Phân nhánh châu Âu của Toyota tuyên bố sẽ tiếp tục sử dụng R134a - một chất làm lạnh cho hệ thống điều hòa ô tô bị cấm ở EU.
Chỉ thị 2006/40/EC có hiệu lực từ ngày 1/1/2013 của Liên minh châu Âu (EU) đã cấm sử dụng chất làm lạnh R134a cho hệ thống điều hòa ô tô được cấp phép tiêu thụ từ đầu năm 2011. Các xe đã được cấp phép trước năm 2011 thì đến năm 2017 mới phải tuân theo chỉ thị này và xe của Toyota nằm trong số đó nên vẫn có thể dùng chất làm lạnh R134a.
Sau các cuộc thử nghiệm an toàn, tất cả các nhà sản xuất ô tô châu Âu khác đã chuyển sang sử dụng chất làm lạnh R1234yf của công ty Honeywell và Dupont cho các mẫu xe mới. Đây là chất mà EU bắt buộc các hãng phải sử dụng.
Toyota đã tiến hành các cuộc thử nghiệm an toàn độc lập đối với chất làm lạnh R1234yf của công ty Honeywell và Dupont, thấy rằng chất này hoàn toàn an toàn trong trường hợp xảy ra va chạm với xe. Tuy nhiên, việc Mercedes từ chối sử dụng chất này đã khiến khách mua xe ở cả Đức và nước ngoài e ngại về độ an toàn, nên Toyota tạm thời dùng trở lại chất làm lạnh R134a để trấn an người tiêu dùng.
“Không thể loại trừ khả năng chất làm lạnh mới có thể gây nguy hiểm cho người ngồi trên xe và những người tham gia giao thông,” Bộ trưởng Bộ giao thông Đức nói. “Những kết quả nghiên cứu khoa học hiện có chưa đủ để đi đến đánh giá nguy cơ cuối cùng.”
Viện giao thông liên bang Đức KBA và Bộ trưởng Bộ giao thông Đức - ông Peter Ramsauer - đều đã có ý kiến bằng văn bản gửi tới Ủy ban châu Âu (EC), cho rằng nên cho phép Daimler được tiếp tục sử dụng chất làm lạnh bị cấm này cho tới khi hoàn tất quá trình đánh giá khoa học.
Tuy nhiên, người phát ngôn Corazza của EC cho biết, nếu như vậy, có thể Daimler sẽ xem như xe của họ không cần phải tuân thủ chỉ thị nói trên nữa. “EC cam kết đảm bảo mức an toàn cao nhất của xe và có nhiệm vụ đảm bảo rằng các quy định của EU được áp dụng thống nhất, đồng bộ,” ông nói.
Các cơ quan chức năng Pháp đã từ chối cấp phép cho tất cả xe ô tô của Mercedes sử dụng chất làm lạnh R134a trong hệ thống điều hòa, nên các mẫu Toyota GT86, Toyota Prius+ và Lexus GS chắc chắn cũng sẽ bị cấm tại Pháp vì sử dụng chất này.
Hầu hết các nước thành viên EU đều ủng hộ quan điểm của Pháp, nhưng không có nước nào quyết liệt tới mức cấm tiêu thụ xe sử dụng chất này.
Pháp, EU và tập đoàn mẹ của Mercedes là Daimler sẽ đưa vấn đề này ra giải quyết tại tòa án, và sớm nhất là giữa tháng 9 tới mới có phán quyết. Toyota sẽ đợi phán quyết của toàn trước khi chuyển sang dùng chất làm lạnh R1234yf theo quy định mới của EU.
Chỉ thị 2006/40/EC có hiệu lực từ ngày 1/1/2013 của Liên minh châu Âu (EU) đã cấm sử dụng chất làm lạnh R134a cho hệ thống điều hòa ô tô được cấp phép tiêu thụ từ đầu năm 2011. Các xe đã được cấp phép trước năm 2011 thì đến năm 2017 mới phải tuân theo chỉ thị này và xe của Toyota nằm trong số đó nên vẫn có thể dùng chất làm lạnh R134a.
Sau các cuộc thử nghiệm an toàn, tất cả các nhà sản xuất ô tô châu Âu khác đã chuyển sang sử dụng chất làm lạnh R1234yf của công ty Honeywell và Dupont cho các mẫu xe mới. Đây là chất mà EU bắt buộc các hãng phải sử dụng.
Toyota đã tiến hành các cuộc thử nghiệm an toàn độc lập đối với chất làm lạnh R1234yf của công ty Honeywell và Dupont, thấy rằng chất này hoàn toàn an toàn trong trường hợp xảy ra va chạm với xe. Tuy nhiên, việc Mercedes từ chối sử dụng chất này đã khiến khách mua xe ở cả Đức và nước ngoài e ngại về độ an toàn, nên Toyota tạm thời dùng trở lại chất làm lạnh R134a để trấn an người tiêu dùng.
“Không thể loại trừ khả năng chất làm lạnh mới có thể gây nguy hiểm cho người ngồi trên xe và những người tham gia giao thông,” Bộ trưởng Bộ giao thông Đức nói. “Những kết quả nghiên cứu khoa học hiện có chưa đủ để đi đến đánh giá nguy cơ cuối cùng.”
Viện giao thông liên bang Đức KBA và Bộ trưởng Bộ giao thông Đức - ông Peter Ramsauer - đều đã có ý kiến bằng văn bản gửi tới Ủy ban châu Âu (EC), cho rằng nên cho phép Daimler được tiếp tục sử dụng chất làm lạnh bị cấm này cho tới khi hoàn tất quá trình đánh giá khoa học.
Tuy nhiên, người phát ngôn Corazza của EC cho biết, nếu như vậy, có thể Daimler sẽ xem như xe của họ không cần phải tuân thủ chỉ thị nói trên nữa. “EC cam kết đảm bảo mức an toàn cao nhất của xe và có nhiệm vụ đảm bảo rằng các quy định của EU được áp dụng thống nhất, đồng bộ,” ông nói.
Các cơ quan chức năng Pháp đã từ chối cấp phép cho tất cả xe ô tô của Mercedes sử dụng chất làm lạnh R134a trong hệ thống điều hòa, nên các mẫu Toyota GT86, Toyota Prius+ và Lexus GS chắc chắn cũng sẽ bị cấm tại Pháp vì sử dụng chất này.
Hầu hết các nước thành viên EU đều ủng hộ quan điểm của Pháp, nhưng không có nước nào quyết liệt tới mức cấm tiêu thụ xe sử dụng chất này.
Pháp, EU và tập đoàn mẹ của Mercedes là Daimler sẽ đưa vấn đề này ra giải quyết tại tòa án, và sớm nhất là giữa tháng 9 tới mới có phán quyết. Toyota sẽ đợi phán quyết của toàn trước khi chuyển sang dùng chất làm lạnh R1234yf theo quy định mới của EU.
Nhật Minh
Link