Người đứng đầu hãng xe Nhật đề cập đến việc sáp nhập hoặc hợp nhất để tiếp cận những công nghệ ôtô hàng đầu.
Là hãng ôtô lớn nhất Nhật Bản, nhưng chủ tịch Akio Toyoda của Toyota phải xác nhận hãng này đang tụt hậu so với nhiều đối thủ về phương diện công nghệ hiện đại. Trong bối cảnh toàn ngành chạy đua, thậm chí tạo mối quan hệ đối tác chiến lược với các công ty công nghệ lớn, dường như hãng xe Nhật vẫn dậm chân tại chỗ, không theo đuổi sự phát triển của xe tự lái hay xe điện.
General Motors hoặc Renault-Nissan đã có một số thành tựu nhất định, ngược hẳn với Toyota, dù tập đoàn này có chương trình nghiên cứu và phát triển nhiều tiềm lực.
Ông Akio Toyoda giới thiệu Camry XLE 2018 tại triển lãm ôtô Bắc Mỹ diễn ra đầu năm nay. Ảnh: Reuters.
Tại cuộc họp cổ đông hôm 14/6 vừa qua, ông Akio Toyoda cam kết phát triển để vươn tới những tiến bộ kỹ thuật. Chủ tịch không đưa chiến lược cụ thể, nhưng thừa nhận việc bổ sung vốn đóng vai trò quyết định trong kế hoạch.
"Ngành công nghiệp xe hơi đang trải qua những thay đổi lớn, những ý tưởng tưởng chừng còn rất xa, nhưng đã trở thành hiện thực. Đó là lý do chúng tôi cần đẩy mạnh phát triển để giữ vững vị trí trong ngành", Toyoda nói với các nhà đầu tư, theo Reuters.
Hãng đầu tư hơn 9 tỷ USD mỗi năm cho nghiên cứu và phát triển, nhưng vẫn chưa đủ. Toyota cần tính toán lại cách thức phát triển, bao gồm cả những thương vụ M&A (mua bán sáp nhập) để tồn tại trong tương lai, theo nhận định của người đứng đầu hãng.
Lý do muốn thay đổi của Toyota hoàn toàn chính đáng. Lợi nhuận của tập đoàn năm 2016 giảm 30,1% và doanh số giảm 2,8% so với 2015. Toyota dự đoán, đà giảm tiếp tục diễn ra trong năm nay.
"Chúng tôi biết rằng tập đoàn sẽ tụt hậu nếu tình hình không được thay đổi", Osamu Nagata, Phó Chủ tịch điều hành Toyota, nhấn mạnh. "Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức phục hồi để tạo dựng vị thế", Reuters cho biết.
Toyota cũng nỗ lực tăng tốc phát triển công nghệ. Năm ngoái, nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản thành lập một bộ phận chuyên biệt, dành riêng cho phát triển xe điện. Họ đầu tư một tỷ USD thành lập Viện nghiên cứu trí tuệ nhân tạo và bày tỏ ý định thiết lập quan hệ đối tác tầm cỡ với Uber Technologies và Microsoft.
Kể từ cuối 2016, Toyota rục rịch thực hiện một vài kế sách khác, như bày tỏ mong muốn hợp tác với Suzuki. Mối quan hệ không làm giảm bớt nỗi lo lắng của Toyota về công nghệ, nhưng là cơ sở để hãng bán dòng xe nhỏ ở nhiều thị trường mới ở châu Á. Cũng có những thông tin bên lề về quan hệ đối tác giữa Mazda và Toyota hồi tháng 11/2016. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, mối quan hệ không tạo lợi thế rõ ràng cho Toyota.
Trước đây, Akio Toyoda từng bày tỏ, rằng họ không thực sự tốt trong việc tạo ra liên minh giữa 2 nhà sản xuất. Nhưng Toyota có lẽ buộc phải thay đổi để trở thành một nhà sản xuất xe hơi hiện đại và nhạy bén hơn.
Là hãng ôtô lớn nhất Nhật Bản, nhưng chủ tịch Akio Toyoda của Toyota phải xác nhận hãng này đang tụt hậu so với nhiều đối thủ về phương diện công nghệ hiện đại. Trong bối cảnh toàn ngành chạy đua, thậm chí tạo mối quan hệ đối tác chiến lược với các công ty công nghệ lớn, dường như hãng xe Nhật vẫn dậm chân tại chỗ, không theo đuổi sự phát triển của xe tự lái hay xe điện.
General Motors hoặc Renault-Nissan đã có một số thành tựu nhất định, ngược hẳn với Toyota, dù tập đoàn này có chương trình nghiên cứu và phát triển nhiều tiềm lực.
Ông Akio Toyoda giới thiệu Camry XLE 2018 tại triển lãm ôtô Bắc Mỹ diễn ra đầu năm nay. Ảnh: Reuters.
Tại cuộc họp cổ đông hôm 14/6 vừa qua, ông Akio Toyoda cam kết phát triển để vươn tới những tiến bộ kỹ thuật. Chủ tịch không đưa chiến lược cụ thể, nhưng thừa nhận việc bổ sung vốn đóng vai trò quyết định trong kế hoạch.
"Ngành công nghiệp xe hơi đang trải qua những thay đổi lớn, những ý tưởng tưởng chừng còn rất xa, nhưng đã trở thành hiện thực. Đó là lý do chúng tôi cần đẩy mạnh phát triển để giữ vững vị trí trong ngành", Toyoda nói với các nhà đầu tư, theo Reuters.
Hãng đầu tư hơn 9 tỷ USD mỗi năm cho nghiên cứu và phát triển, nhưng vẫn chưa đủ. Toyota cần tính toán lại cách thức phát triển, bao gồm cả những thương vụ M&A (mua bán sáp nhập) để tồn tại trong tương lai, theo nhận định của người đứng đầu hãng.
Lý do muốn thay đổi của Toyota hoàn toàn chính đáng. Lợi nhuận của tập đoàn năm 2016 giảm 30,1% và doanh số giảm 2,8% so với 2015. Toyota dự đoán, đà giảm tiếp tục diễn ra trong năm nay.
"Chúng tôi biết rằng tập đoàn sẽ tụt hậu nếu tình hình không được thay đổi", Osamu Nagata, Phó Chủ tịch điều hành Toyota, nhấn mạnh. "Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức phục hồi để tạo dựng vị thế", Reuters cho biết.
Toyota cũng nỗ lực tăng tốc phát triển công nghệ. Năm ngoái, nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản thành lập một bộ phận chuyên biệt, dành riêng cho phát triển xe điện. Họ đầu tư một tỷ USD thành lập Viện nghiên cứu trí tuệ nhân tạo và bày tỏ ý định thiết lập quan hệ đối tác tầm cỡ với Uber Technologies và Microsoft.
Kể từ cuối 2016, Toyota rục rịch thực hiện một vài kế sách khác, như bày tỏ mong muốn hợp tác với Suzuki. Mối quan hệ không làm giảm bớt nỗi lo lắng của Toyota về công nghệ, nhưng là cơ sở để hãng bán dòng xe nhỏ ở nhiều thị trường mới ở châu Á. Cũng có những thông tin bên lề về quan hệ đối tác giữa Mazda và Toyota hồi tháng 11/2016. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, mối quan hệ không tạo lợi thế rõ ràng cho Toyota.
Trước đây, Akio Toyoda từng bày tỏ, rằng họ không thực sự tốt trong việc tạo ra liên minh giữa 2 nhà sản xuất. Nhưng Toyota có lẽ buộc phải thay đổi để trở thành một nhà sản xuất xe hơi hiện đại và nhạy bén hơn.