Nói đến trầm hương thường người ta nhắc đến Phật Giáo nơi chốn thanh tịnh, thanh tu, nơi những phật tử tìm đến với mong muốn xua đi những ưu phiền, mệt mỏi, nơi tâm con người ta tĩnh sau những ngày xô bồ, bon chen vật lộn cuộc sống mưu sinh. Trầm hương còn được nhắc đến như 1 liều thuốc an thần trong các triều đại vua, chúa ngày xưa nhằm giảm căng thẳng, mệt mỏi mỏi, tăng sự tập trung cũng như tịnh tâm. Mùi thơm của Trầm hương là mùi hương tự nhiên của núi rừng, của sự thanh tao thuần khiết nơi người ta không ưu phiền, lo toan, buồn giận mà an nhiên tự tại.
Nhưng có mấy ai hiểu được để có thể có những miếng gỗ trầm hương thì nó khó khăn dường nào? Trước đây chỉ có trầm hương tự nhiên nên hàng năm những người làm phu trầm phải vào rừng sâu, núi thẳm để tìm trầm hương về cống tiến. Họ đối mặt với rất nhiều nguy hiểm như bị thú dữ tấn công ăn thịt, bị rắn cắn, tai nạn, bị bệnh rồi bỏ mạng nơi rừng thiêng nước độc. Trầm tự nhiên kiệt quệ theo năm tháng và đến ngày nay gần như không còn trầm hương tự nhiên nữa.
Khi khoa học phát triển người ta bắt đầu nghiên cứu cách tạo trầm trên cây gió bầu và chỉ cây gió bầu mới có trầm hương, bằng cách có thể khoan cho hóa chất hoặc bóc vỏ quét hóa chất nhằm tạo tổn thương cây để tạo trầm. Có một khoảng thời gian từ cuối những năm 199x nở rộ phong trào trồng cây gió bầu, những người nông dân được quảng cáo rằng đây là cây tỉ phú, cứ trồng rồi sẽ có trầm và những đơn vị bán giống cây sẽ thu mua cây gió bầu khi có trầm hương. Nhưng hỡi ơi! Gió bầu trồng thì biết bao giờ mới có trầm tự nhiên được, đợi kiến đục thân ư, cả 1 ha chắc gì đc mấy cây có kiến đục để có trầm, và cây thì bắt đầu chết vợi. Thế rồi họ cứ trồng dặm, trồng thêm, trồng dày như trồng keo, họ nghĩ rằng trồng dày thế để có thể năng xuất, cây thì dễ sâu bệnh, mà cái lạ là lá cây gió bầu rất dễ bị sâu ăn sạch làm chết cây, mà trồng dày 20 năm nó chỉ bằng cổ chân mà chẳng thấy trầm đâu, người nông dân cứ đợi, đợi nữa, đợi mãi nhưng không thấy ai đến mua gió bầu vì người quảng cáo bán giống xong rồi họ cũng đi luôn rồi. Người nông dân chán nản chặt phá gió bầu, mà tệ là cái cây gió bầu này thân xốp, đốt khói đến làm củi cũng không được, chặt xong cũng chẳng biết vất đi đâu.
Tỷ phú thì không thấy đâu nhưng người nông dân nợ thêm tiền phân bón, tiền thuốc sâu bệnh, mất thời gian trông coi, 20 năm cũng ¼ đời người rồi còn đâu, vậy trầm ở đâu? Lại có 1 dạo bùng lên những người được giới thiệu là chuyên tạo trầm đến khoan khoan, đục đục, khoan kín cây và chờ đợi có trầm nhưng khoan nhiều quá cây đứt hết mao mạch nên nó lại lăn ra chết hoặc mục ruỗng thân cây mà vẫn không có trầm. Lại mất, lại chán và lại bỏ.
Bản thân nhà cháu cũng bỏ thời gian đi nhiều khi gặp những vườn cây đó chỉ biết thở dài, giờ dân không tin trồng gió bầu nữa. Thôi thì một mặt đi tìm đất hợp tác trông cây một mặt đành đi tìm kiếm những vườn cây gió bầu chưa bị khoét, bị đục lỗ chỗ, bị bóc vỏ của các hộ dân để hợp tác, sau đó tiếp vi sinh vào mao mạch cây tạo trầm, việc dùng vi sinh là sử dụng vi khuẩn yếm khí là dựa trên cơ chế phản ứng tạo trầm tự nhiên của cây gió bầu để mô phỏng lại, vi khuẩn yếm khí này có có cái lợi là khi khai thác gió bầu và cắt khúc để khô là lúc oxi xâm nhập cũng là lúc các vi khuẩn này sẽ bị tiêu diệt. Tạo trầm xong cũng là lúc hồi hộp vì chỉ sợ bão gió cây gãy, đổ là lại cơm toi.
Chờ đợi lại thêm 5 7 năm nữa những vườn cây tiếp vi sinh đó đã có trầm rồi, giờ là lúc mua lại của người dân, công đoạn này cũng rất công phu và rủi ro, dân không chịu bán mà bảo để cây to hơn nữa bán cho được giá, đời cháu coi như nhọ tập 2. Tiền cứ ra đi mà không biết khi nào quay lại.
Bao nhiêu tiền vi sinh đã đầu tư tiếp vào cây giờ người nông dân không bán biết làm sao? Đất nhà họ, vườn nhà họ mình đâu có vào mà khai thác được, thôi đành cố gắng thuyết phục người nông dân là bán dần mỗi đợt 1 ít để còn về làm ra sản phẩm bán đi lấy tiền duy trì công cuộc tìm đất trồng gió và tạo trầm sau này.
Cũng may trời già vẫn còn thương nên một số hộ dân đã hợp tác, họ đồng ý bán cho mình 1 phần những cây mình đã tạo trầm được 5, 6 năm, thở phào và được an ủi, lại thuê người cắt cây ra thành 1m-2m một khúc, vác cây ra chỗ tập kết, đi xin giấy xác nhận của kiểm lâm và thuê xe tải chở về kho.
Rồi bóc vỏ, xếp lên kệ để khô trong vòng 7-12 tháng.
Sau đó cắt ra khúc nhỏ 25cm, cưa dọc khúc gỗ ra làm 4 hoặc 5 phần rồi bắt đầu dùng đục , nạo để tách bỏ hết phần gỗ trắng, chỉ còn phần gỗ chứa tinh dầu trầm hương được gọi là gỗ trầm.
Rồi nghiền ra thành bột, làm chút nụ, chút nhang có tăm để bán.
Tính ra thì đến khi nghiền ra được bột trầm một cây gió bầu trong điều kiện thuận lợi từ khi trồng đến khi khai thác mất khoảng 20 năm, trong 20 năm ấy mà có đợt bão mạnh là mất ăn mất ngủ. Có lẽ trầm hương cũng như đắc đạo, phải trải qua đủ đắng, cay, mặn thì mơi thấm được vị ngọt của trầm hương.
Nhiều khi nhà cháu tự an ủi bản thân Trầm hương thì nó phải nhiều nốt trầm là đúng rồi, cứ tin vào mình, làm gì cũng phải có sự đam mê, còn sau này nhìn lại công lao thì ít mà khổ lao thì nhiều cũng được, miễn sao sống thanh thản, an nhiên, tự tại và không hối tiếc là được.
À chút nữa quên, các cụ cũng hỏi cháu rất nhiều về cách dùng trầm hương, cháu xin chia sẻ thêm là cách dùng trầm hương làm sao cho tốt thì cần hướng đến sự giản đơn, tiện dụng và hương trầm cần thuần khiết nhất có thể, sau khi phung phí cả mớ tiền mua các loại dụng cụ và dùng trầm miếng mình làm ra để thử thì kết luận cuối cùng chỉ có dùng bột trầm hương và lư điện là vừa tiện vừa, tiết kiệm mà hương trầm thuần khiết không bị lẫn mùi khét của gỗ cháy. Cách dùng thì chỉ đơn giản là chỉnh nhiệt độ lần đầu khoảng 170 độ, sau đó lấy khoảng 2gr bột cho vào đĩa sau đó cho vào lư, đậy nắp lại rồi bật hẹn giờ 2 tiếng vậy là xong. Lần sau chỉ cần lấy đĩa nhỏ đổ bỏ bột trầm đã bay hết tinh dầu rồi cho bột lại và bấm hẹn giờ, đơn giản vậy thôi.
Văn nhà cháu dốt, học cấp 3 tí thì phải thi lại môn văn nên chỉ viết theo cảm nhận thực tế mình đã trải qua, các cụ/mợ đi qua đọc thấy nó lủng củng, lung tung thì cũng bỏ quá cho nhà cháu. Cảm ơn các cụ, các mợ đã đọc chia sẻ ạ!
Nhưng có mấy ai hiểu được để có thể có những miếng gỗ trầm hương thì nó khó khăn dường nào? Trước đây chỉ có trầm hương tự nhiên nên hàng năm những người làm phu trầm phải vào rừng sâu, núi thẳm để tìm trầm hương về cống tiến. Họ đối mặt với rất nhiều nguy hiểm như bị thú dữ tấn công ăn thịt, bị rắn cắn, tai nạn, bị bệnh rồi bỏ mạng nơi rừng thiêng nước độc. Trầm tự nhiên kiệt quệ theo năm tháng và đến ngày nay gần như không còn trầm hương tự nhiên nữa.
Khi khoa học phát triển người ta bắt đầu nghiên cứu cách tạo trầm trên cây gió bầu và chỉ cây gió bầu mới có trầm hương, bằng cách có thể khoan cho hóa chất hoặc bóc vỏ quét hóa chất nhằm tạo tổn thương cây để tạo trầm. Có một khoảng thời gian từ cuối những năm 199x nở rộ phong trào trồng cây gió bầu, những người nông dân được quảng cáo rằng đây là cây tỉ phú, cứ trồng rồi sẽ có trầm và những đơn vị bán giống cây sẽ thu mua cây gió bầu khi có trầm hương. Nhưng hỡi ơi! Gió bầu trồng thì biết bao giờ mới có trầm tự nhiên được, đợi kiến đục thân ư, cả 1 ha chắc gì đc mấy cây có kiến đục để có trầm, và cây thì bắt đầu chết vợi. Thế rồi họ cứ trồng dặm, trồng thêm, trồng dày như trồng keo, họ nghĩ rằng trồng dày thế để có thể năng xuất, cây thì dễ sâu bệnh, mà cái lạ là lá cây gió bầu rất dễ bị sâu ăn sạch làm chết cây, mà trồng dày 20 năm nó chỉ bằng cổ chân mà chẳng thấy trầm đâu, người nông dân cứ đợi, đợi nữa, đợi mãi nhưng không thấy ai đến mua gió bầu vì người quảng cáo bán giống xong rồi họ cũng đi luôn rồi. Người nông dân chán nản chặt phá gió bầu, mà tệ là cái cây gió bầu này thân xốp, đốt khói đến làm củi cũng không được, chặt xong cũng chẳng biết vất đi đâu.
Tỷ phú thì không thấy đâu nhưng người nông dân nợ thêm tiền phân bón, tiền thuốc sâu bệnh, mất thời gian trông coi, 20 năm cũng ¼ đời người rồi còn đâu, vậy trầm ở đâu? Lại có 1 dạo bùng lên những người được giới thiệu là chuyên tạo trầm đến khoan khoan, đục đục, khoan kín cây và chờ đợi có trầm nhưng khoan nhiều quá cây đứt hết mao mạch nên nó lại lăn ra chết hoặc mục ruỗng thân cây mà vẫn không có trầm. Lại mất, lại chán và lại bỏ.
Bản thân nhà cháu cũng bỏ thời gian đi nhiều khi gặp những vườn cây đó chỉ biết thở dài, giờ dân không tin trồng gió bầu nữa. Thôi thì một mặt đi tìm đất hợp tác trông cây một mặt đành đi tìm kiếm những vườn cây gió bầu chưa bị khoét, bị đục lỗ chỗ, bị bóc vỏ của các hộ dân để hợp tác, sau đó tiếp vi sinh vào mao mạch cây tạo trầm, việc dùng vi sinh là sử dụng vi khuẩn yếm khí là dựa trên cơ chế phản ứng tạo trầm tự nhiên của cây gió bầu để mô phỏng lại, vi khuẩn yếm khí này có có cái lợi là khi khai thác gió bầu và cắt khúc để khô là lúc oxi xâm nhập cũng là lúc các vi khuẩn này sẽ bị tiêu diệt. Tạo trầm xong cũng là lúc hồi hộp vì chỉ sợ bão gió cây gãy, đổ là lại cơm toi.
Chờ đợi lại thêm 5 7 năm nữa những vườn cây tiếp vi sinh đó đã có trầm rồi, giờ là lúc mua lại của người dân, công đoạn này cũng rất công phu và rủi ro, dân không chịu bán mà bảo để cây to hơn nữa bán cho được giá, đời cháu coi như nhọ tập 2. Tiền cứ ra đi mà không biết khi nào quay lại.
Bao nhiêu tiền vi sinh đã đầu tư tiếp vào cây giờ người nông dân không bán biết làm sao? Đất nhà họ, vườn nhà họ mình đâu có vào mà khai thác được, thôi đành cố gắng thuyết phục người nông dân là bán dần mỗi đợt 1 ít để còn về làm ra sản phẩm bán đi lấy tiền duy trì công cuộc tìm đất trồng gió và tạo trầm sau này.
Cũng may trời già vẫn còn thương nên một số hộ dân đã hợp tác, họ đồng ý bán cho mình 1 phần những cây mình đã tạo trầm được 5, 6 năm, thở phào và được an ủi, lại thuê người cắt cây ra thành 1m-2m một khúc, vác cây ra chỗ tập kết, đi xin giấy xác nhận của kiểm lâm và thuê xe tải chở về kho.
Rồi bóc vỏ, xếp lên kệ để khô trong vòng 7-12 tháng.
Sau đó cắt ra khúc nhỏ 25cm, cưa dọc khúc gỗ ra làm 4 hoặc 5 phần rồi bắt đầu dùng đục , nạo để tách bỏ hết phần gỗ trắng, chỉ còn phần gỗ chứa tinh dầu trầm hương được gọi là gỗ trầm.
Rồi nghiền ra thành bột, làm chút nụ, chút nhang có tăm để bán.
Tính ra thì đến khi nghiền ra được bột trầm một cây gió bầu trong điều kiện thuận lợi từ khi trồng đến khi khai thác mất khoảng 20 năm, trong 20 năm ấy mà có đợt bão mạnh là mất ăn mất ngủ. Có lẽ trầm hương cũng như đắc đạo, phải trải qua đủ đắng, cay, mặn thì mơi thấm được vị ngọt của trầm hương.
Nhiều khi nhà cháu tự an ủi bản thân Trầm hương thì nó phải nhiều nốt trầm là đúng rồi, cứ tin vào mình, làm gì cũng phải có sự đam mê, còn sau này nhìn lại công lao thì ít mà khổ lao thì nhiều cũng được, miễn sao sống thanh thản, an nhiên, tự tại và không hối tiếc là được.
À chút nữa quên, các cụ cũng hỏi cháu rất nhiều về cách dùng trầm hương, cháu xin chia sẻ thêm là cách dùng trầm hương làm sao cho tốt thì cần hướng đến sự giản đơn, tiện dụng và hương trầm cần thuần khiết nhất có thể, sau khi phung phí cả mớ tiền mua các loại dụng cụ và dùng trầm miếng mình làm ra để thử thì kết luận cuối cùng chỉ có dùng bột trầm hương và lư điện là vừa tiện vừa, tiết kiệm mà hương trầm thuần khiết không bị lẫn mùi khét của gỗ cháy. Cách dùng thì chỉ đơn giản là chỉnh nhiệt độ lần đầu khoảng 170 độ, sau đó lấy khoảng 2gr bột cho vào đĩa sau đó cho vào lư, đậy nắp lại rồi bật hẹn giờ 2 tiếng vậy là xong. Lần sau chỉ cần lấy đĩa nhỏ đổ bỏ bột trầm đã bay hết tinh dầu rồi cho bột lại và bấm hẹn giờ, đơn giản vậy thôi.
Văn nhà cháu dốt, học cấp 3 tí thì phải thi lại môn văn nên chỉ viết theo cảm nhận thực tế mình đã trải qua, các cụ/mợ đi qua đọc thấy nó lủng củng, lung tung thì cũng bỏ quá cho nhà cháu. Cảm ơn các cụ, các mợ đã đọc chia sẻ ạ!
Chỉnh sửa cuối: