E ko thích design của xe Hàn, thì e loại nó ngay vòng gửi xe...thì mấy sao đâu còn ý nghĩa gì nữa?
. Và tại sao cụ nâng tầm quan trọng của cái thử nghiệm va chạm góc thế, trong khi còn hàng chục thử nghiệm khác, từ va trước, va sau, va cạnh, va người đi bộ ....quan trọng ko kém!
Về độ bền theo thời gian thì việc giải thích cho các bác fans hàn hay vào đây rất khó, vì cách nhìn của các bác ấy là options, thấy người ngồi cái xe Toy là bảo "bầy đàn".
Thực tế, người Việt mình bắt đầu đi xe nhiều chưa lâu, những gì mình đang làm là học theo cái gì thế giới đã và đang thực hiện. Tín nhiệm về độ lành (gọi theo tiếng lóng trong Ọp - mà ngôn ngữ trên các tạp chí chuyên họ gọi là "reliable") của Xe Toy và những cái xe Nhật khác thì ngay
TÜV (cơ quan kiểm định xe duy nhất của Đức) họ cũng khẳng định trên các thống kê công khai hàng năm, mặc dù đất nước họ có đủ các thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới và khi làm thống kê chắc người làm trực tiếp trong thâm tâm vẫn mong kết quả xe Đức đứng trên xe Nhật!
Còn thực tế hạ tầng -> dẫn đến tai nạn ở VN lại rất khác với ở các nước phát triển. Dù tốc độ xe chạy không cao, hay có thể nói rất thấp, nhưng khoảng cách các tình huống dẫn đến tai nạn lại rất ngắn, bất ngờ xảy ra rất nhanh làm hạn chế rất nhiều các tiện ích an toàn mà ở những nơi khác đã chứng minh hiệu quả.
Không ai phủ nhận ưu điểm của những cái xe được chế tạo tốt, lợi ích của các tiện ích an toàn, nhưng 1 cái xe không có hoặc không đủ tiện ích an toàn cũng chẳng có nghĩa là nó không thể chạy được an toàn ở VN. Có rất nhiều ví dụ cho thấy nhiều người lái những cái xe "ơ kìa" cả mấy chục năm không để xảy ra va chạm, nhưng lên 1 cái đủ mọi tính năng thì đi bệnh viện. Với cách nhìn "options" chả lẽ lại nói là do tốt quá dẫn đến tai nạn?
Nếu thống kê được tỷ lệ nguyên nhân tai nạn do phương tiện, do thiếu tiện ích an toàn với các nguyên nhân khác thì có thể thấy tuyệt đại đa số tai nạn ở VN mình là lỗi do "con người"!