Ở đâu có chiến tranh, ở đó có… Toyota Hilux
Đối với các lực lượng phiến quân, những chiếc xe bán tải Toyota Hilux từ lâu đã trở thành “bạn đồng hành” trung thành như súng AK-47.
Từ khi cuộc chiến leo tháng tại Afghanistan vài năm về trước, chuyên gia chiến lược chính trị và quân sự David Kilcullen đã bắt đầu chú ý đến sự có mặt của một “người lính” đặc biệt, đó là những chiếc xe bán tải Toyota Hilux.
Đối với các lực lượng phiến quân, Toyota Hilux cũng thân thuộc như những chiếc súng AK-47 luôn đồng hành bên họ (ảnh chụp tại Somalia năm 2009).
“Điển hình là ở Afghanistan, các lực lượng phiến quân rất quý trọng những chiếc xe bán tải”, ông Kilcullen cho biết. “Dòng xe bán tải được yêu thích đến nỗi những kẻ sản xuất hàng nhái đã quyết định chọn chúng làm mục tiêu hàng đầu. Đó là lý do vì sao những chiếc xe bán tải nhái xuất hiện tràn ngập trên thị trường và gây thất vọng cho các tay súng. Mọi chuyện chỉ thay đổi khi những chiếc Hilux chất lượng cao với biểu tượng quốc kỳ Canada phía sau xe có mặt tại Afghanistan. Dần dần, theo thời gian, quốc kỳ Canada đã trở thành biểu tượng chất lượng cao tại quốc gia vùng Trung Á”.
Lực lượng đặc biệt của Mỹ cũng dùng xe bán tải Toyota Tacoma (một tên gọi khác của Hilux) để lần theo dấu vết của Taliban và Al Qaeda (ảnh chụp tại Afghanistan năm 2002).
Không chỉ phiến quân Afghanistan “mê” Hilux, các tay súng tại nhiều quốc gia thường xuyên xảy ra chiến tranh cũng chỉ dành thiện cảm cho mẫu xe bán tải Nhật Bản. “Toyota Hilux có mặt ở khắp mọi nơi”, ông Andrew Exum, cựu chiến binh của đội quân Army Ranger khẳng định. “Đối với lực lượng phiến quân, Toyota Hilux cũng quen thuộc như những chiếc súng AK-47. Sau khi Hilux xuất hiện, những chiếc Humvee ngay lập tức bị thất sủng”.
Nếu tìm hiểu kỹ lịch sử, có thể nhận ra sự có mặt của Hilux trong các cuộc chiến trên toàn thế giới từ cuối những năm ’60. Từ Somali, Sudan, Pakistan, Nicaragua, Ethiopia, Rwanda, Liberia, Cộng hòa Congo, Lebanon, Yemen, Iraq đến Mỹ, hình ảnh những chiếc Hilux đã gắn liền với các lực lượng phiến quân.
Theo thông tin của tờ New York Times hồi đầu năm 2000, nếu như thủ lĩnh Taliban Mullah Omar thích lái Chevy Suburban và trùm khủng bố Osama Bin Laden đánh giá cao Landcruiser thì phần lớn các tướng lĩnh của đội quân Al Qaeda đều trung thành với Hilux. Thậm chí đến tận ngày nay, “Toyota Hilux còn trở thành dấu hiệu nhận biết của Al Qaeda tại Pakistan. Họ sử dụng phiên bản 2 khoang để có thể chở lính, quân trang và các loại vũ khí hạng nặng phía sau”, ông Kilcullen tiết lộ.
Các tay súng tại Mogadishu ngồi trên một chiếc Toyota với tên gọi thân mật là "technical" (ảnh chụp tại Somalia năm 1992).
Vì quá phổ biến với những tay súng phiến quân, Hilux nhanh chóng được đặt hẳn tên riêng. Trong cuộc chiến giữa Libya và Chad vào những năm ’80, hầu hết các lực lượng phiến quân đều sử dụng loại bán tải Hilux vừa nhẹ vừa lưu động với cái tên thân mật là Toyota War. Trong khi đó, tại Châu Phi, Hilux lại được gọi là “technical”. Ông Kilcullen giải thích: “Khi các tổ chức phi chính phủ và Liên hợp quốc lần đầu tiên đến Somalia hồi thập niên ‘90, họ không thể mang theo vệ sỹ riêng. Do vậy, họ phải dùng đến ‘technical assistance grants’ (phụ cấp hỗ trợ kỹ thuật) để thuê vệ sỹ và tài xế ngay tại địa phương. Dần dần, từ ‘technical’ trở thành tên ám chỉ các phương tiện thuộc sở hữu của công ty vệ sỹ mà cụ thể là Hilux với vũ khí hạng nặng chở phía sau”.
Tốc độ, tính lưu động và khả năng chở theo nhiều vũ khí của Toyota Hilux chính là ưu điểm được nhiều lực lượng phiến quân đánh giá cao (ảnh chụp tại Afghanistan năm 1996).
Lý do Toyota Hilux được lực lượng phiến quân ưa chuộng nằm ở “tốc độ, tính lưu động và khả năng chở theo nhiều vũ khí”, tiến sỹ Alastair Finlan, chuyên viên nghiên cứu chiến lược tại trường Đại học Aberystwyth của Anh, phân tích. Chính chương trình Top Gear năm 2006 cũng đã chứng minh Toyota Hilux là phương tiện di chuyển phù hợp nhất cho các cuộc chiến. Các nhà sản xuất chương trình đã mua một chiếc Hilux máy dầu 18 năm tuổi và chạy được 190.00 dặm với giá chỉ 1.500 USD để để thử nghiệm độ bền.
Đầu tiên, họ đâm chiếc Hilux vào gốc cây, nhấn chìm nó dưới biển trong 5 tiếng, thả nó rơi xuống đất từ độ cao 3m, thử nghiền nát nó bằng một chiếc mobile home, đập nó bằng quả văng và đốt cháy. Cuối cùng, họ đặt nó trên một tòa nhà cao 73,15 m rồi phá sập tòa nhà. Khi đào chiếc xe ra từ đống gạch vụn, những người thực hiện chương trình Top Gear chỉ cần dùng búa, cờ lê và bình xịt WD-40 để mang nó trở lại hoạt động bình thường. Thậm chí, họ còn không cần dùng đến phụ tùng thay thế.
Theo ông Kevin Hunter, giám đốc thiết kế của Toyota tại California, Hilux là “một mẫu xe bán tải trọng lượng nhẹ với bộ bánh lớn nhưng mang đến những trải nghiệm lái thú vị cho khách hàng. Sở hữu khoảng sáng gầm lớn, Toyota Hilux còn là lựa chọn lý tưởng cho những chuyến off-road”.
Kết cấu khung rắn chắc và tuổi thọ cao cũng là yếu tố thu hút phiến quân của Toyota Hilux (ảnh chụp tại Ethiopia năm 1991).
Ngay từ khi ra đời, Toyota Hilux đã đi kèm kết cấu xát xi rời (body-on-frame). “Phần thân của Hilux được đặt trên bộ khung bằng thép rắn chắc. Nhờ đó, Hilux bền hơn phần lớn các mẫu xe tải hiện đại khác ứng dụng bộ khung liền vỏ. Có những chiếc xe đã chạy được 200.000 – 300.000 dặm mà vẫn còn hoạt động tốt”, ông Hunter ca ngợi. Tuy nhiên, bản thân ông Hunter không hiểu vì sao các lực lượng phiến quân lại ưa chuộng Toyota Hilux vì rất nhiều mẫu xe bán tải do các nhãn hiệu khác sản xuất cũng được trang bị kết cấu xát xi rời.
Maulana Masood Azhar, thủ lĩnh đội quân Jaish-e-Mohammed, trở về quê nhà tại Tây Bắc Pakistan trên một chiếc Toyota Hilux (ảnh chụp năm 2000).
Gắn bó nhiều hơn với các cuộc chiến tại Afghanistan, Pakistan và Iraq, ông Kilcullen hiểu rõ nguyên nhân vì sao phiến quân “mê” Toyota Hilux. Chính “tuổi thọ” cao và khoảng sáng gầm lớn của Toyota Hilux là tiêu chí lựa chọn đầu tiên của các tay súng phiến quân. “Hilux thường được dùng như một phương tiện chuyên chở hiện đại. Chúng mang vũ khí vào vị trí cần thiết, di chuyển quân nhanh và tháo dỡ dễ dàng”, ông Kilcullen nói.
Ông Exum bổ sung thêm: “Vì ai cũng dùng Hilux nên phụ tùng thay thế rất sẵn có và mọi người thợ đều biết cách sửa chữa. Đó là ưu thế lớn của Hilux”.
Đối với các lực lượng phiến quân, những chiếc xe bán tải Toyota Hilux từ lâu đã trở thành “bạn đồng hành” trung thành như súng AK-47.
Từ khi cuộc chiến leo tháng tại Afghanistan vài năm về trước, chuyên gia chiến lược chính trị và quân sự David Kilcullen đã bắt đầu chú ý đến sự có mặt của một “người lính” đặc biệt, đó là những chiếc xe bán tải Toyota Hilux.
Đối với các lực lượng phiến quân, Toyota Hilux cũng thân thuộc như những chiếc súng AK-47 luôn đồng hành bên họ (ảnh chụp tại Somalia năm 2009).
Lực lượng đặc biệt của Mỹ cũng dùng xe bán tải Toyota Tacoma (một tên gọi khác của Hilux) để lần theo dấu vết của Taliban và Al Qaeda (ảnh chụp tại Afghanistan năm 2002).
Nếu tìm hiểu kỹ lịch sử, có thể nhận ra sự có mặt của Hilux trong các cuộc chiến trên toàn thế giới từ cuối những năm ’60. Từ Somali, Sudan, Pakistan, Nicaragua, Ethiopia, Rwanda, Liberia, Cộng hòa Congo, Lebanon, Yemen, Iraq đến Mỹ, hình ảnh những chiếc Hilux đã gắn liền với các lực lượng phiến quân.
Theo thông tin của tờ New York Times hồi đầu năm 2000, nếu như thủ lĩnh Taliban Mullah Omar thích lái Chevy Suburban và trùm khủng bố Osama Bin Laden đánh giá cao Landcruiser thì phần lớn các tướng lĩnh của đội quân Al Qaeda đều trung thành với Hilux. Thậm chí đến tận ngày nay, “Toyota Hilux còn trở thành dấu hiệu nhận biết của Al Qaeda tại Pakistan. Họ sử dụng phiên bản 2 khoang để có thể chở lính, quân trang và các loại vũ khí hạng nặng phía sau”, ông Kilcullen tiết lộ.
Các tay súng tại Mogadishu ngồi trên một chiếc Toyota với tên gọi thân mật là "technical" (ảnh chụp tại Somalia năm 1992).
Vì quá phổ biến với những tay súng phiến quân, Hilux nhanh chóng được đặt hẳn tên riêng. Trong cuộc chiến giữa Libya và Chad vào những năm ’80, hầu hết các lực lượng phiến quân đều sử dụng loại bán tải Hilux vừa nhẹ vừa lưu động với cái tên thân mật là Toyota War. Trong khi đó, tại Châu Phi, Hilux lại được gọi là “technical”. Ông Kilcullen giải thích: “Khi các tổ chức phi chính phủ và Liên hợp quốc lần đầu tiên đến Somalia hồi thập niên ‘90, họ không thể mang theo vệ sỹ riêng. Do vậy, họ phải dùng đến ‘technical assistance grants’ (phụ cấp hỗ trợ kỹ thuật) để thuê vệ sỹ và tài xế ngay tại địa phương. Dần dần, từ ‘technical’ trở thành tên ám chỉ các phương tiện thuộc sở hữu của công ty vệ sỹ mà cụ thể là Hilux với vũ khí hạng nặng chở phía sau”.
Tốc độ, tính lưu động và khả năng chở theo nhiều vũ khí của Toyota Hilux chính là ưu điểm được nhiều lực lượng phiến quân đánh giá cao (ảnh chụp tại Afghanistan năm 1996).
Đầu tiên, họ đâm chiếc Hilux vào gốc cây, nhấn chìm nó dưới biển trong 5 tiếng, thả nó rơi xuống đất từ độ cao 3m, thử nghiền nát nó bằng một chiếc mobile home, đập nó bằng quả văng và đốt cháy. Cuối cùng, họ đặt nó trên một tòa nhà cao 73,15 m rồi phá sập tòa nhà. Khi đào chiếc xe ra từ đống gạch vụn, những người thực hiện chương trình Top Gear chỉ cần dùng búa, cờ lê và bình xịt WD-40 để mang nó trở lại hoạt động bình thường. Thậm chí, họ còn không cần dùng đến phụ tùng thay thế.
Theo ông Kevin Hunter, giám đốc thiết kế của Toyota tại California, Hilux là “một mẫu xe bán tải trọng lượng nhẹ với bộ bánh lớn nhưng mang đến những trải nghiệm lái thú vị cho khách hàng. Sở hữu khoảng sáng gầm lớn, Toyota Hilux còn là lựa chọn lý tưởng cho những chuyến off-road”.
Kết cấu khung rắn chắc và tuổi thọ cao cũng là yếu tố thu hút phiến quân của Toyota Hilux (ảnh chụp tại Ethiopia năm 1991).
Maulana Masood Azhar, thủ lĩnh đội quân Jaish-e-Mohammed, trở về quê nhà tại Tây Bắc Pakistan trên một chiếc Toyota Hilux (ảnh chụp năm 2000).
Ông Exum bổ sung thêm: “Vì ai cũng dùng Hilux nên phụ tùng thay thế rất sẵn có và mọi người thợ đều biết cách sửa chữa. Đó là ưu thế lớn của Hilux”.