Đó là vấn đề của cơ quan quản lý NN, có muốn làm hay không thôi.
Đến cái sim điện thoại còn yêu cầu xác thực thông tin chính chủ, nếu không là khóa.
Tiền chuyển lòng vòng kiều gì rồi cũng ra tài khoản đích để mua hàng, hoặc rút tm, cứ lần ngược lại là ra.Tại sao tài khoản ngân hàng tiềm ẩn nguy cơ tội phạm khá cao trong lừa đảo, rửa tiền, tội phạm, cờ bạc ... lại không thể chuẩn hóa thông tin như dữ liệu cư trú được.
Thông tin tài khoản luôn chuẩn hóa, nhưng người sử dụng tài khoản thì không chuẩn hóa.
Có rất nhiều người, do hiểu biết hạn hẹp, do ham tiền .... sẵn sàng dùng cmt/cccd của mình ra ngân hàng mở tài khoản rồi bán lại cho bọn lừa đảo. NH kiểm tra giấy tờ và mở tài khoản chính chủ cho anh A, hoàn toàn chuẩn theo đúng các thông tin chính chủ của anh A, kèm theo cả thẻ ATM và tài khoản giao dịch điện tử. Ra khỏi NH, anh A "bán" TK vừa mở cho B, tức là giao lại cho B toàn bộ thông tin tài khoản giao dịch điện tử, thẻ ATM ... lấy vài triệu đi uống rượu.
B sử dụng tài khoản đó để nhận tiền lừa đảo, rồi chuyển đi các TK khác qua giao dịch điện tử, hoặc rút ATM... CA bắt A với tư cách là chủ TK thì cũng không xử lý được, vì A không lừa đảo, chỉ có thể kết tội tiếp tay cho lừa đảo. Nhưng với mấy thành phần như A thì cũng bó tay vì bài ca muôn thủa về nghèo đói, thiếu hiểu biết .... Bỏ tù A cũng chỉ tốn cơm nuôi, tốn tiền thuế của dân!
Trước khi phát sinh việc nhận/chuyển tiền lừa đảo, ko ai có thể biết được tài khoản của A mở là TK phạm tội. Chỉ khi vụ việc được báo với cơ quan CA, và xác định có dấu hiệu lừa đảo thì CQCA mới y/c NH khóa tài khoản phục vụ điều tra.