[Funland] Tổng quan về Quân đội Nhân dân Việt Nam

Xebungto

Xe tải
Biển số
OF-6226
Ngày cấp bằng
22/6/07
Số km
389
Động cơ
547,039 Mã lực
Tuổi
58
Nơi ở
Hà Nội
cái vạch cấp bậc ở tay áo của sỹ quan Hải Quân tại sao lại phải lên tận gần khuỷu tay ạ? sao không để như HQ các nước khác? Còn cái mũ kepi thì cái lưỡi trai quá to, chất liệu quá xấu và thiết kế cái mũ cũng không đẹp. Em thấy cái mũ như của Mỹ là đẹp
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
cái vạch cấp bậc ở tay áo của sỹ quan Hải Quân tại sao lại phải lên tận gần khuỷu tay ạ? sao không để như HQ các nước khác? Còn cái mũ kepi thì cái lưỡi trai quá to, chất liệu quá xấu và thiết kế cái mũ cũng không đẹp. Em thấy cái mũ như của Mỹ là đẹp
mắt cụ có vấn đề ? E thấy vạch ở cổ tay áo mà ? Còn kái vành mũ kêpi côg nhận to thật, còn màu e thấy ổn, đẹp hơn cỏ úa ngày xưa
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
có lẽ là do cái vành tay áo để rộng quá nên thế ợ :))
 

hellangel

Xe tăng
Biển số
OF-31044
Ngày cấp bằng
11/3/09
Số km
1,283
Động cơ
492,819 Mã lực
Chả thấy quân khu 3 nhà em đâu cả!
III, Tổ chức bộ máy Quân đội Nhân dân Việt Nam

1, Biên chế trong quân đội

Trong các tài liệu chính thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay, tên gọi các cấp theo thứ tự từ thấp đến cao như sau :

Các đơn vị bộ đội được cơ cấu và tổ chức chặt chẽ, biên chế từ cấp tiểu đội đến cấp quân khu.
* Tiểu đội là đơn vị nhỏ nhất của lực lưỡng vũ trang. Một tiểu đội thường gồm từ 6 đến 12 người. Trong phòng không – không quân, tiểu đội tương đương với tổ bay; trong tăng - thiết giáp, tiểu đội tương đương với kíp xe; trong pháo binh, tiểu đội tương đương với khẩu đội v.v...
Kí hiệu: a

* Trung đội: thường gồm từ hai đến bốn tiểu đội. Trung đội thuộc biên chế đại đội. Cũng có những trung đội được tổ chức độc lập trong thành phần của đơn vị cấp tiểu đoàn hay cao hơn.
Kí hiệu: b

* Đại đội: thường gồm ba trung đội. Đại đội thuộc biên chế tiểu đoàn. Cũng có những đại đội được tổ chức độc lập trong các đơn vị từ cấp sư đoàn (và tương đương trở lên).
Kí hiệu: c

* Tiểu đoàn: là phân đội chiến thuật lớn nhất: Tiểu đoàn thường gồm ba đến bốn đại đội và một số trung đội trực thuộc. Tiểu đoàn nằm trong biên chế trung đoàn, lữ đoàn, huyện đội. Cũng có những tiểu đoàn được tổ chức độc lập trong các đơn vị từ cấp sư đoàn và tương đương sư đoàn trở lên.
Kí hiệu: d

* Trung đoàn: là binh đội chiến thuật cơ bản. Trung đoàn thường gồm ba tiểu đoàn và một số đại đội trực thuộc. Trung đoàn nằm trong biên chế sư đoàn, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh. Có một số trung đoàn được tổ chức độc lập trong quân đoàn, quân khu, quân chủng, binh chủng v.v…
Kí hiệu: e

* Sư đoàn: là binh đoàn chiến thuật cao nhất. Sư đoàn thường gồm ba đến bốn trung đoàn (lữ đoàn) và một số đơn vị trực thuộc. Sư đoàn nằm trong biên chế quân đoàn, quân khu, quân chủng, một số binh chủng v.v… Có một số sư đoàn được tổ chức độc lập để có thể hành động độc lập...
Kí hiệu: f

* Quân đoàn: là liên binh đoàn chiến dịch hoặc chiến dịch - chiến thuật. Quân đoàn thường gồm ba đến bốn sư đoàn và một số lữ đoàn, trung đoàn trực thuộc. Quân đoàn có thể độc lập tiến hành chiến dịch hoặc đảm nhiệm một hướng chiến dịch trong đội hình cấp trên.

* Quân khu: là tổ chức quân sự theo lãnh thổ. Quân khu gồm một số binh đoàn, binh đội trực thuộc quân khu, các đơn vị bộ đội địa phương và dân quân tự vệ trực thuộc tỉnh, thành phố trong địa bàn quân khu v.v...

* Bộ Quốc phòng: gồm các quân khu, quân chủng, bộ đội biên phòng, binh chủng, học viện, nhà trường và các cơ quan của Bộ Quốc phòng, do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ huy.

Về bộ binh, thành phần tổ chức cơ bản nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam là tổ chiến đấu gồm 3 người, thường được gọi là tổ "tam tam".

Các cấp sau được tổ chức theo nguyên tắc "tam tam chế".

Tiểu đội có 3 cấp cơ bản là 7, 9 và 12 người. Phổ biến nhất là 9 người chia thành 3 tổ chiến đấu. Vũ khí có thể là 1 B-40/41, 1 M-79, 1 trung liên RPD/RPK hoặc đại liên cá nhân PK (hiếm), còn lại là AK.

Trung đội gồm 3 tiểu đội và trung đội bộ, quân số từ 20-36 người.

Đại đội gồm :
- 3 trung đội bộ binh.
- Đại đội bộ gồm chỉ huy đại đội + một số trinh sát, liên lạc, thông tin.
Quân số đại đội khoảng 80-120 người.

Tiểu đoàn gồm :
- Tiểu đoàn bộ, tương đương 1 trung đội gồm chỉ huy tiểu đoàn, bộ phận vệ binh, trinh sát, công binh, thông tin.
- 3 đại đội bộ binh.
- 1 đại đội hoả lực, thường bao gồm các trung đội : B-41, đại liên (K-53/63), cối (60mm và 82mm), chống tăng (ĐKZ 75/82mm), phòng không (DShk 12,7mm).
- Các trung đội công binh, thông tin, vận tải, quân y.
Quân số tiểu đoàn từ 300-500 người.

Trung đoàn gồm :
- Trung đoàn bộ, gồm chỉ huy trung đoàn, bộ phận vệ binh, trinh sát, công binh, thông tin.
- 3 tiểu đoàn bộ binh.
- 3 đại đội hoả lực : cối (82mm), chống tăng (ĐKZ 75/82mm), phòng không (DShk 12,7mm).
- Các đại đội công binh, thông tin, vận tải, quân y.
Quân số trung đoàn từ 1.500-3.000 người.

Lữ đoàn gồm :
- Lữ đoàn bộ.
- 4 tiểu đoàn bộ binh.
- 1 tiểu đoàn pháo binh.
- 1 tiểu đoàn phòng không.
- Các đại đội công binh, thông tin, vận tải, trinh sát...
Quân số lữ đoàn khoảng 3.500 người.
Lữ đoàn có thể coi là sư đoàn rút gọn, được biên chế đầy đủ các thành phần binh chủng để đảm bảo khả năng tác chiến độc lập.

Sư đoàn bộ binh gồm :
- Sư đoàn bộ.
- 3 trung đoàn bộ binh.
- 1 trung đoàn pháo binh và 1 tiểu đoàn phòng không (37mm). Trung đoàn pháo này thường gồm các tiểu đoàn lựu pháo (105 hoặc 122mm), pháo nòng dài (76,2 hoặc 85mm), cối nặng (120 hoặc 160mm).
- Các tiểu đoàn công binh, thông tin, vận tải...
- Các đại đội đặc công, trinh sát, quân y, phòng hoá...
Trong một số trường hợp, sư đoàn còn được biên chế thêm 1 tiểu đoàn xe tăng hoặc pháo tự hành.

Sư đoàn bộ binh cơ giới gồm :
- Sư đoàn bộ.
- 3 trung đoàn bộ binh cơ giới.
- 1 trung đoàn pháo binh và các tiểu đoàn pháo chống tăng, pháo phản lực.
- 1 trung đoàn phòng không.
- 1 tiểu đoàn xe tăng.
- Các tiểu đoàn trinh sát, công binh, quân y, vận tải, sửa chữa.
- Các đại đội vệ binh, phòng hoá.

Quân số sư đoàn nói chung từ 8.000-10.000 người.

Quân đoàn, là cấp lớn nhất trong biên chế QĐNDVN, bao gồm :
- Quân đoàn bộ.
- 3-5 sư đoàn bộ binh.
- 1 lữ đoàn xe tăng thiết giáp.
- 1 lữ đoàn pháo binh : pháo tầm xa 122, 130, 155mm, pháo phản lực H-12, BM-13/14/21...
- 1 lữ đoàn phòng không : cao xạ 37mm, 57mm.
- 1 lữ đoàn công binh.
- 1 trung đoàn thông tin.
- Các đơn vị khác như đặc công, trinh sát, phòng hoá, vận tải....
Quân số quân đoàn khoảng từ 30.000-50.000 người.

Biên chế cụ thể các Quân đoàn bộ binh và Quân khu của Quân đội Nhân dân Việt Nam như sau:

Quân đoàn 1 – Binh đoàn Quyết thắng:
Sư đoàn bộ binh cơ giới 308 – Sư đoàn Quân tiên phong: e36bb – Trung đoàn Bắc Bắc, e88bb – trung đoàn Tu Vũ, e102bb – Trung đoàn Thủ đô.
Sư đoàn bộ binh 312 – Sư đoàn Chiến thắng: e141bb (đơn vị Ba Vì), e165bb (đơn vị Thành đồng biên giới), e209bb (đơn vị sông Lô)
Sư đoàn bộ binh khung thường trực (KTT) 390: e3bb, e4bb, e5bb
Lữ đoàn pháo binh 368 – Đoàn pháo binh B68
Lữ đoàn phòng không 241 – Đoàn phòng không H41
Trung đoàn xe tăng 202 – Đơn vị xe tăng H02
Trung đoàn công binh 299 – Đơn vị công binh H99
Trung đoàn thông tin 240

Quân đoàn 2 – Binh đoàn Hương Giang
Sư đoàn bộ binh cơ giới 304 – Sư đoàn Vinh quang: e9bb – Trung đoàn Ninh Bình, e24bb, e66bb – Trung đoàn Đông Sơn, e68pb
Sư đoàn bộ binh khung thường trực (KTT) 306: e111bb, e421bb, e422bb
Sư đoàn bộ binh 325 – Đoàn Bình Trị Thiên: e18bb, e95bb, e101bb
Lữ đoàn 164 pháo binh – Đoàn pháo binh Bến Hải
Lữ đoàn phòng không 673
Trung đoàn xe tăng 203
Trung đoàn công binh 219
Tiểu đoàn 1 trinh sát
Tiểu đoàn 46 vệ binh
Tiểu đoàn 32 ô tô vận tải (thuộc Cục hậu cần Quân đoàn)
Tiểu đoàn 5 hóa học (thuộc Bộ tham mưu Quân đoàn)
Trung đoàn thông tin 463
Tiểu đoàn sửa chữa 51 (thuộc Cục kỹ thuật Quân đoàn)
Viện Quân y 43
Trường Quân sự của Quân đoàn.

Quân đoàn 3 – Binh đoàn Tây nguyên
Sư đoàn bộ binh 10 – Sư đoàn Đắc Tô: e66 (trung đoàn Playme), e 24 (Trung đoàn Trung dũng), e28bb
Sư đoàn bộ binh cơ giới 320 – Sư đoàn Đồng bằng: e48bb, e52bb, e64bb
Lữ đoàn 40 pháo binh
Lữ đoàn phòng không 234 – Đoàn phòng không H34
Trung đoàn xe tăng 273 – Đơn vị xe tăng Sơn Lâm
Trung đoàn công binh 7 - Đơn vị công binh 7
Trung đoàn thông tin 29
Viện Quân y 211
Trường Quân sự của Quân đoàn

Quân đoàn 4 – Binh đoàn Cửu Long
Sư đoàn bộ binh 7 – Đoàn bộ binh 7
Sư đoàn bộ binh 9 – Đoàn bộ binh 9
Sư đoàn bộ binh 309 – Đoàn bộ binh 309
Lữ đoàn phòng không 71 – Đoàn phòng không 71
Lữ đoàn pháo binh 24 – Đoàn pháo binh H4
Trung đoàn xe tăng 22 – Đơn vị xe tăng H2
Trung đoàn 550 công binh – Đơn vị công binh N50
Trung đoàn thông tin 29
Trường Quân sự của Quân đoàn

Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội
Cục chính trị
Bộ Tham mưu
Cục Hậu cần
Cục Kỹ thuật
Văn phòng Bộ tư lệnh
Sư đoàn bộ binh 301
Trung đoàn Pháo binh 452 KTT
Trung đoàn Tăng- Thiết giáp 47
Tiểu đoàn Thông tin 610

Quân khu 1:

Sư đoàn bộ binh 3 – Sư đoàn Sao Vàng: e2bb – Trung đoàn An Lão, e12bb – Trung đoàn Tây Sơn, e148bb, d20 pháo binh, d19 vận tải.
Sư đoàn 338 - Đoàn kinh tế quốc phòng B38: e196bb
Sư đoàn 399 - Đoàn kinh tế quốc phòng B99:
Sư đoàn bộ binh 346 – Đoàn bộ binh B46: e246bb,
Lữ đoàn pháo binh 382 – Đoàn pháo binh B82
Lữ đoàn phòng không 210 – Đoàn phòng không H10
Lữ đoàn công binh 575 – Đoàn công binh N75
Trung đoàn xe tăng 409 – Đơn vị xe tăng B09
Trung đoàn thông tin 601 – Đơn vị S01
Trung đoàn vận tải 651 – Đơn vị vận tải S51
Kho K22 thuộc Cụm kho CK21 (Cục Kỹ thuật)
Trường Quân sự Quân khu 1


Quân khu 2:
Sư đoàn bộ binh 316: e98bb, e148, e174bb
Sư đoàn 313 - Đoàn kinh tế quốc phòng B13
Sư đoàn 314 - Đoàn kinh tế quốc phòng B14
Sư đoàn 326 - Đoàn kinh tế quốc phòng B26
Sư đoàn 345 – Đoàn kinh tế quốc phòng B45
Sư đoàn 379 – Đoàn kinh tế quốc phòng B79
Lữ đoàn phòng không 297 – Đoàn phòng không H97
Lữ đoàn công binh 543 – Đoàn công binh N43
Trung đoàn bộ binh 82
Trung đoàn xe tăng 406 – Đơn vị xe tăng B06
Trung đoàn thông tin 604 – Đơn vị thông tin S04
Trung đoàn vận tải 652 – Đơn vị vận tải S52
Viện quân y 6.
Kho K814 (Cục Kỹ thuật)
Trường Quân sự Quân khu 2
Xưởng X78 (Cục kỹ thuật, Quân khu 2)

Quân khu 4:
Sư đoàn 324 – Đoàn Ngự Bình: e1bb, e3bb, e335bb, d24 quân y, d25 vận tải, (Nghệ An, Thanh Hóa)
Sư đoàn 341 – Sư đoàn Sông Lam
Sư đoàn 968 – Đoàn bộ binh C68: e19bb, e176bb
Sư đoàn 337 – Đoàn kinh tế quốc phòng B37
Lữ đoàn phòng không 283 – Đoàn phòng không H83
Lữ đoàn pháo binh 16 – Đoàn Pháo binh Thuận An
Lữ đoàn công binh 414 – Đoàn công binh Hải Vân
Trung đoàn xe tăng 206 – Đơn vị xe tăng H06
Trung đoàn thông tin 80
Trung đoàn vận tải 654 – Đơn vị vận tải S54
Tiểu đoàn đặc công 41 – Phân đội đặc công B1
Tiểu đoàn trinh sát 12 – Phân đội trinh sát 12
Viện quân y 104

Quân khu 5
Sư đoàn bộ binh 2 – Đoàn bộ binh H: e1 (trung đoàn Ba Gia), e38
Sư đoàn bộ binh 305 – Đoàn bộ binh B05:
Sư đoàn bộ binh 315 – Đoàn bộ binh B15: e143bb
Sư đoàn 92 – Đoàn kinh tế quốc phòng 92
Lữ đoàn pháo binh 572 – Đoàn pháo binh N72
Lữ đoàn phòng không 573 – Đoàn phòng không N73
Trung đoàn công binh 270 – Trung đoàn công binh H70
Trung đoàn công binh 280 – Trung đoàn công binh H80
Trung đoàn xe tăng 574 – Đơn vị xe tăng N74
Trung đoàn thông tin 575 – Đơn vị thông tin N75
Tiểu đoàn đặc công 409 – Liên đội đặc công B09
Tiểu đoàn phòng hóa 48 – Phân đội phòng hóa B8
Viện quân y 17

Quân khu 7
Sư đoàn bộ binh 5 – Đoàn bộ binh 5: e4bb, e5bb, e271bb, d24 pk, d25 cb
Sư đoàn bộ binh 302 – Đoàn bộ binh B02: e28bb
Sư đoàn bộ binh 317 – Đoàn bộ binh B17: e
Lữ đoàn pháo binh 75 – Đoàn pháo binh 75
Lữ đoàn phòng không 77 – Đoàn phòng không 77
Lữ đoàn công binh 25 – Đoàn công binh H5
Trung đoàn xe tăng 26 – Đơn vị xe tăng H6
Trung đoàn thông tin 23 – Đơn vị thông tin H3
Công ty Dệt may 7 (Cục Hậu cần Quân khu)


Quân khu 9
Sư đoàn bộ binh 4 – Đoàn bộ binh 4: e10bb
Sư đoàn bộ binh 8 – Đoàn bộ binh 8: e9
Sư đoàn bộ binh 330 – Đoàn bộ binh B30: e3bb, e20bb, e820bb,
Sư đoàn 959 – Đoàn kinh tế quốc phòng 959
Lữ đoàn pháo binh 6 – Đoàn pháo binh S
Lữ đoàn phòng không 226
Lữ đoàn công binh 25 – Đoàn công binh H5
Trung đoàn thông tin 29 – Đơn vị thông tin H9
Trung đoàn vận tải 659 – Đơn vị vận tải S59
Viện quân y 121


Kí hiệu trên bản đồ



Đối với tăng thiết giáp :
- Trung đội : 2-5 xe.
- Đại đội : 2-3 trung đội, 5-10 xe.
- Tiểu đoàn : 2-3 đại đội, 15-30 xe.
- Trung đoàn : 2-4 tiểu đoàn, 60-80 xe.
- Lữ đoàn : 3-5 tiểu đoàn, 80-100 xe.
Trong biên chế trung và lữ đoàn thường có ít nhất 1 tiểu đoàn xe bọc thép chở bộ binh.

Đối với pháo binh, phòng không, hoả lực :
- Khẩu đội : 1 khẩu.
- Trung đội : 2-3 khẩu.
- Đại đội : 2-3 trung đội, gồm 4-6 khẩu.
- Tiểu đoàn : 2-3 đại đội, gồm 8-12 khẩu.
- Trung đoàn : 2-3 tiểu đoàn, gồm 20-36 khẩu.
- Lữ đoàn : 3-5 tiểu đoàn, khoảng 40-50 khẩu.
- Sư đoàn : gồm một số trung đoàn cao xạ và/hoặc TLPK.

Riêng tiểu đoàn tên lửa phòng không có 6 dàn phóng.
Trung đoàn TLPK gồm 4-6 tiểu đoàn hoả lực và 1-2 tiểu đoàn đảm bảo kỹ thuật.
Lữ đoàn TLPK gồm 8 tiểu đoàn hoả lực, 2 tiểu đoàn kỹ thuật cùng các đơn vị thông tin, radar, sở chỉ huy tự động....

Có 1 điểm cần lưu ý, tiếng Anh có từ battery để chỉ 1 cụm súng/pháo/tên lửa gồm 6-9 khẩu, từ điển thông thường dịch thành "khẩu đội" là sai. Battery tương đương đại đội súng/pháo hoặc tiểu đoàn TLPK, khẩu đội thì chỉ duy nhất có 1 khẩu.

Đối với Không quân :
- Biên đội : 4-6 máy bay.
- Tiểu đoàn : 8-12 máy bay.
- Trung đoàn : 20-30 máy bay.
- Sư đoàn : gồm một số trung đoàn.

Sau năm 1975, biên chế KQNDVN được tổ chức lại, 1 trung đoàn KQ chiến đấu có 3 phi đội. Như vậy mỗi phi đội sẽ có khoảng 8-12 máy bay.

Biên chế cụ thể của các Sư đoàn Phòng không-Không quân như sau:

Sư đoàn không quân 370
Trung đoàn không quân 935 – Đoàn không quân Đồng Nai
Trung đoàn không quân 937 – Đoàn không quân Hậu Giang
Trung đoàn không quân 917 – Đoàn không quân Đồng Tháp

Sư đoàn không quân 371 – Đoàn không quân Thăng Long:
Trung đoàn không quân 921 – Đoàn không quân Sao Đỏ
Trung đoàn không quân 927 – Đoàn không quân Lam Sơn
Trung đoàn không quân 931 – Đoàn không quân C31
Trung đoàn không quân trực thăng 916 – Đoàn không quân Ba Vì

Sư đoàn không quân 372 – Đoàn không quân Hải Vân
Trung đoàn không quân 923 – Đoàn không quân Yên Thế
Trung đoàn không quân 929 – Đoàn không quân C29
Trung đoàn không quân trực thăng 954 – Đoàn không quân C54
Trung đoàn không quân vận tải 918 – Đoàn không quân C18

Trường Sĩ quan chỉ huy kỹ thuật không quân:
Trung đoàn không quân 910 (Đông Tác)
Trung đoàn không quân 920 (Nha Trang)
Trung đoàn không quân 940 (Phù Cát)

Sư đoàn phòng không 361 – Đoàn phòng không Hà Nội:
Trung đoàn pháo phòng không 218 – Đoàn phòng không H18
Trung đoàn pháo phòng không 280 – Đoàn phòng không Hồng Lĩnh
Trung đoàn tên lửa phòng không 236 – Đoàn tên lửa Sông Đà
Trung đoàn tên lửa phòng không 250 – Đoàn tên lửa Thăng Long
Trung đoàn tên lửa phòng không 257 – Đoàn tên lửa Cờ Đỏ
Trung đoàn radar 293 – Đoàn radar Phù Đổng

Sư đoàn phòng không 363 – Đoàn phòng không Hải Phòng:
Trung đoàn pháo phòng không 240 – Đoàn phòng không H40
Trung đoàn tên lửa phòng không 213 – Đoàn tên lửa H13
Trung đoàn tên lửa phòng không 238 – Đoàn tên lửa H38
Trung đoàn tên lửa phòng không 285 – Đoàn tên lửa H85
Trung đoàn radar 295

Sư đoàn phòng không 365:
Trung đoàn pháo phòng không 228 – Đoàn phòng không H28
Trung đoàn tên lửa phòng không 253 – Đoàn tên lửa H53
Trung đoàn tên lửa phòng không 267 – Đoàn tên lửa H67
Trung đoàn tên lửa phòng không 284 – Đoàn tên lửa sông La
Trung đoàn radar 291

Sư đoàn phòng không 367 – Đoàn phòng không thành phố Hồ Chí Minh:
Trung đoàn pháo phòng không 214 – Đoàn phòng không H14
Trung đoàn pháo phòng không 230 – Đoàn phòng không Thống Nhất
Trung đoàn tên lửa phòng không 261 – Đoàn tên lửa Thành Loa
Trung đoàn tên lửa phòng không 263 – Đoàn tên lửa Quang Trung
Trung đoàn tên lửa phòng không 276 – Đoàn tên lửa H76
Trung đoàn radar 294

Sư đoàn phòng không 375:
Trung đoàn pháo phòng không 224 – Đoàn phòng không H24
Trung đoàn tên lửa phòng không 275 – Đoàn tên lửa H75
Trung đoàn tên lửa phòng không 282 – Đoàn tên lửa H82
Trung đoàn radar 290

Sư đoàn phòng không 377:
Trung đoàn pháo phòng không 591 – Đoàn phòng không N91
Trung đoàn tên lửa phòng không 274 – Đoàn tên lửa H74
Trung đoàn radar 292 – Đoàn radar Tô Hiệu

Về Hải quân em không được rõ chi tiết, mới chỉ biết cấp nhỏ nhất của lực lượng tàu mặt nước là Biên đội với 3 tàu, em đang hỏi ông anh bên Hải quân, mong các bác giúp đỡ bổ sung phần này.

Em mới chỉ biết đến đơn vị Vùng Hải quân là tổ chức liên binh đoàn chiến dịch-chiến thuật của hải quân, phân chia theo lãnh thổ, gồm các binh đoàn, binh đội tàu mặt nước, Không quân Hải quân, Hải quân đánh bộ, bộ đội phòng thủ đảo, pháo binh bờ biển và các đơn vị bảo đảm tác chiến (ra đa, thông tin, kỹ thuật, hậu cần...). Ngày 26 tháng 10 năm 1975, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 141/QĐ-QP thành lập 5 vùng duyên hải thuộc Bộ Tư lệnh hải quân và quy đinh phạm vi quản lý của 5 vùng. Đến năm 1978 giải thể vùng 2 và đổi tên vùng duyên hải thành vùng hải quân.


  • Bộ tư lệnh Vùng 1 (hoặc Bộ tư lệnh vùng A): Vịnh Bắc Bộ.quản lý vùng biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh và các đảo trong Vịnh Bắc Bộ, bao gồm các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Trụ sở Bộ chỉ huy: Hải Phòng



  • Bộ tư lệnh vùng 3 (hoặc Bộ tư lệnh vùng C) quản lý cả đoạn giữa miền Trung, từ Quảng Bình đến Bình Định gồm các tỉnh là Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định gồm các đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn... Trụ sở Bộ chỉ huy: Đà Nẵng.



  • Bộ tư lệnh Vùng 4 (hoặc Bộ tư lệnh vùng D): Vùng 4 quản lý Quần đảo Trường Sa, đảo Phú Quý và vùng biển phía nam miền Trung, từ Phú Yên đến Bắc Bình Thuận gồm các tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và phía Bắc của Bình Thuận. Trụ sở Bộ chỉ huy: quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa).



  • Bộ tư lệnh Vùng 2 (hoặc Bộ tư lệnh vùng B). quản lý, bảo vệ chủ quyền vùng biển từ Nam Bình Thuận đến Bạc Liêu và thềm lục địa phía Nam , trong đó có khu vực trọng điểm là vùng biển có các cụm kinh tế - khoa học - dịch vụ (gọi tắt là DK1) thuộc thềm lục địa phía Nam, gồm có các tỉnh: phía Nam của Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, và vùng biển phía Đông Nam của tỉnh Cà Mau (bao gồm cả nhà giàn DK1/10 ở bãi ngầm Cà Mau). Trụ sở Bộ chỉ huy: Nhơn Trạch (Đồng Nai).



  • Bộ tư lệnh Vùng 5 (hoặc Bộ tư lệnh vùng E): Vùng 5 quản lý vùng biển Nam biển Đông và vịnh Thái Lan thuộc vùng biển hai tỉnh Cà Mau (biển phía Tây Nam của Cà Mau) và Kiên Giang. Trụ sở Bộ chỉ huy : đảo Phú Quốc ( Kiên Giang )

Trong chiến đấu đôi khi có những đơn vị lâm thời được thành lập bằng cách ghép các đơn vị nhỏ lại, thường được gọi đơn giản là "đoàn". Tuỳ theo tình hình mà "đoàn" này có thể tương đương trung, lữ, sư hoặc thậm chí cả quân đoàn. Cá biệt, 1 "đoàn" rất nổi tiếng là 559 thì quy mô của nó tương đương với cả 1 quân khu. Đây cũng là một trong những cách tổ chức khiến quân đối phương đau đầu nhất vì không biết mình đang chiến đấu với lực lượng có quy mô như thế nào.
 
Biển số
OF-128
Ngày cấp bằng
8/6/06
Số km
85,803
Động cơ
4,657,654 Mã lực
Nơi ở
Trạm sạc xe đạp điện
Chả thấy quân khu 3 nhà em đâu cả!
Đây quân khu 3 nhà bác đây!

Quân khu 3 - trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là 1 trong 8 quân khu của Quân đội Nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy lực lượng vũ trang 3 thứ quân chiến đấu bảo vệ các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng.
Mục lục

1 Thông tin
2 Các Cơ quan và Đơn vị
3 Lịch sử hình thành
4 Các trận đánh
5 Chú thích

Thông tin

Trụ sở Bộ tư lệnh: Thành phố Hải Phòng.
Tư lệnh: Trung tướng Phạm Quang Hợi.
Chính ủy: Thiếu tướng Nguyễn Thanh Thược­­.
Phó Tư lệnh , Tham mưu trưởng: Thiếu tướng Phạm Hồng Hương , Đại biểu Quốc hội khoá XIII.
Phó Chính ủy: Thiếu tướng Đỗ Cǎn.
Phó Tư lệnh: Thiếu tướng Trịnh Duy Huỳnh (2007).
Phó Tư lệnh: Thiếu tướng Vũ Hải Chấn (2009).
Phó Tham mưu trưởng: Thiếu tướng Lưu Xuân Cải, Thiếu tướng Đỗ Xuân Khải, Đại tá Đoàn Văn Mạnh, Đại tá Nguyễn Đình Tiết

Các Cơ quan và Đơn vị

Bộ Tham mưu và các Cục:

Cục Chính trị: Thiếu tướng Trần Văn Mừng, Ủy viên Thường vụ **** ủy [[Quân khu
Cục Hậu cần: Đại tá Phan Thế Dân
Cục Kỹ thuật: Đại tá Nguyễn Quang Kỳ

Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, thành: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hoà Bình[1]
Sư đoàn 327 (đoàn kinh tế quốc phòng).
Sư đoàn 350 (tại Ninh Bình)
Sư đoàn 395 (tại Quảng Yên - Quảng Ninh)
Lữ đoàn 214 (Hải Dương)
Lữ đoàn 454 (Quảng Ninh)
Lữ đoàn 513 (Hải Dương)
Trung đoàn 405 (Quảng Ninh)
Trung đoàn 582 (Ninh Bình)
Trung đoàn 603 (Hải Phòng)
Đoàn H73 (tại Hải An - Hải Phòng)
Đoàn H42 (tại Vân Đồn - Quảng Ninh)
Bệnh viện quân y 7 (thuộc Cục Hậu cần - Hải Dương)
Bệnh viện quân y 5 (thuộc Cục Hậu cần - Ninh Bình )
Trường quân sự Quân khu (tại Chí Linh - Hải Dương)
Tổng Công ty 319 (tại Long Biên - Hà Nội)
Công ty 389 (tại Kiến An - Hải Phòng)
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
iem vừa bổ sụng rồi ạ, cảm ơn các dì nhéé ;)
 

hellangel

Xe tăng
Biển số
OF-31044
Ngày cấp bằng
11/3/09
Số km
1,283
Động cơ
492,819 Mã lực
Cám ơn bác, dưng em vẫn thấy sao sao ấy! Viện quân y 7 em nhớ là nằm ở bến Bính HP mà. Để hôm nào về, em xem lại cái nhé!
Đây quân khu 3 nhà bác đây!

Quân khu 3 - trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là 1 trong 8 quân khu của Quân đội Nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy lực lượng vũ trang 3 thứ quân chiến đấu bảo vệ các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng.
Mục lục

1 Thông tin
2 Các Cơ quan và Đơn vị
3 Lịch sử hình thành
4 Các trận đánh
5 Chú thích

Thông tin

Trụ sở Bộ tư lệnh: Thành phố Hải Phòng.
Tư lệnh: Trung tướng Phạm Quang Hợi.
Chính ủy: Thiếu tướng Nguyễn Thanh Thược­­.
Phó Tư lệnh , Tham mưu trưởng: Thiếu tướng Phạm Hồng Hương , Đại biểu Quốc hội khoá XIII.
Phó Chính ủy: Thiếu tướng Đỗ Cǎn.
Phó Tư lệnh: Thiếu tướng Trịnh Duy Huỳnh (2007).
Phó Tư lệnh: Thiếu tướng Vũ Hải Chấn (2009).
Phó Tham mưu trưởng: Thiếu tướng Lưu Xuân Cải, Thiếu tướng Đỗ Xuân Khải, Đại tá Đoàn Văn Mạnh, Đại tá Nguyễn Đình Tiết

Các Cơ quan và Đơn vị

Bộ Tham mưu và các Cục:

Cục Chính trị: Thiếu tướng Trần Văn Mừng, Ủy viên Thường vụ **** ủy [[Quân khu
Cục Hậu cần: Đại tá Phan Thế Dân
Cục Kỹ thuật: Đại tá Nguyễn Quang Kỳ

Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, thành: Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hoà Bình[1]
Sư đoàn 327 (đoàn kinh tế quốc phòng).
Sư đoàn 350 (tại Ninh Bình)
Sư đoàn 395 (tại Quảng Yên - Quảng Ninh)
Lữ đoàn 214 (Hải Dương)
Lữ đoàn 454 (Quảng Ninh)
Lữ đoàn 513 (Hải Dương)
Trung đoàn 405 (Quảng Ninh)
Trung đoàn 582 (Ninh Bình)
Trung đoàn 603 (Hải Phòng)
Đoàn H73 (tại Hải An - Hải Phòng)
Đoàn H42 (tại Vân Đồn - Quảng Ninh)
Bệnh viện quân y 7 (thuộc Cục Hậu cần - Hải Dương)
Bệnh viện quân y 5 (thuộc Cục Hậu cần - Ninh Bình )
Trường quân sự Quân khu (tại Chí Linh - Hải Dương)
Tổng Công ty 319 (tại Long Biên - Hà Nội)
Công ty 389 (tại Kiến An - Hải Phòng)
 

linhnt.sale

Xe hơi
Biển số
OF-139550
Ngày cấp bằng
23/4/12
Số km
146
Động cơ
367,960 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cảm ơn bác, em cũng đang muốn tìm hiểu về mấy cái này
Con cháu bộ đội cụ Hồ mà ko biết cái gì kể cũng kỳ
 

yamahasirus

Xe đạp
Biển số
OF-98385
Ngày cấp bằng
2/6/11
Số km
24
Động cơ
399,240 Mã lực
Có Bác nào biết về thông tin này không đính chính giúp cháu với!


Báo TQ: Ấn Độ bán cho Việt Nam 6 khu trục hạm tàng hình 'khủng'
Từ nhiều ngày nay trên các trang quân sự của Trung Quốc đã đăng thông tin Việt Nam và Ấn Độ đã đạt được thỏa thuận về việc Ấn Độ sẽ bán cho Việt Nam 6 khu trục hạm tàng hình vô cùng hiện đại mang tên P28.



Theo đó tờ Tân Hoa Xã cho biết: Theo các phương tiện thông tin đại chúng của Ấn Độ và Đài Loan thì Việt Nam và Ấn Độ gần đây đang có mối hợp tác quân sự khăng khít chặt chẽ hơn bao giờ hết. Hệ quả của mối quan hệ đó là Việt Nam đã đạt được với Ấn Độ 1 thỏa thuận mua 6 tàu khu trục tàng hình hiện đại P28.


Nếu Việt Nam mua 6 Khu trục hạm tàng hình P28 thì có thể nói đây là hợp đồng mua vũ khí lớn nhất trong lịch sử của quân đội Việt Nam. Nhưng các tờ báo mạng này không cho biết trị giá của hợp đồng, thời gian giao hàng,.... Tờ Tân Hoa Xã cho biết thêm

Hình ảnh những chiếc chiến hạm tàng hình hiện đại P28 tại xưởng đóng tàu của Ấn Độ


Khu trục hạm tàng hình P28 do Ấn Độ tự sản xuất trang bị vũ khí vô cùng hiện đại, tiêu biểu trong số chúng là tổ hợp tên lửa tên lửa Barak , tổ hợp này có thể đánh chặn tên lửa mục tiêu chỉ vài giây sau khi rời bệ phóng.

Tổ hợp tên lửa tên lửa Barak được coi là một trong những tổ hợp tên lửa tiên tiến nhất trên thế giới. Ngoài ra, P28 còn mang theo khoảng 16 tên lửa hành trình nhanh nhất thế giới Brahmos.

Tờ Tân Hoa Xã cho biết nếu Việt Nam sở hữu các loại tổ hợp tên lửa trên,
sức mạnh Hải quân Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể.

Khu trục hạm P28, Gepard 3.9, Sigma, tàu ngầm Kilos, cùng các tàu chiến lớp 1241. Chúng sẽ trở thành xương sống của Hải quân Việt Nam trong tương lai.




Khu trục hạm khủng P28 của Việt Nam trong tương lai

Khu trục hạm khủng P28 sát cánh cùng Gepard 3.9
và Sigma giúp Việt Nam bảo vệ tốt hơn chủ quyền lãnh thổ




Khu trục hạm khủng P28 do Ấn Độ đóng
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,123
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Báo TQ: Ấn Độ bán cho Việt Nam 6 khu trục hạm tàng hình 'khủng'
Em không biết bác lấy nguồn ở đâu nhưng 1 là cái tin này rất lởm, chả có tí giá trị nào, thực tế mình có đủ khả năng tài chính để mua tàu mới của Nga, chả việc gì phải mua lại của Ấn, và 2 là nếu tất cả các tin quân sự-quốc phòng từ các trang giaoducvn, phunutoday,.....đều không bao giờ có giá trị, toàn lá cải :)
 

yamahasirus

Xe đạp
Biển số
OF-98385
Ngày cấp bằng
2/6/11
Số km
24
Động cơ
399,240 Mã lực
Em không biết bác lấy nguồn ở đâu nhưng 1 là cái tin này rất lởm, chả có tí giá trị nào, thực tế mình có đủ khả năng tài chính để mua tàu mới của Nga, chả việc gì phải mua lại của Ấn, và 2 là nếu tất cả các tin quân sự-quốc phòng từ các trang giaoducvn, phunutoday,.....đều không bao giờ có giá trị, toàn lá cải :)
oh! cảm ơn các bác!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top