Hệ thống đê sông Hồng và các con sông khác, hệ thống trị thủy ở đồng bằng bắc bộ đã biến ao hồ đầm lầy sông ngòi trở thành đồng bằng cụ ạ. Ko có đê điều từ đời xưa chắc giờ này 1 phần mấy tỉnh ven biển vẫn chưa phải đất liền.
Cụ chả hiểu gì về địa lý, các cụ nhà ta xưa cũng vậy.
Đắp đê làm cho đồng bằng k còn được bồi đắp bởi phù sa, k còn được lũ hàng năm giúp thau chua rửa mặn, mất cân bằng sinh thái, mất nước tưới, mất tôm cá, mất giao thông thủy.
Đắp đê nghĩa là bức tử đồng bằng.
Trị thủy đúng đáng ra phải đào thêm sông, kênh để dẫn nước, phù sa vào đồng ruộng, giúp thoát nước giảm tác hại lũ lụt, tận dụng tài nguyên, vừa hiệu quả vừa bền vững.
Khi đắp đê, vừa mất tài nguyên, mất nguồn sống của đồng bằng, lại vừa không hiệu quả.
Phù sa thay vì bồi đắp cho cả đồng bằng thì tích tụ trong lòng sông làm cho lòng sông ngày càng cao lên, do đó mực nước trong lòng sông cũng bị dâng cao dần, do đó lại phải đắp đê cao lên, cực kỳ tốn kém vất vả, lòng sông càng bị tôn cao thì nguy cơ vỡ đê càng lớn, rủi ro càng cao...cái vòng luẩn quẩn cứ thế lặp đi lặp lại: đắp đê, vỡ đê, lại đắp....
K có đê, các vùng trũng, nhiễm mặn sẽ dần được rửa bởi nước ngọt và bồi lấp bởi phù sa, dần bớt chua bớt trũng, có đê thì quá trình đó (quá trình tạo ra đồng bằng ven sông) bị đứt đoạn, đồng bằng cằn cỗi và thoái hóa dần, tất cả lợi ích khác của sông như tôm, cá, giao thông thủy, nước ngọt bổ sung cho nước ngầm, hệ sinh thái đa dạng...đều mất đi.
Bao nhiêu đời k cần đê (chỉ có các đoạn đê cục bộ bảo vệ từng vùng hẹp cụ thể), đến đời Nguyễn mới ra tay đắp đê sông Hồng quy mô lớn, đời trước vừa đắp xong, đời sau đã thấy là sai lầm k sửa được. Thời Nguyễn rất nhiều nội loạn (hay được gọi là khởi nghĩa nông dân) cũng có phần do dân kiệt quệ vì đắp đê rồi vỡ đê. K đắp đê, nhà Nguyễn chưa chắc đã rối ren đến bị mất nước cho Pháp.
Đê sông Hồng định hình nếp sống vất vả cực nhọc, nghèo túng, bấp bênh, chụp giật qua ngày, không tích lũy..dân bắc kỳ có thể đã k khổ sở, xấu tính nếu k bức tử đồng bằng sông Hồng.
Cái hại của hệ thống đê sông Hồng là vô cùng lớn và lâu dài, k thể sửa chữa.