Em có cậu bạn làm trong nghề báo chuyên theo dõi mảng du lịch nội địa cũng đã lâu nay. Mấy hôm trước có hồ hởi dẫn dụ em tham gia du lịch cùng với thành ý "Giá rẻ - chất lượng vừa vừa" nhưng may quá em lại kô nghỉ dài để đi như thế được.
Sáng nay thì em nhận được cái mail này. Mail cậu ta gửi cho tay Giám đốc công ty du lịch đã tổ chức Tour kia với tư cách là vừa là bạn vừa là 1 cộng tác viên góp ý về cách tổ chức tour du lịch, lại vừa là 1 khách hàng - 1 nạn nhân.
Em post lên đây để các bác cùng đọc với mong muốn lấy đó làm 1 kinh nghiệm khi mua tour qua các công ty du lịch.
Chào ông,
Sau khi tắm giặt, ăn sáng, tôi phải ngồi ngay vào máy tính kẻo những thông tin thu thập được sau chuyến đi rơi rụng mất.
Sở dĩ gần đây tôi liên tục hỏi tour của bên ông bởi công việc căng thẳng muốn đi nghỉ ngơi, từ lâu đã biết biển Mũi Né tuyệt đẹp nên muốn xem và tắm, muốn đi chụp ảnh làm tư liệu.
Nhưng tôi thất vọng đến 90% về hành trình và rất nhiều cực hình đeo đuổi tôi đến khi đặt chân trở về Nội Bài mới thoát.
Bực bội nhất là bỏ tiền đi du lịch mà ngay từ khi bước chân lên xe đã khó chịu. Rồi từ sáng ngày thứ hai là bị ức chế suốt hành trình.
Ngay từ khi lên ô-tô rời Nhà hát Lớn, tôi đã chột dạ về thành phần của đoàn. Y như rằng, lên máy bay một ông nhà ở Đội Cấn (ngồi ngoài cùng của hàng ghế) đã gác chân trái lên ghế, chân phải ghếch lên đằng sau thanh dựa tay của ghế trước mặt.
Sau khi ăn trên máy bay, 1 thằng giảng viên (nhóm từ 1 trường CĐ nào đó ở Hải Phòng) ngồi cạnh tôi xỉa răng xong liền gài vào cái chốt giữ khay đựng đồ ăn (gắn sau lưng ghế trước mặt). Thế là tôi biết ngay đời mình khốn nạn rồi. Lên ô-tôi rời Tân Sơn Nhất, đoàn Hải Phòng giở nhãn ra ăn. Vừa ra khỏi trung tâm TP. thằng này (vẫn ngồi cạnh tôi) gom rác nhãn vào 1 túi nilông to rồI điềm nhiên mở cửa kính thả toẹt xuống đường. Đám xung quanh mặt thản nhiên như không!
Tôi thấy quá hãi hùng với hành vi này. Hơn nữa, dân Sài Gòn rất gấu và sẵn sàng phản ứng trước những sự bất bình. Chỉ sợ có thằng “hảo hán” nào đi sau phóng xe lên chặn đầu ô-tô, chửi thì ôi mặt (ngay sau đó là ông gọi điện hỏi tình hình). Liệu Xxxx có thể đưa 1 khẩu hiệu bảo vệ môi trường vào trong tờ chương trình phát cho khách?
Cứ đến bữa cơm là một cực hình đối với tôi vì buộc phải chung đụng tối đa với ba nhóm HảI Phòng, Đội Cấn - Bưởi, vợ chồng ông bà già kia. Bát canh dù đã có muôi song tất cả thò đũa vào ngoáy, bới loạn cả lên để vớt cái – tôi đành dùng nước chè chan canh.
Hãi hùng nhất là họ tỏ lòng thân thiện bằng cách dùng đầu đũa ăn cơm (đút ra đút vào mồm mình, dính đầy dãi dớt, dịch vị tiêu hóa của mình) gắp thức ăn thả vào bát người khác. Họ gắp vào bát mình rồi, chẳng lẽ gắp ra cự tuyệt.
Lậy giời thằng Đội Cấn “thân thiện” nhất không mắc ho lao thối phổi hoặc bất kỳ bệnh nào truyền qua đường hô hấp, dãi dớt…
Phúc đức là vì đồ ăn đạm bạc và tôi chọn ngồi với đám trẻ con nên đến ngày thứ 3, không còn tình trạng “gắp hộ” này.
Lúc đó tôi mới thấy sơ suất không hỏi trước thành phần mà mình ghép cùng là ai. Tuy nhiên, không phải đổ lỗi nhưng rõ ràng bên ông chuyên tổ chức tour nên phải chuyên nghiệp hơn trong việc này. Tôi chủ quan cho rằng, nhân viên của ông mới chỉ biết ghép đoàn nghĩa là phép cộng cơ học số khách lại với nhau sao cho đủ đáp ứng yêu cầu của VNA, mà không hiểu sâu sắc rằng kinh doanh du lịch là “kinh doanh” con người. Mà con người là tổng hòa của các quan hệ xã hội, rất phức tạp.
Nếu biết trước, ông có mời miễn phí tôi cũng không bao giờ đi với đoàn “khác hệ” một trời một vực này.
Tour giảm giá của Redtour ưu thế hơn hẳn nhiều tour tương tự của Hanoitourist, Vietrantour, 30A… là do “đi sớm về muộn”. Nhưng trước khi đi hai ngày, bên ông gửi mail và gọi điện báo bay từ Hà NộI vào lúc 8g chứ không phải 6g như ban đầu!? Tôi thắc mắc vé đặt trước hàng tháng trời, sao đến phút chót lại thay đổi như vậy?! Và thất vọng vì ưu thế trên không còn.
Đặc biệt, như vậy ngày tour đầu tiên mất đứt 2g nên lẽ ra Xxxx phải bàn với khách - qua mail - xem bỏ điểm tham quan nào, giữ điểm nào (hoặc báo là do VNA không cho bay giờ đẹp nên lữ hành chủ động đảo lại lịch trình). Nhưng phía Xxxx không hề có động thái như vậy.
Kết quả, khoảng 17g30 xe tới phế tích cụm tháp Posanư. Đặc điểm của phế tích tháp Chàm là chủ yếu còn mỗi các xác, bên trong vô cùng nghèo nàn (riêng ở đây chẳng thấy linh vật, tượng nào). Do đó đòi hỏi HDV phải giới thiệu rất kỹ về lịch sử, kiến trúc – văn hóa, tôn giáo liên quan tới cụm tháp. Nhưng rất tiếc HDV giới thiệu sơ sài và nói: “Đoàn đến muộn quá nên HDV của Ban quản lý di tích về hết rồi chứ đến sớm được nghe họ giới thiệu rất hay”!
Tôi đánh giá cao câu nói thẳng thắn này song nghĩ rằng tour Mũi Né là thuộc dạng “lòng bàn tay” của HDV Sài Gòn. Đâu cần phải quá phụ thuộc HDV tại chỗ.
Nếu khách đông, tôi sẽ bỏ vai “khách du lịch” để chụp ảnh làm tư liệu, khi nào cần thì lấy ra kiếm tí nhuận bút. Nhưng buổi chiều tà, khách lác đác đến tháp. Vài khách Âu đến chỉ 15’ là đi ngay. Còn khách Việt còn mải ưỡn ẹo đứng tạo dáng chụp ảnh. Chụp ảnh cũng chẳng nổi, thăm quan cũng chẳng xong - bực cả mình!
Xxxx phải thừa biết đã muộn rồi thì chạy thẳng về Mũi Né còn hơn. May ra còn kịp ngâm chân xuống biển.
Xxxx lại còn ghi chú trong chương trình: Chương trình có thể thay đổi cho phù hợp với giờ bay, vẫn đảm bảo đủ các điểm tham qua! Thật là vớ vẩn, bay muộn hơn, thời gian bị cắt ngắn hơn thì phải lựa chọn chỉ còn thăm những điểm đáng thăm chứ vẫn đảm bảo đủ để làm gì? Khách du lịch có phải gà đâu mà lùa đi cho đủ để về khỏi thắc mắc. Thà đến thăm để hiểu rõ về 1 điểm còn hơn quáng quàng đến 3 điểm mà chẳng hiểu gì.
Đơn cử, ngày đầu tiên chương trình ghi trên đường đến Mũi Né còn thăm bến cá Cầu Kè, di tích lầu Ông Hoàng, bãi đá Ông Địa, làng cổ Mũi Né.
Ối giời với cái gọi là di tích lầu Ông Hoàng (đọc chương trình rất tò mò), HDV kể ngày xửa ngày xưa là biệt thự của 1 thằng Tây, rồi Hàn Mặc Tử cặp bồ với Mộng Cầm (chưa nghe thấy ai bảo ông này cặp với bà này cả), đưa nhau lên đó tình tang đàn ca sáo nhị. Rồi Mỹ - ngụy đập cái nhà đó đi xây lô cốt. Từ ô-tô, nhìn lên đó là cái cục đen đen như cục gạch (xác lô cốt). Làm du lịch bằng cách huy động cật lực trí tưởng tượng của khách thế này thì chết. Đã qua rồi cái thời “nhồi” vào tai khách nội địa hết truyền thuyết đến dã sử… Phải có mắt thấy tai nghe chứ.
Nhưng thế cũng còn may, vì chẳng thấy bãi đá với làng cổ đâu. Bến cá thì nhìn lướt qua. Hóa ra Xxxx chơi tiểu xảo, cứ ghi “tham quan” chung chung cũng có nghĩa là vào thăm (tháp Pôsanư), cũng có nghĩa đi lướt qua rồi nhìn theo tay HDV chỉ và tưởng tượng. Khi xe bắt đầu vào địa phận Bình Thuận, HDV cũng có nói rõ một số điểm sẽ đến, một số điểm chỉ đi qua. Vậy tại sao không ghĩ rõ chi tiết này vào chương trình từ đầu mà khi “sự đã rồi” mớI để HDV nói!?
Vào đến thị xã Phan Thiết, HDV chỉ 1 nhà 4 tầng khung bê-tông mới xây, bên ngoài bán báo, kể: “Nhà bà Mộng Cầm, chết cách đây 2 năm”! Xin thưa với ông rằng nữ sĩ Mộng Cầm không nổi tiếng (không có mặt trong Thi nhân Việt Nam) để khách du lịch Bắc quan tâm tới đâu. Bản thân tôi thi khối C, thích Thơ MớI mà cũng chưa từng đọc tác phẩm của bà này.
Tháp nước Bình Thuận nổi tiếng - được UBND tỉnh Bình Thuận chọn làm biểu tượng của tỉnh – to lù lù trên đường thì HDV lại không giới thiệu. Chẳng lẽ tôi cầm mic giới thiệu đây là biểu tượng của tỉnh, xây từ thời Tây. Đặc biệt, Chủ tịch Nước CHDCND Lào Cay-xỏn-phôn-vi-hản tham gia thiết kế tháp này vì dưới thời Pháp thuộc thường xuyên biệt phái công chức 3 nước Đông Dương sang làm việc ở nước kia (trước ông này hình như cũng học trường Bưởi). Trong kháng chiến chống Pháp, Cay-xỏn sang chiến khu Việt Minh và khi đang đi thuyền vượt sông, máy bay Pháp phát hiện đuổi theo bắn. Một sĩ quan trẻ (con trai một vị nhân sĩ Hà Nội) được giao bảo vệ lãnh tụ cách mạng Lào đã nằm đè lên người Cay-xỏm để che đạn và trúng đạn, hy sinh…
Đi hướng dẫn đoàn khách Bắc thì phải như thế mới ăn được tiền bo.
Chương trình ghi rõ trưa này đầu tiên ăn ở nhà hàng Lộc Phát, tối ăn tại nhà hàng Nồi Đất (Mũi Né), HDV cũng nói như vậy.
Nhưng trưa lại ăn ở nhà hàng Lộc Lộc Phát - trong siêu thị Big C. Không rõ Lộc Lộc Phát có phải Lộc Phát hay không, nhưng ở Hà Nội có nhiều nhà hàng Ông Già, Anh Tú béo lắm…
Tối, đánh xe vào bãi xe nhà hàng Nồi Đất được nửa thân xe thì HDV chạy từ nhà hàng ra xe lấy chương trình rồi chạy vào. Lát sau chạy ra nói nhà hàng kín chỗ, sang nhà hàng Hương Trà “cùng hệ thống” (!?)
Xe chạy tiếp 15’, mọi ngườI bắt đầu đùa: “Chắc chạy về Sài Gòn ăn tối” thì tới một nhà hàng bình dân. 2 bàn của Xxxx được bố trí ở góc nóng nhất, đồ ăn rất tệ và không hợp vì nóng như vậy mà vẫn bố trí canh cá đặt trên bếp đun bằng cồn khô. Cơm thì làm tôi nhớ lại cơm sinh viên, cho dù ngon hơn 1 chút.
Dù đồ ăn còn thừa mứa khá nhiều, mọi người mau chóng ăn cho xong bữa vì vừa nóng, vừa nhạc đinh tai nhức óc (1 bệnh viện ở Sài Gòn đặt ăn ở đây cho CBCNV). Ra ngoài hiên uống nước, thằng cha Đội Cấn nói thẳng với vợ chồng già: “Cháu biết thừa bọn Nồi Đất bán đoàn mình sang đây”!
Dọc đường tại Bình Thuận, HDV nói khá kỹ về thanh long, đặc biệt là loại thanh long ruột đỏ thơm ngon và đắt hơn ruột trắng. Khi ăn trưa ngày thứ hai tại Hòn Rơm, thấy nhà hàng mang ra quả ruột trắng tráng miệng, thằng cha ĐộI Cấn hỏi sao không cho ăn ruột đỏ thì cô nhân viên trả lời: “Ruột đỏ ai không ăn quen sẽ thấy bị hôi”!? Mọi người phì cười. Thà nói toẹt Xxxx đặt ăn giá đó thì chỉ có ruột trắng thôi còn đỡ lố bịch hơn.
Đến sẩm tối chiều ngày thứ ba, trong khi chờ ăn tại nhà hàng Bùn Khoáng, 1 em HảI Phòng bảo rất nhiều ngườI trong nhóm này chê bữa ăn tối đầu tiên rồi thản nhiên hỏi toẹt vào mặt HDV: “Anh đặt ăn như vậy được hưởng bao nhiêu %”? Vô phúc, món tráng miệng của bữa này là chuối xanh lè. Một bà ở Bưởi nhìn thấy cười hà hà: “Nhà hàng nấu ốc thừa chuối xanh à” làm tất cả cười ồ theo!
Ăn thì thấy chuối nhàn nhạt, thoang thoảng vị hơi ngòn ngọt và phảng phất mùi chát của vỏ chuối. Chắc rằng không phải phong tục ở đây là ăn chuối trong “giai đoạn” này bởI hàng hoa quả rong ngoài đường hoặc các điểm bán hoa quả cố định đều bán chuối chín vàng…
Đáng chú ý, đồ ăn tệ còn do cách đặt thực đơn. Trời thì nóng, khách Bắc không sao quen nổi với cách nồi canh đun sùng sục trên bếp đốt cồn khô (dùng để ăn lẩu). Mà không đun thì sợ chưa chín. Canh thì hầu như bữa nào cũng là cá với giá đỗ, dọc mùng, dứa… Lờ lợ ngòn ngọt, chối quá.
Đặc biệt, bữa tối cuối cùng ở SGN ăn ở nhà hàng Đồng Thảo - tạm gọi là sang trọng - nhưng thực đơn nghèo nàn và vớ vẩn quá thể. Ai vào SGN để ăn chả giò (nem) vì làm sao ngon bằng nem Hà Nội. Lại thêm đĩa tép rang thịt (thực tế là thịt lợn cả nạc lẫn mỡ rim với tôm “thiếu niên”), trông bình dân kinh khủng và “chửi” nhau với khung cảnh nhà hàng. Du lịch tới “hòn ngọc Viễn Đông” mà ăn trứng vịt tráng độn cà chua, rau muống xào thì ngang với ăn ở căng-tin báo Đất Việt à?
Tôi có cảm giá vào Đồng Thảo mà gọi món như thế thì thật xấu hổ. Không rõ sau đó, nhà hàng có khinh dân Bắc kỳ không.
Nhìn chung, một số bữa ăn đều ở mức đạm bạc như nhiều người nhận xét. Có hai bữa, bát cuối tôi ăn cơm không dưới nước thịt, không phải vì hết thức ăn. Tôi lưu ý ông là 2 nhóm khách Đội Cấn - Bưởi, Hải Phòng chi trả rất thấp (không thấy bo hoặc kêu gọi đoàn bo cho HDV, 5 đàn ông trong tổng số các bữa ăn chỉ dám gọi 2 chai bia, liên tục xin thêm nước lọc - nước chè ăn với cơm…) mà họ còn chê như vậy.
Nếu không phải Xxxx ăn lãi quá nhiều, nên đặt ăn tối thiểu 100.000 đồng/khách/bữa chính như Saigontourist Hà Nội đang áp dụng (ở SGN phải ăn ít nhất 150.000 đồng).
Không hiểu Hanoitourist, Vietrantour cho khách ăn 70.000 đồng/bữa chính, thậm chí Fiditour và nhiều công ty trong SGN còn cho khách ăn 60.000 đồng/bữa thì còn tệ hại đến đâu.
Ở đây, cá nhân tôi (một số DN LH cũng cho như vậy) còn đề nghị bỏ ngay tiết mục nhạc công biểu diễn nhạc cụ dân tộc cách bàn ăn 1m (ở nhà hàng Đồng Thảo), trong lúc khách nhồm nhoàm nhai và tranh nhau nói chuyện. Bố trí như vậy là hạ thấp văn hóa phi truyền thống. Nhạc cụ truyền thống phải được biểu diễn trong 1 không gian phù hợp, phục vụ người nghe phù hợp đang chú ý lắng nghe và trân trọng giá trị của nhạc cụ và nhạc công, chứ không thể đặt trong môi trường như vậy. Hoặc biểu diễn trong phòng ăn rất rộng, cách xa các bàn ăn…
Tôi vừa ăn, vừa ngậm ngùi cho người nữ nhạc công, vừa thương cho cái thân hẩm hiu của mình vớ phải cái tour xúi quẩy.
(Còn nữa)
Sáng nay thì em nhận được cái mail này. Mail cậu ta gửi cho tay Giám đốc công ty du lịch đã tổ chức Tour kia với tư cách là vừa là bạn vừa là 1 cộng tác viên góp ý về cách tổ chức tour du lịch, lại vừa là 1 khách hàng - 1 nạn nhân.
Em post lên đây để các bác cùng đọc với mong muốn lấy đó làm 1 kinh nghiệm khi mua tour qua các công ty du lịch.
Chào ông,
Sau khi tắm giặt, ăn sáng, tôi phải ngồi ngay vào máy tính kẻo những thông tin thu thập được sau chuyến đi rơi rụng mất.
Sở dĩ gần đây tôi liên tục hỏi tour của bên ông bởi công việc căng thẳng muốn đi nghỉ ngơi, từ lâu đã biết biển Mũi Né tuyệt đẹp nên muốn xem và tắm, muốn đi chụp ảnh làm tư liệu.
Nhưng tôi thất vọng đến 90% về hành trình và rất nhiều cực hình đeo đuổi tôi đến khi đặt chân trở về Nội Bài mới thoát.
Bực bội nhất là bỏ tiền đi du lịch mà ngay từ khi bước chân lên xe đã khó chịu. Rồi từ sáng ngày thứ hai là bị ức chế suốt hành trình.
Ghép đoàn không phải phép cộng cơ học
Ngay từ khi lên ô-tô rời Nhà hát Lớn, tôi đã chột dạ về thành phần của đoàn. Y như rằng, lên máy bay một ông nhà ở Đội Cấn (ngồi ngoài cùng của hàng ghế) đã gác chân trái lên ghế, chân phải ghếch lên đằng sau thanh dựa tay của ghế trước mặt.
Sau khi ăn trên máy bay, 1 thằng giảng viên (nhóm từ 1 trường CĐ nào đó ở Hải Phòng) ngồi cạnh tôi xỉa răng xong liền gài vào cái chốt giữ khay đựng đồ ăn (gắn sau lưng ghế trước mặt). Thế là tôi biết ngay đời mình khốn nạn rồi. Lên ô-tôi rời Tân Sơn Nhất, đoàn Hải Phòng giở nhãn ra ăn. Vừa ra khỏi trung tâm TP. thằng này (vẫn ngồi cạnh tôi) gom rác nhãn vào 1 túi nilông to rồI điềm nhiên mở cửa kính thả toẹt xuống đường. Đám xung quanh mặt thản nhiên như không!
Tôi thấy quá hãi hùng với hành vi này. Hơn nữa, dân Sài Gòn rất gấu và sẵn sàng phản ứng trước những sự bất bình. Chỉ sợ có thằng “hảo hán” nào đi sau phóng xe lên chặn đầu ô-tô, chửi thì ôi mặt (ngay sau đó là ông gọi điện hỏi tình hình). Liệu Xxxx có thể đưa 1 khẩu hiệu bảo vệ môi trường vào trong tờ chương trình phát cho khách?
Cứ đến bữa cơm là một cực hình đối với tôi vì buộc phải chung đụng tối đa với ba nhóm HảI Phòng, Đội Cấn - Bưởi, vợ chồng ông bà già kia. Bát canh dù đã có muôi song tất cả thò đũa vào ngoáy, bới loạn cả lên để vớt cái – tôi đành dùng nước chè chan canh.
Hãi hùng nhất là họ tỏ lòng thân thiện bằng cách dùng đầu đũa ăn cơm (đút ra đút vào mồm mình, dính đầy dãi dớt, dịch vị tiêu hóa của mình) gắp thức ăn thả vào bát người khác. Họ gắp vào bát mình rồi, chẳng lẽ gắp ra cự tuyệt.
Mà ăn vào thì buồn nôn lắm!
Lậy giời thằng Đội Cấn “thân thiện” nhất không mắc ho lao thối phổi hoặc bất kỳ bệnh nào truyền qua đường hô hấp, dãi dớt…
Phúc đức là vì đồ ăn đạm bạc và tôi chọn ngồi với đám trẻ con nên đến ngày thứ 3, không còn tình trạng “gắp hộ” này.
Lúc đó tôi mới thấy sơ suất không hỏi trước thành phần mà mình ghép cùng là ai. Tuy nhiên, không phải đổ lỗi nhưng rõ ràng bên ông chuyên tổ chức tour nên phải chuyên nghiệp hơn trong việc này. Tôi chủ quan cho rằng, nhân viên của ông mới chỉ biết ghép đoàn nghĩa là phép cộng cơ học số khách lại với nhau sao cho đủ đáp ứng yêu cầu của VNA, mà không hiểu sâu sắc rằng kinh doanh du lịch là “kinh doanh” con người. Mà con người là tổng hòa của các quan hệ xã hội, rất phức tạp.
Nếu biết trước, ông có mời miễn phí tôi cũng không bao giờ đi với đoàn “khác hệ” một trời một vực này.
Mất 2g tour mà không bàn lại lịch trình
Tour giảm giá của Redtour ưu thế hơn hẳn nhiều tour tương tự của Hanoitourist, Vietrantour, 30A… là do “đi sớm về muộn”. Nhưng trước khi đi hai ngày, bên ông gửi mail và gọi điện báo bay từ Hà NộI vào lúc 8g chứ không phải 6g như ban đầu!? Tôi thắc mắc vé đặt trước hàng tháng trời, sao đến phút chót lại thay đổi như vậy?! Và thất vọng vì ưu thế trên không còn.
Đặc biệt, như vậy ngày tour đầu tiên mất đứt 2g nên lẽ ra Xxxx phải bàn với khách - qua mail - xem bỏ điểm tham quan nào, giữ điểm nào (hoặc báo là do VNA không cho bay giờ đẹp nên lữ hành chủ động đảo lại lịch trình). Nhưng phía Xxxx không hề có động thái như vậy.
Kết quả, khoảng 17g30 xe tới phế tích cụm tháp Posanư. Đặc điểm của phế tích tháp Chàm là chủ yếu còn mỗi các xác, bên trong vô cùng nghèo nàn (riêng ở đây chẳng thấy linh vật, tượng nào). Do đó đòi hỏi HDV phải giới thiệu rất kỹ về lịch sử, kiến trúc – văn hóa, tôn giáo liên quan tới cụm tháp. Nhưng rất tiếc HDV giới thiệu sơ sài và nói: “Đoàn đến muộn quá nên HDV của Ban quản lý di tích về hết rồi chứ đến sớm được nghe họ giới thiệu rất hay”!
Tôi đánh giá cao câu nói thẳng thắn này song nghĩ rằng tour Mũi Né là thuộc dạng “lòng bàn tay” của HDV Sài Gòn. Đâu cần phải quá phụ thuộc HDV tại chỗ.
Nếu khách đông, tôi sẽ bỏ vai “khách du lịch” để chụp ảnh làm tư liệu, khi nào cần thì lấy ra kiếm tí nhuận bút. Nhưng buổi chiều tà, khách lác đác đến tháp. Vài khách Âu đến chỉ 15’ là đi ngay. Còn khách Việt còn mải ưỡn ẹo đứng tạo dáng chụp ảnh. Chụp ảnh cũng chẳng nổi, thăm quan cũng chẳng xong - bực cả mình!
Xxxx phải thừa biết đã muộn rồi thì chạy thẳng về Mũi Né còn hơn. May ra còn kịp ngâm chân xuống biển.
Xxxx lại còn ghi chú trong chương trình: Chương trình có thể thay đổi cho phù hợp với giờ bay, vẫn đảm bảo đủ các điểm tham qua! Thật là vớ vẩn, bay muộn hơn, thời gian bị cắt ngắn hơn thì phải lựa chọn chỉ còn thăm những điểm đáng thăm chứ vẫn đảm bảo đủ để làm gì? Khách du lịch có phải gà đâu mà lùa đi cho đủ để về khỏi thắc mắc. Thà đến thăm để hiểu rõ về 1 điểm còn hơn quáng quàng đến 3 điểm mà chẳng hiểu gì.
Làm tiểu xảo lừa khách?
Đơn cử, ngày đầu tiên chương trình ghi trên đường đến Mũi Né còn thăm bến cá Cầu Kè, di tích lầu Ông Hoàng, bãi đá Ông Địa, làng cổ Mũi Né.
Ối giời với cái gọi là di tích lầu Ông Hoàng (đọc chương trình rất tò mò), HDV kể ngày xửa ngày xưa là biệt thự của 1 thằng Tây, rồi Hàn Mặc Tử cặp bồ với Mộng Cầm (chưa nghe thấy ai bảo ông này cặp với bà này cả), đưa nhau lên đó tình tang đàn ca sáo nhị. Rồi Mỹ - ngụy đập cái nhà đó đi xây lô cốt. Từ ô-tô, nhìn lên đó là cái cục đen đen như cục gạch (xác lô cốt). Làm du lịch bằng cách huy động cật lực trí tưởng tượng của khách thế này thì chết. Đã qua rồi cái thời “nhồi” vào tai khách nội địa hết truyền thuyết đến dã sử… Phải có mắt thấy tai nghe chứ.
Nhưng thế cũng còn may, vì chẳng thấy bãi đá với làng cổ đâu. Bến cá thì nhìn lướt qua. Hóa ra Xxxx chơi tiểu xảo, cứ ghi “tham quan” chung chung cũng có nghĩa là vào thăm (tháp Pôsanư), cũng có nghĩa đi lướt qua rồi nhìn theo tay HDV chỉ và tưởng tượng. Khi xe bắt đầu vào địa phận Bình Thuận, HDV cũng có nói rõ một số điểm sẽ đến, một số điểm chỉ đi qua. Vậy tại sao không ghĩ rõ chi tiết này vào chương trình từ đầu mà khi “sự đã rồi” mớI để HDV nói!?
Như vậy không gọi là lừa khách thì gọi là gì?
Vào đến thị xã Phan Thiết, HDV chỉ 1 nhà 4 tầng khung bê-tông mới xây, bên ngoài bán báo, kể: “Nhà bà Mộng Cầm, chết cách đây 2 năm”! Xin thưa với ông rằng nữ sĩ Mộng Cầm không nổi tiếng (không có mặt trong Thi nhân Việt Nam) để khách du lịch Bắc quan tâm tới đâu. Bản thân tôi thi khối C, thích Thơ MớI mà cũng chưa từng đọc tác phẩm của bà này.
Tháp nước Bình Thuận nổi tiếng - được UBND tỉnh Bình Thuận chọn làm biểu tượng của tỉnh – to lù lù trên đường thì HDV lại không giới thiệu. Chẳng lẽ tôi cầm mic giới thiệu đây là biểu tượng của tỉnh, xây từ thời Tây. Đặc biệt, Chủ tịch Nước CHDCND Lào Cay-xỏn-phôn-vi-hản tham gia thiết kế tháp này vì dưới thời Pháp thuộc thường xuyên biệt phái công chức 3 nước Đông Dương sang làm việc ở nước kia (trước ông này hình như cũng học trường Bưởi). Trong kháng chiến chống Pháp, Cay-xỏn sang chiến khu Việt Minh và khi đang đi thuyền vượt sông, máy bay Pháp phát hiện đuổi theo bắn. Một sĩ quan trẻ (con trai một vị nhân sĩ Hà Nội) được giao bảo vệ lãnh tụ cách mạng Lào đã nằm đè lên người Cay-xỏm để che đạn và trúng đạn, hy sinh…
Đi hướng dẫn đoàn khách Bắc thì phải như thế mới ăn được tiền bo.
Ăn đạm bạc, khách nghi bị bán
Chương trình ghi rõ trưa này đầu tiên ăn ở nhà hàng Lộc Phát, tối ăn tại nhà hàng Nồi Đất (Mũi Né), HDV cũng nói như vậy.
Nhưng trưa lại ăn ở nhà hàng Lộc Lộc Phát - trong siêu thị Big C. Không rõ Lộc Lộc Phát có phải Lộc Phát hay không, nhưng ở Hà Nội có nhiều nhà hàng Ông Già, Anh Tú béo lắm…
Tối, đánh xe vào bãi xe nhà hàng Nồi Đất được nửa thân xe thì HDV chạy từ nhà hàng ra xe lấy chương trình rồi chạy vào. Lát sau chạy ra nói nhà hàng kín chỗ, sang nhà hàng Hương Trà “cùng hệ thống” (!?)
Xe chạy tiếp 15’, mọi ngườI bắt đầu đùa: “Chắc chạy về Sài Gòn ăn tối” thì tới một nhà hàng bình dân. 2 bàn của Xxxx được bố trí ở góc nóng nhất, đồ ăn rất tệ và không hợp vì nóng như vậy mà vẫn bố trí canh cá đặt trên bếp đun bằng cồn khô. Cơm thì làm tôi nhớ lại cơm sinh viên, cho dù ngon hơn 1 chút.
Dù đồ ăn còn thừa mứa khá nhiều, mọi người mau chóng ăn cho xong bữa vì vừa nóng, vừa nhạc đinh tai nhức óc (1 bệnh viện ở Sài Gòn đặt ăn ở đây cho CBCNV). Ra ngoài hiên uống nước, thằng cha Đội Cấn nói thẳng với vợ chồng già: “Cháu biết thừa bọn Nồi Đất bán đoàn mình sang đây”!
Dọc đường tại Bình Thuận, HDV nói khá kỹ về thanh long, đặc biệt là loại thanh long ruột đỏ thơm ngon và đắt hơn ruột trắng. Khi ăn trưa ngày thứ hai tại Hòn Rơm, thấy nhà hàng mang ra quả ruột trắng tráng miệng, thằng cha ĐộI Cấn hỏi sao không cho ăn ruột đỏ thì cô nhân viên trả lời: “Ruột đỏ ai không ăn quen sẽ thấy bị hôi”!? Mọi người phì cười. Thà nói toẹt Xxxx đặt ăn giá đó thì chỉ có ruột trắng thôi còn đỡ lố bịch hơn.
Đến sẩm tối chiều ngày thứ ba, trong khi chờ ăn tại nhà hàng Bùn Khoáng, 1 em HảI Phòng bảo rất nhiều ngườI trong nhóm này chê bữa ăn tối đầu tiên rồi thản nhiên hỏi toẹt vào mặt HDV: “Anh đặt ăn như vậy được hưởng bao nhiêu %”? Vô phúc, món tráng miệng của bữa này là chuối xanh lè. Một bà ở Bưởi nhìn thấy cười hà hà: “Nhà hàng nấu ốc thừa chuối xanh à” làm tất cả cười ồ theo!
Ăn thì thấy chuối nhàn nhạt, thoang thoảng vị hơi ngòn ngọt và phảng phất mùi chát của vỏ chuối. Chắc rằng không phải phong tục ở đây là ăn chuối trong “giai đoạn” này bởI hàng hoa quả rong ngoài đường hoặc các điểm bán hoa quả cố định đều bán chuối chín vàng…
Đáng chú ý, đồ ăn tệ còn do cách đặt thực đơn. Trời thì nóng, khách Bắc không sao quen nổi với cách nồi canh đun sùng sục trên bếp đốt cồn khô (dùng để ăn lẩu). Mà không đun thì sợ chưa chín. Canh thì hầu như bữa nào cũng là cá với giá đỗ, dọc mùng, dứa… Lờ lợ ngòn ngọt, chối quá.
Đặc biệt, bữa tối cuối cùng ở SGN ăn ở nhà hàng Đồng Thảo - tạm gọi là sang trọng - nhưng thực đơn nghèo nàn và vớ vẩn quá thể. Ai vào SGN để ăn chả giò (nem) vì làm sao ngon bằng nem Hà Nội. Lại thêm đĩa tép rang thịt (thực tế là thịt lợn cả nạc lẫn mỡ rim với tôm “thiếu niên”), trông bình dân kinh khủng và “chửi” nhau với khung cảnh nhà hàng. Du lịch tới “hòn ngọc Viễn Đông” mà ăn trứng vịt tráng độn cà chua, rau muống xào thì ngang với ăn ở căng-tin báo Đất Việt à?
Tôi có cảm giá vào Đồng Thảo mà gọi món như thế thì thật xấu hổ. Không rõ sau đó, nhà hàng có khinh dân Bắc kỳ không.
Nhìn chung, một số bữa ăn đều ở mức đạm bạc như nhiều người nhận xét. Có hai bữa, bát cuối tôi ăn cơm không dưới nước thịt, không phải vì hết thức ăn. Tôi lưu ý ông là 2 nhóm khách Đội Cấn - Bưởi, Hải Phòng chi trả rất thấp (không thấy bo hoặc kêu gọi đoàn bo cho HDV, 5 đàn ông trong tổng số các bữa ăn chỉ dám gọi 2 chai bia, liên tục xin thêm nước lọc - nước chè ăn với cơm…) mà họ còn chê như vậy.
Nếu không phải Xxxx ăn lãi quá nhiều, nên đặt ăn tối thiểu 100.000 đồng/khách/bữa chính như Saigontourist Hà Nội đang áp dụng (ở SGN phải ăn ít nhất 150.000 đồng).
Không hiểu Hanoitourist, Vietrantour cho khách ăn 70.000 đồng/bữa chính, thậm chí Fiditour và nhiều công ty trong SGN còn cho khách ăn 60.000 đồng/bữa thì còn tệ hại đến đâu.
Ở đây, cá nhân tôi (một số DN LH cũng cho như vậy) còn đề nghị bỏ ngay tiết mục nhạc công biểu diễn nhạc cụ dân tộc cách bàn ăn 1m (ở nhà hàng Đồng Thảo), trong lúc khách nhồm nhoàm nhai và tranh nhau nói chuyện. Bố trí như vậy là hạ thấp văn hóa phi truyền thống. Nhạc cụ truyền thống phải được biểu diễn trong 1 không gian phù hợp, phục vụ người nghe phù hợp đang chú ý lắng nghe và trân trọng giá trị của nhạc cụ và nhạc công, chứ không thể đặt trong môi trường như vậy. Hoặc biểu diễn trong phòng ăn rất rộng, cách xa các bàn ăn…
Tôi vừa ăn, vừa ngậm ngùi cho người nữ nhạc công, vừa thương cho cái thân hẩm hiu của mình vớ phải cái tour xúi quẩy.
(Còn nữa)
Chỉnh sửa cuối: