- Biển số
- OF-172766
- Ngày cấp bằng
- 20/12/12
- Số km
- 100
- Động cơ
- 343,463 Mã lực
Số 10: M24 (Mỹ)
M24 là súng bắn tỉa cỡ nòng 7,62x51mm được sản xuất bởi công ty Remington, Mỹ. Súng bắn tỉa này được đưa vào sử dụng trong quân đội Mỹ từ năm 1988. M24 có chiều dài tổng thể 1.092mm, nòng súng dài 660,4mm hoặc 685,8mm với biến thể M24A3. Trọng lượng 7,3kg bao gồm cả đạn và kính ngắm.
Các xạ thủ bắn tỉa của Mỹ đang tập luyện với súng M 24.
Nòng súng được làm bằng thép không gỉ 416R với 5 rãnh xuyên tâm, M24 được tích hợp sẵn kính ngắm Leupold Ultra M3A 10x42, kính ngắm này có thể tháo rời, súng cũng có thể trang bị kính ngắm hồng ngoại cho nhiệm vụ bắn đêm. M24 hoạt động theo cơ chế “Bolt action”(lên đạn, đóng mở khóa nòng bằng tay).
Súng có 5 viên đạn được nạp sẵn bên trong với biến thể đầu tiên, hộp tiếp đạn 10 viên tháo rời với biến thể M24A2, hộp tiếp đạn 5 viên tháo rời với biến thể M23A3.
Điểm nổi bật của M24 là độ chính xác rất cao, nòng súng có thể duy trì độ chính xác sau khi bắn đến 10.000 viên đạn. M24 có tầm bắn hiệu quả khoảng 800 m, các thử nghiệm tại thao trường ghi nhận súng có thể bắn chính xác ở phạm vi tới 1.000 m, tầm bắn tối đa 1.500 m.
M24 là súng bắn tỉa tiêu chuẩn của quân đội Mỹ từ năm 1988 cho đến năm 2010, hiện tại loại súng bắn tỉa này vẫn được nâng cấp để kéo dài thời gian sử dụng.
Số 9: SR25 (Mỹ)
SR 25 là một súng trường bắn tỉa bán tự động được thiết kế bởi Eugene Stoner cho quân đội Mỹ vào năm 1990. Bản thân SR 25 là một súng trường tấn công nhưng được thiết kế đặc biệt cho nhiệm vụ bắn tỉa, nó có đến 60% bộ phận được hoán đổi giữa AR-15 và M16.
SR 25 đang là súng bắn tỉa tiêu chuẩn cho lực lượng đặc biệt Mỹ USSOCOM.
SR 25 sử dụng hộp tiếp đạn 7,62x51mm cơ số 10 hoặc 20 viên, súng có chiều dài 1,118mm, nòng súng dài 610mm, trọng lượng 4,88kg với đầy đủ trang bị. Súng hoạt động theo cơ chế trích khí với bệ khóa nòng gắn khóa nòng xoay. Nòng súng được thiết kế với 5 rãnh xoắn xuyên tâm giúp bắn chính xác hơn, phía trên thân súng có đường ray kiểu URX II Picatinny cho phép dễ dàng gắn thêm các loại kính ngắm tùy nhiệm vụ.
Bộ chỉ huy các hoạt động đặc biệt Mỹ USSOCOM đã chọn SR 25 làm súng bắn tỉa tiêu chuẩn cho lực lượng này. Do súng hoạt động theo cơ chế bán tự động nên tốc độ bắn nhanh hơn so với súng bắn tỉa lên đạn bằng tay nên rất phù hợp với các hoạt động tác chiến nhanh của USSOCOM.
Số 8: L42 Enfield (Anh)
Hiếm có loại súng bắn tỉa nào lại có được chỗ đứng lâu như L42. Súng bắn tỉa này được ra đời vào năm 1907 nhưng vẫn còn được sử dụng cho đến tận hôm nay. L42 đã tham gia vào cả hai cuộc chiến tranh thế giới cũng như những cuộc xung đột quân sự khác.
Tên tuổi của L 42 đã được khẳng định trong hơn 1 thế kỷ qua.
L42 có thiết kế khá đơn giản, thân súng được làm bằng gỗ, nòng súng và các bộ phận quan trọng được làm bằng thép. L42 hoạt động theo cơ chế “bolt action”, súng có chiều dài 1.130mm, nòng súng dài 635mm, trọng lượng khoảng 4kg tùy vào loại gỗ làm thân súng.
Súng sử dụng hộp tiếp đạn 7,7x56mm cơ số 5 viên hoặc 10 viên cho biến thể sản xuất đầu tiên, trước Thế chiến thứ 2. Sau khi NATO đưa ra tiêu chuẩn cỡ đạn 7,62x51mm thì L42 đã được sửa đổi để sử dụng loại đạn mới này. L42 nổi bật ở tính đơn giản và hiệu quả cao, súng có tầm bắn khoảng 800 mét, tầm bắn tối đa 1.829 m.
Số 7: M 21 (Mỹ)
M 21 là một súng bắn tỉa bán tự động được đưa vào sử dụng trong quân đội Mỹ từ năm 1969. Súng sử dụng hộp tiếp đạn tiêu chuẩn NATO 7,62x51mm cơ số 5-20 viên. M 21 có chiều dài 1.118mm, nòng súng dài 560mm, trọng lượng 5,27kg chưa bao gồm kính ngắm. Súng được trang bị kính ngắm quang học Leupold MK4 10x40.
Một xạ thủ Mỹ đang nhắm mục tiêu với súng bắn tỉa M 21.
Súng có tầm bắn hiệu quả khoảng 822 mét, M 21 đã được sử dụng trong chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991. M 21 đã nhường vài trò súng bắn tỉa tiêu chuẩn của quân đội Mỹ cho M 24 nhưng nó vẫn còn được sử dụng ở một số đơn vị quân đội Mỹ.
Số 6: PSG 1 (Đức)
PSG 1 là một súng bắn tỉa bán tự động được phát triển bởi công ty chế tạo vũ khí nổi tiếng thế giới Heckler & Koch của Đức. Súng được đưa vào sử dụng trong quân đội Đức từ năm 1972 đến nay. PSG 1 hoạt động theo cơ chế “blowback” (tức sử dụng trực tiếp áp lực từ viên đạn được khai hỏa để đẩy toàn bộ khối khóa nòng về sau và lên đạn mới).
PSG 1 được đánh giá là súng bắn tỉa bán tự động chính xác nhất thế giới hiện nay.
Súng có chiều dài 1.230mm, nòng súng dài 650mm, trọng lượng 7,2kg, PSG 1 sử dụng hộp tiếp đạn tiêu chuẩn NATO 7,62x51mm cơ số 5-20 viên tùy biến thể. PSG 1 được trang bị kính ngắm quang học Hendsoldt ZF6x42PSG1. Súng có chân chống ổn định phía trước với 3 chân cố định phía dưới cùng một chân chống phía trên có thể xoay được giúp xạ thủ dễ dàng chuyển đổi góc bắn.
PSG 1 được đánh giá là súng bắn tỉa bán tự động chính xác hàng đầu thế giới hiện nay, tầm bắn hiệu quả của súng khoảng 800 mét.
Số 5: Dragunov SVD Nga
Dragunov SVD là súng bắn tỉa bán tự động được chế tạo và đưa vào sử dụng tại Liên Xô năm 1963. Ngay khi được đưa vào sử dụng SVD đã nhanh chóng khẳng định được giá trị của mình và trở thành súng bắn tỉa tiêu chuẩn cho quân đội Liên Xô cũng như rất nhiều quốc gia khác trên thế giới.
SVD đã được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam và trở thành súng bắn tỉa tiêu chuẩn cho bộ binh. Trong tay những xạ thủ xuất sắc của quân đội Việt Nam SVD đã lập nhiều chiến công hiển hách. Tên tuổi và giá trị của SVD càng trở nên nổi tiếng qua chiến tranh Việt Nam.
Tên tuổi của SVD đã được khẳng định qua hơn nửa thế kỷ chinh chiến.
Súng có chiều dài 1,225mm với biến thể SVD tiêu chuẩn, nòng súng dài 610mm, trọng lượng 5,02kg. SVD hoạt động theo cơ chế trích khí với bệ khóa nòng gắn khóa nòng xoay. Nòng súng khá dài và mỏng nhằm giảm trọng lượng và tăng tầm bắn, bên trong được mạ crome chống mài mòn, nòng súng được thiết kế với 4 rãnh.
SVD sử dụng hộp tiếp đạn 7,62x54mm cơ số 10 viên, tốc độ bắn 30 viên/phút, tầm bắn hiệu quả khoảng 800 mét, tầm bắn tối đa 1.200 - 1.300 mét với kính ngắm quang học. SVD được trang bị kính ngắm quang học PSO-1 với khả năng phóng đại 4 lần.
Điểm mạnh của SVD là độ chính xác cao, trọng lượng nhẹ, dễ dàng ngắm trúng mục tiêu mà không cần sự hỗ trợ của các chân chống như những súng bắn tỉa khác. Mặc dù đã đưa vào sử dụng hơn nửa thế kỷ qua nhưng đến nay SVD vẫn là một trong những súng bắn tỉa hàng đầu thế giới hiện nay.
Số 4: AS 50 Anh
AS 50 là một súng bắn tỉa hạng nặng sử dụng cỡ đạn 12,7x99mm tiêu chuẩn NATO, súng được sản xuất bởi Accuracy International. AS 50 được chế tạo vào năm 2006, nó được làm chủ yếu từ titan nhẹ cho phép tăng độ bền khi hoạt động.
Súng có chiều dài 1.369mm, nòng súng dài 692mm, trọng lượng 12,2kg chưa bao gồm kính ngắm và đạn. Do khối lượng khá nặng nên súng cần có sự hỗ trợ của chân chống phía trước khi bắn. AS 50 hoạt động theo cơ chế trích khí cho phép bắn với tốc độ khá nhanh, súng có thể bắn 5 viên trong vòng chỉ 1,6 giây, đây chính là điểm nổi bật của súng bắn tỉa này.
AS 50 được trang bị tích hợp kính ngắm quang học hoặc kính ngắm hồng ngoại, súng có thể bắn chính xác ở khoảng cách tới 1.500mm. Súng sử dụng hộp tiếp đạn 5 hoặc 10 viên có thể tháo rời. AS 50 đã được trang bị cho lực lượng đặc nhiệm Anh và NAVY Seal của Mỹ. AS 50 là công cụ cực kỳ hiệu quả để tiêu diệt các mục tiêu từ khoảng cách rất xa mà các súng bắn tỉa cỡ nòng nhỏ hơn không với tới.
Số 3: Barrett M82
M82 cũng là một súng bắn tỉa hạng nặng sử dụng cỡ đạn 12,7x99mm. Nó được thiết kế để tiêu diệt các phương tiện chiến đấu của đối phương như xe bọc thép nhẹ, thiết bị thông tin liên lạc, radar… M82 được sản xuất bởi Barrett Firearms một trong những công ty chế tạo súng bắn tỉa hàng đầu thế giới. Súng bắn đầu được sử dụng trong quân đội Mỹ từ năm 1982 đến nay.
M82 đang nắm tới 4 trong số 13 kỷ lục bắn tỉa của thế giới.
Súng có chiều dài 1.400mm, nòng súng dài 813mm, trọng lượng 13,5kg, M82 sử dụng hộp tiếp đạn 10 viên cỡ nòng 12,7x99mm. M82 hoạt động theo cơ chế sử dụng trực tiếp lực giật của viên đạn khi nổ để đẩy khối khóa nòng về sau và tống võ đạn ra ngoài cũng như lên viên đạn mới.
M82 được thiết kế với ống giảm giật đặc biệt phía trước nòng súng cho phép triệt tiêu một phần lực giật của súng khi bắn. Súng có tầm bắn hiệu quả lên đến 1.800 mét, tầm bắn tối đa tới 2.600 mét, nó có thể sử dụng ống giảm thanh cho các nhiệm vụ tấn công bí mật.
Số 2: Cheytac 0.408 cal Mỹ
Cheytac 0.408 là một súng bắn tỉa hạng nặng tầm xa được thiết kế để tiêu diệt các phương tiện chiến đấu của đối phương từ xa. Nó được thiết kế bởi John Taylor và William O. Wordman vào năm 2001, súng được thiết kế để duy trì độ chính xác ở phạm vi tới 2.000 mét. Loại súng bắn tỉa này bao gồm 2 biến thể M100 và M200.
Loại đạn 0.408 cal đang tạo nên sự khác biệt và ưu thế vượt trội cho Cheytac 0.408 so với các súng bắn tỉa khác.
Súng sử dụng một loại đạn hoàn toàn mới được gọi là 0.408 cal (10,4x77mm), loại đạn này nhỏ hơn một chút so với loại đạn 0.5 BMG(12,7x99mm). Đạn 0.408 có khả năng duy trì tốc độ siêu âm ở phạm vi tới 2.000 mét.
Cheytac 0.408 có chiều dài 1.400mm, nòng súng dài 762mm, trọng lượng 12,3kg, súng được trang bị kính ngắm quang học Nightforce NXS 5.5-22, hoặc kính ngắm hồng ngoại AN/PVS-14. Loại đạn mới có sơ tốc đầu nòng lên đến 1.100 m/s, lực giật khi bắn của đạn này ít hơn 1/3 so với đạn 0.5 cal.
Súng hoạt động theo cơ chế thủ công (lên đạn, khóa nòng, tống vỏ đạn bằng tay) Cheytac 0.408 có tầm bắn hiệu quả lên đến 2.270 mét.
Số 1: L115A3 Anh
Sở dĩ khẩu súng bắn tỉa này đứng đầu bảng bởi nó đang nắm giữ kỷ lục tiêu diệt mục tiêu ở cự ly tới 2.475 mét được thiết lập bởi xạ thủ hạ sĩ Craig Harrison thủy quân lục chiến Anh tiêu diệt 2 tay súng Taliban ở Afghanistan vào năm 2009.
Kỷ lục tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 2.475 mét được thiết lập bởi L115A3 vẫn tại vị suốt 5 năm qua.
L115A3 được sản xuất bởi công ty chế tạo vũ khí nỗi tiếng Accuracy International, Anh. Súng được đưa vào sử dụng từ năm 1997. Súng có chiều dài 1.200mm với biến thể sử đạn 0.300 Win. Mag, dài 1.230mm với biến thể sử dụng đạn 0.338 Lapua Magnum, chiều dài nòng súng tương ứng là 660 và 686mm, trọng lượng tương ứng 6,5 và 6,9kg.
Súng sử dụng loại đạn 0.300 Win cỡ nòng 7,62x67mm hoặc đạn 0.338 Lapua Magnum cỡ nòng 8,6x70mm cơ số 5 viên. L115A3 được trang bị kính ngắm quang học Schmidt & Bender PM II 10×42. L115 là một súng bắn tỉa hoạt động theo cơ chế “bolt action” (lên đạn và khóa nòng bằng tay). Tầm bắn hiệu quả 1.100 mét với đạn 0.300 Win, 1,500 mét với đạn 0.338 Lapua Magnum.
Trong số 13 kỷ lục bắn tỉa của thế giới thì L115A3 chiếm 2 kỷ lục, M82 của Mỹ nắm nhiều kỷ lục nhất nhưng L115A3 lại giữ kỷ lục xa nhất trong khi loại đạn mà nó sử dụng nhỏ hơn nhiều so với đạn 12,7mm của M82.
M24 là súng bắn tỉa cỡ nòng 7,62x51mm được sản xuất bởi công ty Remington, Mỹ. Súng bắn tỉa này được đưa vào sử dụng trong quân đội Mỹ từ năm 1988. M24 có chiều dài tổng thể 1.092mm, nòng súng dài 660,4mm hoặc 685,8mm với biến thể M24A3. Trọng lượng 7,3kg bao gồm cả đạn và kính ngắm.
Các xạ thủ bắn tỉa của Mỹ đang tập luyện với súng M 24.
Súng có 5 viên đạn được nạp sẵn bên trong với biến thể đầu tiên, hộp tiếp đạn 10 viên tháo rời với biến thể M24A2, hộp tiếp đạn 5 viên tháo rời với biến thể M23A3.
Điểm nổi bật của M24 là độ chính xác rất cao, nòng súng có thể duy trì độ chính xác sau khi bắn đến 10.000 viên đạn. M24 có tầm bắn hiệu quả khoảng 800 m, các thử nghiệm tại thao trường ghi nhận súng có thể bắn chính xác ở phạm vi tới 1.000 m, tầm bắn tối đa 1.500 m.
M24 là súng bắn tỉa tiêu chuẩn của quân đội Mỹ từ năm 1988 cho đến năm 2010, hiện tại loại súng bắn tỉa này vẫn được nâng cấp để kéo dài thời gian sử dụng.
Số 9: SR25 (Mỹ)
SR 25 là một súng trường bắn tỉa bán tự động được thiết kế bởi Eugene Stoner cho quân đội Mỹ vào năm 1990. Bản thân SR 25 là một súng trường tấn công nhưng được thiết kế đặc biệt cho nhiệm vụ bắn tỉa, nó có đến 60% bộ phận được hoán đổi giữa AR-15 và M16.
SR 25 đang là súng bắn tỉa tiêu chuẩn cho lực lượng đặc biệt Mỹ USSOCOM.
Bộ chỉ huy các hoạt động đặc biệt Mỹ USSOCOM đã chọn SR 25 làm súng bắn tỉa tiêu chuẩn cho lực lượng này. Do súng hoạt động theo cơ chế bán tự động nên tốc độ bắn nhanh hơn so với súng bắn tỉa lên đạn bằng tay nên rất phù hợp với các hoạt động tác chiến nhanh của USSOCOM.
Số 8: L42 Enfield (Anh)
Hiếm có loại súng bắn tỉa nào lại có được chỗ đứng lâu như L42. Súng bắn tỉa này được ra đời vào năm 1907 nhưng vẫn còn được sử dụng cho đến tận hôm nay. L42 đã tham gia vào cả hai cuộc chiến tranh thế giới cũng như những cuộc xung đột quân sự khác.
Tên tuổi của L 42 đã được khẳng định trong hơn 1 thế kỷ qua.
Súng sử dụng hộp tiếp đạn 7,7x56mm cơ số 5 viên hoặc 10 viên cho biến thể sản xuất đầu tiên, trước Thế chiến thứ 2. Sau khi NATO đưa ra tiêu chuẩn cỡ đạn 7,62x51mm thì L42 đã được sửa đổi để sử dụng loại đạn mới này. L42 nổi bật ở tính đơn giản và hiệu quả cao, súng có tầm bắn khoảng 800 mét, tầm bắn tối đa 1.829 m.
Số 7: M 21 (Mỹ)
M 21 là một súng bắn tỉa bán tự động được đưa vào sử dụng trong quân đội Mỹ từ năm 1969. Súng sử dụng hộp tiếp đạn tiêu chuẩn NATO 7,62x51mm cơ số 5-20 viên. M 21 có chiều dài 1.118mm, nòng súng dài 560mm, trọng lượng 5,27kg chưa bao gồm kính ngắm. Súng được trang bị kính ngắm quang học Leupold MK4 10x40.
Một xạ thủ Mỹ đang nhắm mục tiêu với súng bắn tỉa M 21.
Số 6: PSG 1 (Đức)
PSG 1 là một súng bắn tỉa bán tự động được phát triển bởi công ty chế tạo vũ khí nổi tiếng thế giới Heckler & Koch của Đức. Súng được đưa vào sử dụng trong quân đội Đức từ năm 1972 đến nay. PSG 1 hoạt động theo cơ chế “blowback” (tức sử dụng trực tiếp áp lực từ viên đạn được khai hỏa để đẩy toàn bộ khối khóa nòng về sau và lên đạn mới).
PSG 1 được đánh giá là súng bắn tỉa bán tự động chính xác nhất thế giới hiện nay.
PSG 1 được đánh giá là súng bắn tỉa bán tự động chính xác hàng đầu thế giới hiện nay, tầm bắn hiệu quả của súng khoảng 800 mét.
Số 5: Dragunov SVD Nga
Dragunov SVD là súng bắn tỉa bán tự động được chế tạo và đưa vào sử dụng tại Liên Xô năm 1963. Ngay khi được đưa vào sử dụng SVD đã nhanh chóng khẳng định được giá trị của mình và trở thành súng bắn tỉa tiêu chuẩn cho quân đội Liên Xô cũng như rất nhiều quốc gia khác trên thế giới.
SVD đã được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam và trở thành súng bắn tỉa tiêu chuẩn cho bộ binh. Trong tay những xạ thủ xuất sắc của quân đội Việt Nam SVD đã lập nhiều chiến công hiển hách. Tên tuổi và giá trị của SVD càng trở nên nổi tiếng qua chiến tranh Việt Nam.
Tên tuổi của SVD đã được khẳng định qua hơn nửa thế kỷ chinh chiến.
SVD sử dụng hộp tiếp đạn 7,62x54mm cơ số 10 viên, tốc độ bắn 30 viên/phút, tầm bắn hiệu quả khoảng 800 mét, tầm bắn tối đa 1.200 - 1.300 mét với kính ngắm quang học. SVD được trang bị kính ngắm quang học PSO-1 với khả năng phóng đại 4 lần.
Điểm mạnh của SVD là độ chính xác cao, trọng lượng nhẹ, dễ dàng ngắm trúng mục tiêu mà không cần sự hỗ trợ của các chân chống như những súng bắn tỉa khác. Mặc dù đã đưa vào sử dụng hơn nửa thế kỷ qua nhưng đến nay SVD vẫn là một trong những súng bắn tỉa hàng đầu thế giới hiện nay.
Số 4: AS 50 Anh
AS 50 là một súng bắn tỉa hạng nặng sử dụng cỡ đạn 12,7x99mm tiêu chuẩn NATO, súng được sản xuất bởi Accuracy International. AS 50 được chế tạo vào năm 2006, nó được làm chủ yếu từ titan nhẹ cho phép tăng độ bền khi hoạt động.
Súng có chiều dài 1.369mm, nòng súng dài 692mm, trọng lượng 12,2kg chưa bao gồm kính ngắm và đạn. Do khối lượng khá nặng nên súng cần có sự hỗ trợ của chân chống phía trước khi bắn. AS 50 hoạt động theo cơ chế trích khí cho phép bắn với tốc độ khá nhanh, súng có thể bắn 5 viên trong vòng chỉ 1,6 giây, đây chính là điểm nổi bật của súng bắn tỉa này.
AS 50 được trang bị tích hợp kính ngắm quang học hoặc kính ngắm hồng ngoại, súng có thể bắn chính xác ở khoảng cách tới 1.500mm. Súng sử dụng hộp tiếp đạn 5 hoặc 10 viên có thể tháo rời. AS 50 đã được trang bị cho lực lượng đặc nhiệm Anh và NAVY Seal của Mỹ. AS 50 là công cụ cực kỳ hiệu quả để tiêu diệt các mục tiêu từ khoảng cách rất xa mà các súng bắn tỉa cỡ nòng nhỏ hơn không với tới.
Số 3: Barrett M82
M82 cũng là một súng bắn tỉa hạng nặng sử dụng cỡ đạn 12,7x99mm. Nó được thiết kế để tiêu diệt các phương tiện chiến đấu của đối phương như xe bọc thép nhẹ, thiết bị thông tin liên lạc, radar… M82 được sản xuất bởi Barrett Firearms một trong những công ty chế tạo súng bắn tỉa hàng đầu thế giới. Súng bắn đầu được sử dụng trong quân đội Mỹ từ năm 1982 đến nay.
M82 đang nắm tới 4 trong số 13 kỷ lục bắn tỉa của thế giới.
M82 được thiết kế với ống giảm giật đặc biệt phía trước nòng súng cho phép triệt tiêu một phần lực giật của súng khi bắn. Súng có tầm bắn hiệu quả lên đến 1.800 mét, tầm bắn tối đa tới 2.600 mét, nó có thể sử dụng ống giảm thanh cho các nhiệm vụ tấn công bí mật.
Số 2: Cheytac 0.408 cal Mỹ
Cheytac 0.408 là một súng bắn tỉa hạng nặng tầm xa được thiết kế để tiêu diệt các phương tiện chiến đấu của đối phương từ xa. Nó được thiết kế bởi John Taylor và William O. Wordman vào năm 2001, súng được thiết kế để duy trì độ chính xác ở phạm vi tới 2.000 mét. Loại súng bắn tỉa này bao gồm 2 biến thể M100 và M200.
Loại đạn 0.408 cal đang tạo nên sự khác biệt và ưu thế vượt trội cho Cheytac 0.408 so với các súng bắn tỉa khác.
Cheytac 0.408 có chiều dài 1.400mm, nòng súng dài 762mm, trọng lượng 12,3kg, súng được trang bị kính ngắm quang học Nightforce NXS 5.5-22, hoặc kính ngắm hồng ngoại AN/PVS-14. Loại đạn mới có sơ tốc đầu nòng lên đến 1.100 m/s, lực giật khi bắn của đạn này ít hơn 1/3 so với đạn 0.5 cal.
Súng hoạt động theo cơ chế thủ công (lên đạn, khóa nòng, tống vỏ đạn bằng tay) Cheytac 0.408 có tầm bắn hiệu quả lên đến 2.270 mét.
Số 1: L115A3 Anh
Sở dĩ khẩu súng bắn tỉa này đứng đầu bảng bởi nó đang nắm giữ kỷ lục tiêu diệt mục tiêu ở cự ly tới 2.475 mét được thiết lập bởi xạ thủ hạ sĩ Craig Harrison thủy quân lục chiến Anh tiêu diệt 2 tay súng Taliban ở Afghanistan vào năm 2009.
Kỷ lục tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 2.475 mét được thiết lập bởi L115A3 vẫn tại vị suốt 5 năm qua.
Súng sử dụng loại đạn 0.300 Win cỡ nòng 7,62x67mm hoặc đạn 0.338 Lapua Magnum cỡ nòng 8,6x70mm cơ số 5 viên. L115A3 được trang bị kính ngắm quang học Schmidt & Bender PM II 10×42. L115 là một súng bắn tỉa hoạt động theo cơ chế “bolt action” (lên đạn và khóa nòng bằng tay). Tầm bắn hiệu quả 1.100 mét với đạn 0.300 Win, 1,500 mét với đạn 0.338 Lapua Magnum.
Trong số 13 kỷ lục bắn tỉa của thế giới thì L115A3 chiếm 2 kỷ lục, M82 của Mỹ nắm nhiều kỷ lục nhất nhưng L115A3 lại giữ kỷ lục xa nhất trong khi loại đạn mà nó sử dụng nhỏ hơn nhiều so với đạn 12,7mm của M82.