- Biển số
- OF-45608
- Ngày cấp bằng
- 6/9/09
- Số km
- 168
- Động cơ
- 464,180 Mã lực
Hộp số dùng để thay đổi tỉ số truyền nhằm thay đổi mômen xoắn ở các bánh xe chủ động của ôtô, đồng thời thay đổi tốc độ chạy xe phù hợp với sức cản bên ngoài.
Nhiệm vụ hộp số
- Hộp số dùng để thay đổi tỉ số truyền nhằm thay đổi mômen xoắn ở các bánh xe chủ động của ôtô, đồng thời thay đổi tốc độ chạy xe phù hợp với sức cản bên ngoài.
- Thay đổi chiều chuyển động của ôtô(tiến và lùi).
- Tách động cơ ra khỏi hệ thống truyền lực trong khoảng thời gian tuỳ ý mà không cần tắt máy và mở li hợp.
- Dẫn động lực học ra ngoài cho các bộ phận công tác của xe chuyên dùng
Yêu cầu của hộp số
- Có đủ tỉ số truyền một cách hợp lý để nâng cao tính kinh tế , và tính động lực học của ôtô.
- Hiệu suất truyền lực cao, khi làm việc không gây tiếng ồn, thay đổi số nhẹ nhàng không sinh lực va đập ở các bánh răng.
Phân loại hộp số.
1 Dựa vào tính chất truyền mô men.
a) Kiểu hộp số vô cấp.
- Có mô men truyền qua hộp số biến đổi liên tục và do đó tỷ số truyền động học cũng thay đổi liên tục. Hộp số vô cấp trên ô tô chủ yếu là kiểu truyền động bằng thủy lực.
Ưu điểm: kết cấu đơn giản, hiệu suất truyền động cao, kích thước nhỏ gọn.
a) Hộp số hai trục.
- Với trục sơ cấp gắn với bánh răng chủ động của số truyền, trục thứ cấp chứa bánh răng bị động .
- Gồm có trục sơ cấp gắn với bánh răng chủ động của số truyền,trục trung gian chứa bánh răng trung gian, và trục thứ cấp chứa các bánh răng bị động.Điều đặc biệt đáng chú ý hộp số ba trục trên ô tô là trục sơ cấp và trục thứ cấp bố trí đồng tâm.
a) Hộp số thường: có số cấp nhỏ hơn hoặc bằng 6.
- Trong hộp số thường loại có số truyền tăng được thiết kế cho xe khi chạy trên đường có chất lượng tốt hoặc tải trọng nhỏ hơn so với thiết kế .
Nhiệm vụ hộp số
- Hộp số dùng để thay đổi tỉ số truyền nhằm thay đổi mômen xoắn ở các bánh xe chủ động của ôtô, đồng thời thay đổi tốc độ chạy xe phù hợp với sức cản bên ngoài.
- Thay đổi chiều chuyển động của ôtô(tiến và lùi).
- Tách động cơ ra khỏi hệ thống truyền lực trong khoảng thời gian tuỳ ý mà không cần tắt máy và mở li hợp.
- Dẫn động lực học ra ngoài cho các bộ phận công tác của xe chuyên dùng
Yêu cầu của hộp số
- Có đủ tỉ số truyền một cách hợp lý để nâng cao tính kinh tế , và tính động lực học của ôtô.
- Hiệu suất truyền lực cao, khi làm việc không gây tiếng ồn, thay đổi số nhẹ nhàng không sinh lực va đập ở các bánh răng.
Phân loại hộp số.
1 Dựa vào tính chất truyền mô men.
a) Kiểu hộp số vô cấp.
- Có mô men truyền qua hộp số biến đổi liên tục và do đó tỷ số truyền động học cũng thay đổi liên tục. Hộp số vô cấp trên ô tô chủ yếu là kiểu truyền động bằng thủy lực.
- Ưu điểm : kết cấu đơn giản,hiệu suất truyền động cao, kích thước nhỏ gọn. Động cơ không bị chuyển trạng thái đột ngột, giúp tối ưu hóa quá trình hoạt động và gián tiếp giảm mức ăn xăng.
- Nhược điểm : Có tỷ số truyền giới hạn, có tay số giới hạn và khi ra vào số phải thay đổi chế độ làm việc của động cơ. Chế tạo phức tạp dẫn tới giá thành cao.
- Phạm vi sử dụng : hiện nay được sử dụng nhiều trên các loại xe du lịch, xe yêu cầu kích cỡ nhỏ gọn.
Hộp số vô cấp
b) Hộp số có cấp : Kiểu hộp số có cấp gồm một số cấp hữu hạn ( thường từ 3 đến 20 cấp), ứng với mỗi cấp giá trị mô men và do đó tốc độ truyền qua hộp số là không đổi.Ưu điểm: kết cấu đơn giản, hiệu suất truyền động cao, kích thước nhỏ gọn.
- Nhược điểm: có tỷ số truyền giới hạn, có tay số giới hạn và khi ra vào số phải thay đổi chế độ làm việc của động cơ.
- Phạm vi sử dụng: được sử dụng rộng dãi trên hầu hết các dòng xe hiện nay.
Hộp số có cấp
2 Dựa trên số trục chứa các cặp bánh răng truyền số .a) Hộp số hai trục.
- Với trục sơ cấp gắn với bánh răng chủ động của số truyền, trục thứ cấp chứa bánh răng bị động .
- Ưu điểm : cho phép tạo nên hệ truyền lực nhỏ gọn hiệu suất truyền lực cao (các số truyền của hộp số hai trục chỉ qua một cặp bánh răng ăn khớp). Kết cấu nhỏ gọn chắc chắn cho phép làm liền cầu chủ động để giảm các truyền lực trung gian.
- Nhược điểm : kích thước theo chiều ngang lớn hơn hộp số ba trục khi có cùng giá trị tỷ số truyền dẫn tới khối lượng lớn nhất là khi xe có tỷ số truyền lớn.Không có số truyền thẳng.
- Phạm vi sử dụng : sử dụng trên các loại động cơ đặt ngang. Một số máy kéo bánh bơm công suất nhỏ.
Hộp số hai trục
b) Hộp số ba trục.- Gồm có trục sơ cấp gắn với bánh răng chủ động của số truyền,trục trung gian chứa bánh răng trung gian, và trục thứ cấp chứa các bánh răng bị động.Điều đặc biệt đáng chú ý hộp số ba trục trên ô tô là trục sơ cấp và trục thứ cấp bố trí đồng tâm.
- Ưu điểm: cho phép tạo ra số truyền thẳng cho phép nâng cao hiệu suất truyền của hộp số và do đó giảm tiêu hao nhiên liệu và tăng tuổi thọ chung của hộp số.
- Nhược điểm: trục thứ cấp phải bố trí gối lên trục sơ cấp thông qua ổ bi đặt trong phần rỗng của đầu ra trục sơ cấp, điều này làm cho ổ bi dễ bị quá tải.
- Phạm vi sử dụng: được sử dụng rộng rãi trên hầu hết các loại xe hiện nay.
Hộp số ba trục
3 Dựa theo số cấp của hộp số .a) Hộp số thường: có số cấp nhỏ hơn hoặc bằng 6.
- Trong hộp số thường loại có số truyền tăng được thiết kế cho xe khi chạy trên đường có chất lượng tốt hoặc tải trọng nhỏ hơn so với thiết kế .
- Ưu điểm : Kết cấu đơn giản nhỏ gọn hơn hộp số nhiều cấp.Sử dụng công suất động cơ tốt hơn, cho phép tăng tốc độ cực đại của ô tô mà không cần tăng công suất của động cơ, tăng tính kinh tế nhiên liệu.
- Nhược điểm : số lần gài số phải tăng làm phức tạp điều khiển và kéo dài một phần thời gian lấy đà.
- Phạm vi sử dụng : sử dụng trên các loại xe du lịch, xe tải.
Hộp số thường
b) Hộp số nhiều cấp( số cấp từ 8 đến 20 )- Ưu điểm : tính năng động lực và tính kinh tế nhiên liệu cao.Công suất sử dụng để lấy đà và tăng tốc nhanh hơn.
- Nhược điểm: số lần gài số tăng dẫn tới cơ cấu điều khiển phức tạp và kéo dài một phần thời gian lấy đà.Hộp số cồng kềnh, phức tạp.
Phạm vi sử dụng : dùng trên các loại xe tải lớn hoặc rất lớn hoạt động trong các điều kiện khắc nghiệt, nặng nhọc hoặc với các lien hợp máy kéo
Hộp số nhiều cấp (7G-Tronic)