ chiến sĩ xe tăng hy sinh. Tấm ảnh những chiếc xe tăng cháy tại Lăng Cha Cả do một nhà báo nước ngoài chụp được đã phần nào nói lên cuộc chiến đấu ác liệt ở đây.

.../.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
384,616 Mã lực
Độ hóng dân ta đúng là Nhất thế giới!

Tình huống bất ngờ nảy sinh ngay trước cửa ngõ Sài Gòn: Quyết định sinh tử ở Lữ đoàn xe tăng 273
Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt

Tình huống không có trong kế hoạch


Ngày 28/4/1975, Trung đoàn xe tăng 273 (nay là Lữ đoàn xe tăng 273), Quân đoàn 3 chính thức bước vào chiến dịch Hồ Chí Minh.

Theo kế hoạch, Tiểu đoàn xe tăng (XT) 3 có nhiệm vụ đánh "bóc vỏ", tiêu diệt lực lượng phòng ngự vòng ngoài. Tiểu đoàn XT 2 cùng Trung đoàn 28 thọc sâu vào Sài Gòn theo quốc lộ 15, đánh chiếm Bộ Tổng Tham mưu địch.

Tiểu đoàn XT 1 cùng Trung đoàn bộ binh 24 thọc sâu vào Sài Gòn theo Quốc lộ 1, có nhiệm vụ đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất.

Sau khi vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài, đêm 29/4/75 đội hình thọc sâu của Trung đoàn 24 và Tiểu đoàn XT 1 đã đến sát rìa phía Tây Bắc của sân bay Tân Sơn Nhất. Tất cả dừng lại chuẩn bị cho trận đánh quyết định ngày hôm sau.

Sáng 30/4, khi mặt trời vừa le lói, cả đội hình thọc sâu lại lên đường. Vì là đường độc đạo nên vẫn sử dụng đội hình hàng dọc, Đại đội XT 1 vẫn là mũi nhọn dẫn đầu đội hình. Địch ngăn chặn ở ngã tư Bảy Hiền, Lăng Cha Cả. Hai bên bắn nhau quyết liệt.

Có điều kỳ lạ trong trận đánh này là ngay phía trước, chỉ cách chừng 50m thôi là trận đánh diễn ra quyết liệt, súng nổ rầm trời thì ở phía sau dân chúng vẫn bình thản ra xem Quân giải phóng.L-)L-)L-)

Họ tò mò muốn nhìn chiếc xe tăng T-54 của Quân Giải phóng như thế nào. Một vài chiếc xe đò chở khách bị kẹt giữa hai làn đạn tiến thoái lưỡng nan, làm cho chiến trường thêm chật chội.


Đặng Văn Phong - pháo thủ xe số 325 của Đại đội XT 2 đang đứng phía đuôi xe quan sát tình hình thì bỗng có 2 người, một đàn ông khoảng hơn 30 tuổi và một thiếu phụ đi xe Hon-đa trờ tới. Chưa kịp nghĩ điều gì, người đàn ông nắm lấy tay Phong khẩn khoản, run run nói không ra lời:

- Dạ, Ông... Ông làm ơn giúp vợ chồng con với.

Đặng Văn Phong hỏi lại:

- Giúp gì?

Hai vợ chồng hổn hển:

- Dạ, ông... cho con về nhà, nhà con phía trước đây thôi. Sáng nay vợ chồng con có việc phải đi sớm, khoá đứa con 5 tuổi ở trong nhà. Đấy, nhà con ở ngay gần chiếc xe tăng đang bắn đấy. Con xin ông giúp con với!

Phong lắc đầu, giọng kiên quyết:

- Không được! Lên đấy nguy hiểm lắm. Anh chị chờ cho im tiếng súng đã!

Người vợ bật khóc thảm thiết. Người chồng biết rằng đây là việc rất khó nhưng chỉ biết an ủi vợ. Đặng Văn Phong cố gắng quay mặt đi để kìm hãm cảm xúc của mình trước lời thỉnh cầu của đôi vợ chồng trẻ.

Từ xe sau, Chính trị viên Vũ Ngọc Bình hỏi vọng lên:

- Có việc gì đấy Phong ?

Phong kể lại cho chính trị viên nghe đầu đuôi câu chuyện. Lưỡng lự một lát, chính trị viên Bình nói:

- Nếu đi được thì cậu đi cùng giúp người ta một tý. Nhớ an toàn mới đi nhé! Tuyệt đối không được vượt qua đội hình xe tăng ta. Không thấy xe tăng ta phía trước nhất định không đi tiếp đâu đấy!

Phong ngần ngừ. Nhiệm vụ của mình là chiến đấu cơ mà. Hơn nữa, dẫu có chết trong xe vẫn vinh dự hơn chết ngoài xe chứ. Nhưng nghĩ đến sinh mệnh đứa trẻ vô tội, anh quyết định sẽ đi.

1648698990780.png


Phong vào xe lấy súng và báo cho các đồng đội. Xuống xe, một tay xách khẩu ẠK, tay kia anh nắm lấy tay người đàn ông nép vào hông những chiếc xe tăng, lúc đi, lúc chạy. Mấy đồng đội phía trước cứ hỏi: "Đi đâu?" song anh không trả lời mà giơ tay ra hiệu chỉ vào người đàn ông, rồi chỉ về phía trước.

Ta với địch vẫn đang bắn nhau. Đạn nổ chát chúa. Tiếng súng AK, tiếng AR-15 cùng tiếng của những loại pháo khác tạo nên một âm thanh chết chóc điên cuồng. Tuy nhiên, Phong vẫn có cảm giác an toàn vì có sự che chắn của những chiếc xe tăng.

Chợt người đàn ông reo lên: "Ông ơi, nhà em đây rồi".

Phong dừng lại ôm súng canh chừng, anh ta vội vàng mở cửa chạy vào ôm xộc đứa con vào lòng. Đứa bé sợ hãi, tím mặt không thể khóc được nữa, nó ôm riết lấy cổ ba nó.

Hai người quay ngược trở lại phía sau. Người đàn ông bế đứa con chạy trước, anh ta lom khom nép vào thành xe tăng tránh đạn, y hệt động tác như Phong hướng dẫn lúc đi.

Về đến xe 325, người mẹ ôm chầm lấy hai bố con trong nỗi vui mừng khôn xiết. Anh ta hỏi Phong: "Ông tên gì ạ?". Đặng Văn Phong chỉ tay vào tháp pháo nói: "Anh tìm tôi thì tìm chiếc xe tăng có sao vàng này và số xe là 325 nhé!". Họ rối rít cảm ơn anh.

Trận chiến đấu càng lúc càng khốc liệt. Bọn địch lợi dụng các nhà cao tầng, các ngõ hẻm... bố trí hỏa lực chống tăng, gây nhiều tổn thất cho xe tăng ta. Đại đội 1 đi trước gần như bị mất sức chiến đấu. Đại đội 2 dồn lên thay thế tiếp tục tiến công.

Khoảng 8h30, một chiếc máy bay của địch ném 2 quả bom vào đội hình. Một quả rơi trên mặt đường. Một quả đúng vào xe 313 phía trước. Vị trí quả bom ngay bên phải phía trước xe, trên giá đạn nổ, đầu xe lõm xuống, Kíp xe hy sinh 2 người, còn bộ binh thương vong khá nhiều.

Đội hình Đại đội 2 tiếp tục dồn lên một cách thận trọng. Xe 325 vừa cơ động vừa ngắm bắn vào các vị trí nghi ngờ địch bố trí hỏa lực. Hai vợ chồng người kia vẫn bám sau xe 325. Xe tiến, họ cũng tiến, xe dừng họ cũng dừng. Mãi đến khi trận đánh kết thúc, Phong quay lại nhìn thì không thấy họ đâu nữa

Khi đã tiến sát lên khu vực Lăng Cha Cả, Phong thấy khá nhiều xe tăng ta bị cháy nằm tại đó, khói lửa vẫn nghi ngút.

Anh đang định bắn tiếp vào góc tường của một ngôi nhà vì phát hiện ở đó vừa bắn ra một loạt đạn thì đại đội phó Hỗ giơ 2 tay chéo nhau nói: "Không bắn nữa. Nó đầu hàng rồi. Hòa bình rồi. Không bắn nữa!".

...

Chiều 30/4, Tiểu đoàn xe tăng 1 tập kết trong căn cứ Hoàng hoa Thám. Không khí trong đơn vị trầm lắng, không mừng, không vui - Thiếu vắng nhiều đồng đội quá!

Hàng chục đồng đội của họ đã vĩnh viễn nằm lại Sài Gòn ngay trước giờ toàn thắng. Họ muốn thu gom thi hài đồng đội vẫn không được vì xe còn nóng đến mấy ngày sau.

Ngày 3/5, khi Đặng Văn Phong đang ngồi kỳ cạch với chiếc máy chữ mới nhặt được, bỗng pháo thủ Giáp gọi: "Quê Phong ơi, có người cần gặp xe 325 ngoài cổng gác kia kìa".

Lúc này, trưởng xe Văn và pháo hai Quynh đang đi vắng, chỉ còn Phong và lái xe Chiến ở xe. Chiến nói: "Quê ra đi, tao ở lại trực xe kẻo có việc gì không ai lái thì nguy".

Cổng gác cách xe khá xa, Phong vừa đi vừa nghĩ không biết có việc gì liên quan đến xe 325 đây. Từ xa nhìn ra vọng gác, thấp thoáng bóng chiếc áo trắng thập thò, đến gần thấy thêm một người mặc chiếc áo xanh nữa.

Chào người chiến sỹ vệ binh, Phong bước qua cổng trại, thoáng một giây ngờ ngợ nhưng rồi hai bên đã nhận ra nhau. Đây chính là đôi vợ chồng đã nhờ anh đưa về nhà để cứu đứa con bị nhốt trong nhà.

Sau câu chào hỏi xã giao, hai vợ chồng mời Phong về nhà chơi. Anh ta cũng thông báo lúc đưa con ra khỏi nhà thì nhà vẫn an toàn, nhưng lúc trở về thì nhà bị bắn sập một góc. Nếu hôm đó không về mở cửa cho con kịp thời chắc cháu đã chết.

Họ tha thiết:

- Nhờ ơn ông nên cháu đã được sống. Hôm nay con đến đây xin mời ông về nhà chơi để biết nhà, sau này nếu có dịp mời ông đến chơi lâu hơn.

Phong cười hiền lành:

- Cảm ơn anh chị. Anh chị cứ gọi tôi là anh giải phóng hoặc chú bộ đội là được. Còn hôm nay, tôi phải xin lỗi vì theo lệnh của trên, tất cả chúng tôi không được rời vị trí. Xin hẹn anh chị một dịp khác!

Thất vọng vì Phong không thể đi được, hai vợ chồng biếu anh một bịch hoa quả và để lại tên, địa chỉ số nhà: THT số 158/1A...

Những ngày sau đó, đơn vị vẫn cấm ra khỏi khu vực đóng quân. Tiếp đến chuyển về Trung tâm huấn luyện Quang Trung, sau đó về ấp Thuận Kiều - Hóc Môn.

Khoảng 20 ngày sau, toàn Trung đoàn 273 về đóng quân tại căn cứ Phú Lợi tỉnh Bình Dương. Và Đặng Văn Phong vẫn chưa đến nhà đôi vợ chồng ấy như lời hứa được.

./.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ni No Kuni 2

Xe container
Biển số
OF-552113
Ngày cấp bằng
26/1/18
Số km
5,517
Động cơ
211,193 Mã lực
Năm 72 này thật sự thảm khốc, giai đoạn đầu mình tiến nhanh nhưng không có không quân nên sau Mỹ nó chơi bài B-52 quân ta chết nhiều thật. Nếu ko có không quân Mỹ quá mạnh thì ít nhất chiếm 1/2 miền Nam luôn rồi.
Quân Nam Việt Nam về cơ bản nếu ko có hẫu thuẫn từ không lực Mỹ thì kể cả chiến đầu kiên cường cũng không lại được với quân Bắc Việt Nam.
 

HoaMaudon

Xe điện
Biển số
OF-344992
Ngày cấp bằng
1/12/14
Số km
2,013
Động cơ
298,349 Mã lực
Năm 72 này thật sự thảm khốc, giai đoạn đầu mình tiến nhanh nhưng không có không quân nên sau Mỹ nó chơi bài B-52 quân ta chết nhiều thật. Nếu ko có không quân Mỹ quá mạnh thì ít nhất chiếm 1/2 miền Nam luôn rồi.
Quân Nam Việt Nam về cơ bản nếu ko có hẫu thuẫn từ không lực Mỹ thì kể cả chiến đầu kiên cường cũng không lại được với quân Bắc Việt Nam.
Quân VNCH dùng vũ khí Mỹ, theo tư duy đánh trận thuần Mỹ, dưới ô hỏa lực của Mỹ và theo sự chỉ đạo của Mỹ, trên chiến trường Việt Nam

Quân BV dùng vũ khí Nga, theo tư duy đánh trận của Việt Nam, tướng lĩnh Việt Nam chỉ huy, trên chiến trường Việt Nam, không có ai hỗ trợ hỏa lực

Khi mất đi yếu tố Mỹ, thì làm sao mà VNCH kịp chuyển tư duy chiến đấu cho phù hợp được ạ
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
384,616 Mã lực
Theo e thì năm 72 mình đánh ko để chiếm giữ đất, mà để kéo các bên ngồi vào bàn đám phán Paris; sau khi Mỹ-VNCH thua đau ở Đường 9-Nam Lào (1971), và ý định Mỹ rút quân khỏi VN đã khá rõ; và đặc biệt tháng 11/1972 có bầu cử TT Mỹ.

Năm 72 này thật sự thảm khốc, giai đoạn đầu mình tiến nhanh nhưng không có không quân nên sau Mỹ nó chơi bài B-52 quân ta chết nhiều thật. Nếu ko có không quân Mỹ quá mạnh thì ít nhất chiếm 1/2 miền Nam luôn rồi.
Quân Nam Việt Nam về cơ bản nếu ko có hẫu thuẫn từ không lực Mỹ thì kể cả chiến đầu kiên cường cũng không lại được với quân Bắc Việt Nam.
 

Ni No Kuni 2

Xe container
Biển số
OF-552113
Ngày cấp bằng
26/1/18
Số km
5,517
Động cơ
211,193 Mã lực
Theo e thì năm 72 mình đánh ko để chiếm giữ đất, mà để kéo các bên ngồi vào bàn đám phán Paris; sau khi Mỹ-VNCH thua đau ở Đường 9-Nam Lào (1971), và ý định Mỹ rút quân khỏi VN đã khá rõ; và đặc biệt tháng 11/1972 có bầu cử TT Mỹ.
Năm đó là Mỹ bắt đầu lôi kéo Nga và TQ để giảm can thiệp vào VN và cũng là năm bầu cử nên mình đánh với các mục đích chính trị là chính. Cái này cụ chuẩn.
Sau đó Nixon chiến thắng vang dội trong bầu cử, thắng mạnh mẽ luôn. Mỹ cũng không kích B52 miền Bắc và sau đó mình với Mỹ quay lại đàm phán, chốt luôn hiệp định hòa bình mà không cần có Thiệu. Thiệu chỉ được biết tin sau khi mọi thứ đã xong.
Nói chung sau trận 72 này là Mỹ biết Ngụy ko có tuổi với quân miền bắc nên cũng nhân dịp chốt nhanh với mình họ còn ra về. Và đúng thế, họ ra về hết, ko còn binh sĩ chiến đấu, vẫn tăng mạnh viện trợ cho chính phủ miền Nam.
Nhưng đúng như họ nhận định, nếu ko có Mỹ yểm trợ thì quân miền Nam tan nhanh, thật vậy, năm 75 chỉ đánh có 2 tháng là xong việc.
Nên nhớ thời 75 quân miền Nam Việt Nam là lực lượng quân sự hơn 1 triệu quân với khí tài rất mạnh, được đánh giá là top 5 top 10 quân sự thế giới. Nhưng tan rã nhanh chóng, miền Nam đi lính để lĩnh lương, miền Bắc đi lính để giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước.
Khi 2 anh này gặp nhau ko có can thiệp của Mỹ, khi mà mạng sống đặt lên thì đội lĩnh lương nghỉ hết, chỉ còn người đi chiến đầu vì dân tộc là người chiến thắng cuối cùng, quân mình tiến 2 tháng bằng trước đó 30 năm cộng lại.
 

nh0301tn

Xe hơi
Biển số
OF-748045
Ngày cấp bằng
29/10/20
Số km
126
Động cơ
43,918 Mã lực
Nói cho cùng thì cuộc chiến này diễn ra do người Mỹ đã chọn nhầm phe. Họ cho rằng tuy miền Bắc chiếm lý nhưng điều đó có thể bù đắp bằng tiềm lực hùng hậu của nước Mỹ. Nhưng thực tế thì phần đông dân chúng, và đặc biệt là những người tài giỏi họ không đi theo CP VNCH (và có thể là cũng không tham gia QGP). Người có tài họ trân trọng cái tài của mình lắm chứ. Đa số đều chọn giả pháp "lánh đục tìm trong" của cụ Trãi ngày xưa thôi. Nên bộ máy của VNCH được xây dựng chủ yếu dựa trên CP QGVN từ trước đó. Trung tâm quyền lực của nó là hội đồng quân nhân cách mạng, gồm các tướng lĩnh kế thừa của QGVN. Và về sau cũng không thể xoay chuyển tình hình được.
Ở chiều ngược lại, QĐNDVN không gặp phải vấn đề gì về tính chính danh hay lý tưởng nên vẫn quy tụ được nhiều người tài.

Người Mỹ ban đầu không hiểu được đạo lý này. Khi đã hiểu ra thì đã muộn, và họ chỉ muốn rút đi càng nhanh càng tốt.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top