- Biển số
- OF-91867
- Ngày cấp bằng
- 17/4/11
- Số km
- 5,851
- Động cơ
- 443,611 Mã lực
Đấy, như em nhắc lại câu chuyện tận mắt em chứng kiến với trải nghiệm ở còm trước năm 2018 vào công tác trong đấy thì em vẫn phải công nhận 1 điều đúng như cụ nói là XX trong đấy có làm hay không thôi. Chính vì họ không nghiêm không kiên quyết trong đấu tranh với những nạn cướp giật nên nó mới có cơ hội hoành hành ngang nhiên nhiều năm, dẫn tới niềm tin của người dân mất đi khi gặp những trường hợp cướp giật trên đường phố.Nhìn nó cướp trắng trợn giữa chỗ đông người, giữa ban ngày ban mặt thế này ức chế thật.
Về hành động của áo trắng: có lẽ lúc đó anh ta nghĩ rằng ngay gần xung quanh toàn phụ nữ, mình là thanh niên đàn ông thấy như vậy chẳng nhẽ ko làm gì nên có tí hành động tri hô hùa theo, đạp nhẹ phát... gọi là cho có. Nếu áo trắng đạp mạnh đổ xe xuống hoặc có những hành động quyết liệt hơn thì có thể đã ngăn chặn đc vụ trộm cướp này hoặc chí ít cũng khiến thằng cướp không chạy đc ngay, câu giờ để quần chúng kịp đến tham gia ngăn chặn...
Ai cũng hời hợt, ích kỷ (hay gọi nặng nề hơn là hèn hạ) như vậy thì xã hội loạn cmn hết. Và có thể đến 1 ngày xấu giời nào đó, mình sẽ là nạn nhân.
Về chuyện điều tra truy bắt: với hệ thống camera an ninh dày đặc khắp các con phố ngõ hẻm như bây giờ thì việc theo dấu truy bắt đc bọn trộm cướp xe này nằm trong tâm tay. Vấn đề là XX có làm hay ko thôi.
Rồi thêm nữa là những kiểu tư duy coi bọn cướp giật là "giang hồ", rồi trả thù các kiểu (có thể cũng là từ thời xưa cũng vậy rồi) nên bản thân người dân họ cũng e ngại can thiệp, hỗ trợ hay gần như bàng quan với những vấn nạn xã hội đó (vì họ chứng kiến nhiều mà không thấy có sự cải thiện).
Ngoài này thì gần như đặt hẳn khái niệm "trộm cắp" là phải táng mày no đòn đã rồi báo công an (hiệp 2) cũng từ rất lâu rồi, nên cách hành xử trước vấn đề này là hoàn toàn khác nhau. Cũng vì vậy mà kiểu tội phạm cướp giật cũng không chọn Hanoi (nhất là khu vực phố cổ) làm nơi kiếm ăn được, tỷ lệ xòe và bị dân tóm quá cao