tổng kho long bình việt nam

Trạng thái
Thớt đang đóng

luudanchua

Xe buýt
Biển số
OF-96902
Ngày cấp bằng
24/5/11
Số km
649
Động cơ
405,510 Mã lực
Kho Long Bình thì mình cũng nghe đồn, nhưng có dịp đóng quân gần đó thì mới biết là chả có cái kho nào mà không mở được đấy là cách nay gần chục năm, còn giờ thì kho đang thu hẹp dần nhường chổ cho thuê và cất nhà.
 

Picnic

Xe tải
Biển số
OF-116537
Ngày cấp bằng
12/10/11
Số km
444
Động cơ
389,350 Mã lực
Tổng kho Long Bình được chính quyền Mỹ - Diệm xây dựng từ giữa năm 1965 với mục đích phục vụ cho cuộc chiến ở Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Dương nói chung khi cần thiết.Tổng kho Long Bình có diện tích khoảng 24 km2 , nằm cách Sài Gòn về phía đông 20 km, thành phố Biên Hoà 7 km.
Đây là một Trong Tổng kho Long Bình có Bộ Tư lệnh Dã chiến II Mỹ, Bộ Tư lệnh Hậu cần của Mỹ; đồng thời là nơi chưa những kho bom, đạn lơn của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Trong phạm vi của Tổng kho Long Bình, lực lượng lính Mỹ -nguỵ có mặt thường xuyên khoảng 2.000 tên.
Tổng kho Long Bình được địch tổ chức phòng thủ chặt chẽ, bao bọc xung quanh có từ 7 đến 12 lớp hàng rào kết hợp với việc gài mìn trái. Có nhiều lô cốt tiền duyên cách nhau 30 – 40 mét nằm cách lớp rào cuối cùng từ 40 đến 50 mét. Bên trong có nhiều tuyến hào nối liền các lô cốt, đường đi, lối ngang dọc, hai bên đường đều rải hàng rào kẽm gai.
Hai khu quan trọng trong Tổng kho là kho đồi 50 và 53 có 18 dãy nhà kho với khoảng 200 gian chia làm 3 khu. Trong đó mỗi khu có 6 dãy. Mỗi dãy cách nhau 60 mét. Nhà kho được thiết kế, xây dựng theo hình khối chữ nhật (30m x 25m x 5,5m), có cửa bằng thép, khoá sắt; xung quanh có những ụ đất dày 4 đến 5 mét. Đây là hai kho chứa vũ khí chủ yếu là bom và đạn pháo và nhiên liệu.
Tổng kho Long Bình bị quân giải phóng tấn công nhiều lần, gây cho địch nhiều tổn thất lớn. Tiêu biểu các trận đánh sau:
Ngày 23 tháng 6 năm 1966, bộ đội đặc công đánh vào Tổng kho gây thiệt hại nặng cho địch, hủy diệt 40.000 quả đạn pháo các loại. Đây là trận đánh đặc công đầu tiên của đặc công Biên Hòa, mở đầu cho hàng loạt trận đánh sau này. Cuối năm 1966 vào các tháng 10, 11, 12 bộ đội đặc công U1 đã 3 lần tấn công Tổng kho Long Bình, phá hủy 353.000 đạn pháo và các loại bom.
Đêm 3/2/1967 bộ đội đặc công U1 đột nhập Tổng kho đặt mìn hẹn giờ, làm nổ tung 40 dãy kho, phá hủy 800.000 quả đạn pháo.
Ngày 13/8/1972, đoàn đặc công 113 đánh khu kho 53 Long Bình. Tham gia trận đánh có 57 chiến sĩ chia làm ba mũi đột nhập đặt 108 khối thuốc nổ hẹn giờ. Vào lúc 04 giờ sáng ngày 14/8/1972, các khối thuốc nổ đồng loạt nổ tung, phá huỷ 200 kho, 17 dãy nhà, thiêu huỷ 15.000 tấn bom đạn, xăng dầu và làm chết hơn 300 tên địch.
Ngày 14/12/1972, chiến sĩ đặc công 113 đột nhập vào bãi để xe ở cao điểm 50 của Tổng kho Long Bình, già 61 quả mìn tiêu huỷ gần 200 xe quân sự của địch.
Nguồn:copy-paste
Phá cái kho này chắc cũng phải nổ mấy ngày đêm mới hết @_@!
Các chiến đặc công Việt Nam đúng là xuất quỷ nhập thần :)
Em ghét nhất học lịch sử Việt nam kiểu này, toàn bệnh thành tích (chẳng biết số liệu đếm có đúng kô nữa), kô một chút mất mát quân ta, kô một bài học rút kinh nghiệm, kô môt câu tưởng nhớ các chiến sĩ đã hy sinh trong trận đánh này !!!
 

Bung To

Xe container
Biển số
OF-31819
Ngày cấp bằng
20/3/09
Số km
5,609
Động cơ
520,604 Mã lực

Văn Đoành

Xe điện
Biển số
OF-85801
Ngày cấp bằng
19/2/11
Số km
2,905
Động cơ
415,518 Mã lực
Em ghét nhất học lịch sử Việt nam kiểu này, toàn bệnh thành tích (chẳng biết số liệu đếm có đúng kô nữa), kô một chút mất mát quân ta, kô một bài học rút kinh nghiệm, kô môt câu tưởng nhớ các chiến sĩ đã hy sinh trong trận đánh này !!!
Trận này bộ ta không có thương vong thì tưởng nhớ ai hả Cụ?
 

bonbon_0000

Xe tăng
Biển số
OF-137364
Ngày cấp bằng
5/4/12
Số km
1,180
Động cơ
376,310 Mã lực
ko biết thật hư thế nào thấy vui vui.cay thành khựa thật.
 

TaiMV

Xe điện
Biển số
OF-136764
Ngày cấp bằng
1/4/12
Số km
2,867
Động cơ
391,562 Mã lực
Nơi ở
Sáng ở Đồ Sơn & tối về Quất Lâm.
Trong kho chắc có "hàng cấm" very khủng, nếu không sau gần 40 năm mà chũa được giải mật. Nhưng không biết cụ thể là "hàng" gì các cụ nhẩy8->
 

sale_haiphong

Xe buýt
Biển số
OF-120548
Ngày cấp bằng
14/11/11
Số km
924
Động cơ
391,700 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Website
www.facebook.com
Mỹ có "hai mũi tên gãy ở VN" còn nằm trong tổng kho Long Bình.
Đây là kho vũ khí hiện đại với nhiều tần hầm chứa nhiều vũ khí tối tân của mỹ trước 1975. Kho được cài mã hoá nếu mỡ kô được sẽ tự động tiêu huỷ dự tính vụ nổ kho này sẽ biến Biên Hoà Đồng Nai và 1/2 Sài Gòn thành bình địa.
Năm 2000 mỹ từng đặc vấn đề sẽ giải mã kho cho VN với điều kiện thu lại mũi tên gãy và chia đôi vũ khí. Nhưng VN đòi lấy hết nên đến nay vẫn chưa mở đc kho. Được biết 2 sư đoàn tinh nhuệ nhất Vn hiện giờ đang đóng trực chiến ở đó để bảo vệ. Và biến đây thành khu quân sự cấp tối mật ở Vn mọi hoạt động dân sự ở đây đều bị cấm, nếu cố tình vượt qua hàng rào cảnh giới sẽ bị bắn bỏ tại chổ. Nói chung hiện giờ không ai đc phép xạm nhập khu vực này,.
1 tờ báo quân sự của Mỹ, Mỹ từng cử 1 đội biệt kích thuộc quân đoàn Gost Recon và Skull tham gia chiến dịch thu hồi 2 mũi tên gãy ở VN năm 2001 nhưng nhiệm vụ thất bại toàn bộ 12 binh sĩ mỹ hi sinh tại long bình do bị phát hiện. Tất cả thi thể 12 binh sỹ đầu bị tiêu huỷ hoàn toàn.
"Mũi tên gãy" là tên lóng nói về vũ khí hạt nhân , sinh học, hoá học...có sức tàn phá lớn, vũ khí tấn công chiến lượt có sức huỷ diệt của 1 Mỹ bỏ sót hay thất lạc trong chiến tranh và tập trận.
Hiện Mỹ thừa nhận trên toàn trái đất Mỹ có tổng cộng hơn 17 mũi tên gãy chưa thu hồi. Tháng 5 vừa qua Mỹ vừa thu hồi 1 hoả tiển hạt nhân dưới đáy đại tây dương do chiếc máy bay F22 rơi trong quá trình tập trận. Ngoài ra chưa có thông tin gì thêm về tổng kho Long Bình.
Nói túm lại Tổng Kho Long Bình là khu vực quân sự nghiêm cấm mọi hoạt động dân sự ở mức độ cao nhất ở VN


Em cóp nhặt tý ... em cũng tò mò về nơi đây quá


Tổng kho Long Bình - Biên Hòa - Aerial 1966/72 - Photo by Thomas Smith







Sau ngày tiếp quản, tại sân bay Tân Sơn Nhất, từ trái sang: Thượng úy Đặng Minh Ngạc, anh hùng không quân Nguyễn Thành Trung, đại úy Nguyễn Lãm "Đội quân máy tính" tiếp quản Sài Gòn (III)
ICTnews - Máy tính IBM360/50 chiếm 600 m2, sử dụng CPU to bằng hai cái tủ ba buồng. Việc đầu tiên của quá trình vận hành lại chiếc máy tính này là… gọi công binh gỡ mìn.
Bài 3: Vận hành và khai thác máy tính IBM
Tiếp quản Trung tâm Điện toán, Bộ Quốc phòng
GS. TS. Nguyễn Lãm kể lại: Có một số công việc diễn ra khá thuận lợi như cùng với một số chuyên gia kỹ thuật của trung tâm (TT) cũ còn ở lại, cán bộ TT Toán - MT vào tiếp quản đã khôi phục cho máy IBM360/50 làm việc và chúng tôi khẩn trương liên hệ với các bộ, ngành, cơ quan nhà nước khai thác máy.
Anh Trần Duy Thoả, cán bộ của TT Toán - MT Quân đội, một trong số những người vào tiếp quản máy tính đầu tiên báo cáo: Chiều ngày 2/5/1975, quân ta phát hiện dàn máy IBM360/20 của TT Điện toán Bộ Quốc phòng quân đội Sài Gòn ở 63 đường Gia Long. Ngày 5/5/1975 anh Thoả được giao nhiệm vụ tiếp quản, chốt giữ. TT này thuộc Tổng nha Tài chính và Thanh tra Quân khí của quân đội Sài Gòn nên sau đó, ngày 9/5/1975, đồng chí Lê Quang Sa, trung tá - Trưởng đoàn tiếp quản của Cục Tài vụ, Bộ Quốc phòng cũng cử cán bộ tới tiếp quản. Hai bên thống nhất giao anh Thoả phụ trách.
TT này đã hoạt động từ tháng 7/1973 để điện toán hoá lương bổng và phụ cấp quân đội chế độ cũ, công tác dự trù và thi hành ngân sách quốc phòng, điều hợp quân số hưởng lương và quân số hiện diện, yểm trợ Tổng nha Nhân lực về quản trị nhân lực. Báo cáo của anh Thoả trình bày tỷ mỷ lợi ích của TT trong thống kê quân số, sử dụng ngân sách, sử dụng nhân viên; trình bày biên chế tổ chức của TT, ý chừng anh muốn thuyết phục quân đội ta xây dựng một TT theo mô hình này để quản lý tài chính quân đội. Anh Thoả cũng cho biết tình trạng thiết bị, nguyên liệu,vật tư, phương tiện làm việc và các loại hồ sơ tài liệu ở TT.
Để khôi phục lại hoạt động của máy IBM360/20, các anh đã cho gọi 5 sĩ quan và nhân viên cũ chủ chốt đến khai thác tình hình và giao nhiệm vụ cho họ thông báo lại cho toàn bộ nhân viên cũ làm việc ở TT đến gặp. Cuối cùng các anh đã sử dụng trở lại một số nhân viên như: điều hành viên điện tử, thợ sửa chữa điện và máy lạnh, một lao công vệ sinh.
Nói thêm vài nét về TT ở Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn. TT này đầu tiên gọi là TT Điện cơ Kế toán, nhưng từ năm 1968 thì đổi là TT Khai thác An bài Điện Tử. TT trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu quân đội Sài Gòn, dưới sự giám sát hoạt động của phòng Tổng Quản trị - Bộ Tổng Tham mưu. TT có chức trách xử lý dữ liệu cho quản lý quân số, tuyển quân. Trước đây, TT này có máy IBM360/20, cuối năm 1972 thì được trang bị máy IBM360/40. TT đảm trách những công việc: thống kê quân số, thiết lập danh sách và lệnh gọi nhập ngũ, yểm trợ việc quản trị nhân viên. Ngoài ra TT còn hỗ trợ cho các TT khác như Điện toán Tiếp vận, Điện toán Hải quân, Điện toán Không quân.
Tiếp quản máy tính IBM360/50
Cũng trong chuyện tiếp quản và khai thác máy tính IBM, ông Lê Tự Thành kể lại:
Sau khi được tin tìm thấy các máy tính của quân đội ngụy và quân Mỹ, anh Nguyễn Lãm đã tức tốc cử thêm cán bộ vào vận hành và khai thác. Tôi được phân công tiếp quản máy IBM 360 model 50 (IBM360/50) của quân đội Mỹ quản lý kho hậu cần (tổng kho Long Bình) và đây là máy tính lớn nhất hồi đó ở miền Nam.
Việc đầu tiên của quá trình vận hành lại chiếc máy tính này là gọi công binh gỡ mìn. Khi đó, mìn đặt khắp nơi trên từng bộ phận của máy tính và cả trên những máy đục lỗ. Sau khi gỡ mìn, chúng tôi cùng với những nhân viên cũ của công ty IBM bắt tay vào khôi phục hoạt động. Sau khi khôi phục hệ thống điện, nhân viên IBM kiểm tra từng thiết bị và máy tính. Đồng thời, chúng tôi phải sửa lại hệ thống điều hoà lớn (kiểu điều hoà trung tâm hiện nay) vì phòng máy rất kín và ngột ngạt nếu không có hệ thống điều hoà không chịu được. Sau gần một tháng lao động, chúng tôi đã khởi động thành công máy IBM 360 model 50.
Máy tính IBM360/50 rất lớn, chiếm khoảng 600 mét vuông. Nó sử dụng một bộ vi xử lý trung tâm (CPU) to bằng hai cái tủ đựng quần áo ba buồng. Các ổ đĩa từ và băng từ dùng cho máy tính này cũng rất cồng kềnh, mỗi ổ băng từ to bằng tủ lạnh lớn hiện nay. Ngoài ra, chiếc máy này cần tới 80 máy đục lỗ để làm phương tiện viết chương trình. Tiếp đến là kho lưu trữ về băng từ cũng rất rộng, vì băng từ lúc đó quá to.
Ấn tượng ban đầu của chúng tôi là họ (quân đội Mỹ) sử dụng máy tính vào quản lý kho rất khoa học. Chiếc máy tính IBM dùng hệ điều hành OS/360, hoạt động khá giống với máy tính Minsk của Nga. Các chương trình viết cho máy tính IBM phía quân đội ngụy sử dụng ngôn ngữ Cobol. Lúc đó Nga cũng có tài liệu về ngôn ngữ này dịch sang tiếng Nga nên mọi người nắm bắt dễ dàng. Ngoài ra, nhân viên cũ của IBM còn khá đầy đủ, nhờ họ hướng dẫn sử dụng nên chỉ sau khoảng một tháng chúng tôi đã cho hoạt động lại bình thường toàn bộ máy tính, kể cả khai thác dữ liệu chương trình quản lý kho của ngụy.
Cũng phải nói là các chương trình của họ viết khoa học, tỉ mỉ từng bước rất dễ sử dụng. Nhân viên lập trình chỉ là cán bộ trung học, không phải là cán bộ đại học như ta. Vì vậy, hầu hết các đoạn lệnh viết theo cấu trúc giống nhau, nên ai đọc cũng hiểu. Lúc đầu, anh em tiếp quản nghĩ họ “dốt” thật, đáng lẽ nhiều đoạn lập trình có thể viết ngắn thì họ lại viết rất dài. Nhưng sau này mới thấy lập trình công nghiệp thì phải thế, họ viết rành mạch, có ghi chú rõ ràng nên người sử dụng hiểu rất nhanh. Hồi đó anh em kỹ thuật của ta rất khoái thủ thuật, làm thế nào giải quyết vấn đề ngắn nhất, hay nhất nhưng người khác đọc không hiểu gì cả!
Sau khi khai thác thành công, chúng tôi đã cung cấp cho Tổng cục Kỹ thuật danh mục toàn bộ hàng còn tồn trong các kho, trong đó kho lớn nhất là Tổng kho Long Bình. Sau đó, các máy tính IBM tại Sài Gòn tiếp tục phục vụ cho việc tính toán những bài toán giao thông, cầu đường, sau đó là khai thác và thăm dò dầu khí.
 

sale_haiphong

Xe buýt
Biển số
OF-120548
Ngày cấp bằng
14/11/11
Số km
924
Động cơ
391,700 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
Website
www.facebook.com
Em thấy blog có bài về 113 các Cụ đọc nhé ok em để không em dỡ đi :>







Kỳ 1: “Chào búp bê!”

Cuối năm 1965, lực lượng của đại tá Sáng giao tranh với các đơn vị chiến đấu vào hàng xuất sắc nhất của quân đội Mỹ là sư đoàn dù 101 tại Plây Me. Sau cuộc giao tranh, quân của ông vội lùng sục chiến trường tìm tang vật có giá trị tình báo. Kết quả là họ thu được một con búp bê cao su kích cỡ bằng người thật, trông y hệt một phụ nữ!

“Tâm hồn” cuộc chiến
Nhìn thoáng qua, vật như vậy tưởng như không có giá trị về mặt tình báo, nhưng một sĩ quan tình báo Việt Nam lại nghĩ khác. Theo đánh giá của ông, sự xuất hiện của con búp bê cho thấy rõ tinh thần đội quân thiện chiến nhất của Mỹ này.
Theo đánh giá của người sĩ quan tình báo Việt Nam, sự có mặt của con búp bê cao su tại chiến trường chỉ ra rằng người lính Mỹ không có khả năng chịu đựng hi sinh giống như bộ đội Việt Nam. Đối với ông, con búp bê thể hiện điểm yếu - rằng người lính Mỹ không thể phục vụ một năm tại Việt Nam mà không có vợ hoặc bạn gái “giả” đem theo bên mình. Tinh thần người lính Mỹ hướng về ngôi nhà và gia đình họ hơn là cuộc chiến Việt Nam. Khi chiến tranh kéo dài, người Mỹ sẽ đánh mất ý chí chiến đấu.
Con búp bê cao su, chiếc bật lửa Zippo vẽ hình phụ nữ khỏa thân... cho thấy người Mỹ quan tâm đến những gì họ bỏ lại đằng sau chứ không phải cái ở trước mặt. Trong khi binh lính Mỹ chỉ nghĩ đến ngày rời khỏi Việt Nam, bộ đội Việt Nam lại nghĩ đến cách làm sao tống khứ họ khỏi đất nước mình.
Lần đầu tiên đại tá Sáng tin rằng người Mỹ có thể sẽ bị đánh bại!
Gặt lúa và tình báo

Phía sau người lính Mỹ này là gia đình, nước Mỹ... chứ không phải VN - Ảnh: Larry Burrows
Đội quân Việt cộng mà quân Mỹ lẫn Việt Nam cộng hòa (Sài Gòn cũ) ngán ngại nhất là lực lượng đặc công. Năm 1972, đại tá Tống Viết Đường chỉ huy trung đoàn đặc công 113 - gồm hơn 1.000 chiến sĩ - được huấn luyện đặc biệt về nghệ thuật chiến tranh không quy ước. Ông đã phái một toán quân cảm tử tấn công kho chứa vũ khí lớn nhất của Mỹ là căn cứ Long Bình gần Biên Hòa.
Căn cứ Long Bình chiếm một khu vực rộng đến 50km2. Nhiều loại vũ khí và bom đạn được tàng trữ tại đây, từ đạn dược cho súng ống nhỏ đến đại pháo và bom mìn đủ loại. Tuyến phòng thủ gồm đến chín hàng rào kẽm gai, cao 2m. Khoảng cách vòng rào ngoài cùng đến vòng rào thứ hai dài mấy trăm mét, rộng hơn các khoảng cách còn lại. Khu vực gồm nhiều đồi thấp và suối nhỏ. Các tháp canh được sắp đặt đều đặn từ 200-500m, được bố trí khéo léo để có thể bắn chéo kẻ xâm nhập.
Nhằm bảo đảm an ninh và quan sát, người Mỹ đã đặt cả một hệ thống đèn pha soi từng góc cạnh cả mặt trước lẫn mặt sau vành đai phòng thủ. Các hộp thiếc gắn trên dây kẽm gai sẽ báo động nếu có ai đụng vào. Mìn bẫy dày đặc trên khu đất nằm giữa hai vòng rào phòng thủ. Chúng thường được thay đổi vị trí để đánh lạc hướng kẻ xâm nhập.
Hỏa châu báo sáng cũng được đặt ở đây. Ai lỡ chạm phải là hỏa châu sẽ tung lên cao hàng trăm mét, tự động tháo dù và rơi xuống soi sáng cả một khu vực rộng lớn. Các hầm cất giữ vũ khí trong căn cứ Long Bình được sắp đặt phân tán nhằm tránh bị cháy nổ dây chuyền. Cách 5 phút xe tuần tra kiểm tra khu vực. Ngoài ra còn có bộ binh mang theo chó bảo vệ.
Nếu các bãi mìn làm an tâm phía bảo vệ bên trong thì ngược lại chúng vô tình làm lợi cho kẻ xâm nhập từ bên ngoài. Do mìn được chôn dày đặc khoảng giữa các vòng rào, người ta không cắt cỏ được. Cỏ cao làm thành nơi ẩn nấp lý tưởng cho người xâm nhập. Vụ tấn công căn cứ Long Bình chỉ được chọn sau hai năm hoàn tất thu thập thông tin.
Ông Đường so sánh việc sử dụng tình báo để thu lượm tin tức về một mục tiêu với việc thu hoạch lúa gạo: “Khi gặt lúa ta không thể ăn ngay một lần. Nếu làm vậy ta sẽ chết đói trong tương lai. Tình báo giống như lúa gạo, phải được thu hoạch và cất giữ, chỉ nên đem ra dùng khi cần thiết.
Chúng tôi thường xuyên đưa người xâm nhập lúc ban ngày vào căn cứ để lấy tin tức. Đôi khi chúng tôi có thể lén đưa cả nhân viên của mình vào. Có nhiều cách làm. Một người giả vờ vào gặp một người bạn hoặc bà con, thật sự là để quan sát và ghi nhận tin tức liên quan, ví như ước lượng các khoảng cách và vị trí các khu vực kho. Cũng có khi một sĩ quan Việt Nam cộng hòa làm việc cho chúng tôi đem theo một sĩ quan bộ đội tình báo.
Thường thì người của chúng tôi có thể đi theo các toán công nhân địa phương, như phu khuân vác hoặc tài xế trung thành với cách mạng. Những công nhân này thường tình nguyện cung cấp tin tức về những điểm yếu trong hệ thống phòng thủ. Có khi vô tình mà cả những người trung thành với chính quyền Sài Gòn cũng cung cấp tin tức cho chúng tôi nữa”.
Kỳ 2: “Cận cảnh bóng đêm”
Làm thế nào để ở sát nách đối phương?

Mọi hoạt động của toán cảm tử trong ngày tấn công sẽ được toán thám sát này thực hiện. Đến ngày G. họ sẽ là lực lượng dẫn đội cảm tử xâm nhập căn cứ. Khi màn đêm buông xuống, toán thám sát hai người bắt đầu xâm nhập căn cứ Long Bình. Lần từng bước một, họ di chuyển hướng về vòng đai ngoài. Những bụi cỏ cao đã che giấu được họ. Hàng rào được căng ra, vừa vặn cho hai người lọt vào, rồi trả lại nguyên hình dáng cũ chứ không cắt. Nếu cắt rào sẽ là dấu hiệu có người xâm nhập và đánh mất yếu tố bất ngờ của cuộc tấn công sắp tới.
Vượt qua được vòng rào ngoài, toán thám sát vừa tìm cách bò chầm chậm qua bãi mìn, vừa không để lính trên tháp canh phát hiện. Họ phải định vị được mìn và rào kẽm gai cũng như vô hiệu hóa bằng cách gắn một cây kẽm vào từng trái mìn. Sau đó họ trườn vào mục tiêu tiếp theo - vòng rào thứ hai. Toán xâm nhập lặp lại công việc xác định là vô hiệu hóa mìn và hỏa châu đặt trên bãi đất giữa hai vòng rào. Cứ thế cho đến khi họ dần tạo được một lối vào căn cứ.
Cuộc xâm nhập thăm dò của thám sát bắt đầu lúc 8 giờ tối với mục tiêu là mở được một nửa đoạn đường, đến giữa vòng rào thứ năm và thứ sáu lúc 11 giờ khuya. Thời biểu đó đã đạt được. Trời vẫn còn tối nhưng toán không muốn đến quá gần bên trong vào lúc trời sáng. Hai người đào hầm, chui vào ẩn trú và chờ đợi...
Trời hửng sáng, căn cứ Long Bình lại bắt đầu nhộn nhịp như thường lệ. Những kẻ phòng thủ không hề hay những kẻ xâm nhập đang nằm cạnh mình. Toán trinh sát yên lặng nghỉ cả ngày trong nơi ẩn nấp, sát nách đối phương.
Khi màn đêm buông xuống, họ tiếp tục chuyển qua các vòng rào còn lại. Sau nửa đêm họ đã chui được qua vòng rào cuối cùng và tiến gần các kho. Khi đã vào được bên trong, họ không để phí thì giờ mà bắt tay ngay vào việc ghi nhận khoảng cách các mục tiêu đã định và tính toán thời gian cần thiết để đến được các nơi đó. Nhiệm vụ hoàn tất, toán thám sát rút lui cũng yên lặng như khi họ tiến vào, lần lượt chui ra chín vòng rào.
Rạng đông
Trong khi toán thám sát rút khỏi căn cứ Long Bình, một người quan sát được chốt ở một nơi xa căn cứ để kiểm tra con đường mới xâm nhập. Công việc này nhằm bảo đảm những kẻ phòng thủ bên trong không cản trở con đường đó trước giờ tấn công.
Nhằm bảo đảm được thời biểu, đội đặc công khởi sự hai ngày trước cuộc tấn công. Lúc 8 giờ tối, toán thám sát hôm trước nay lại bắt đầu xâm nhập căn cứ Long Bình. Lần này họ dẫn theo thêm năm quân cảm tử - mỗi người đều mang theo chất nổ và dụng cụ định giờ.
20 người tham gia cuộc hành quân. Mỗi toán gồm 3-4 người, tùy theo mục tiêu được chỉ định trong căn cứ. Mục tiêu càng lớn cần nhiều chất nổ hơn, như vậy cũng phải phái thêm một người mang chất nổ.
Toán thám sát dẫn đầu chui qua vòng rào ngoài. Lần này họ cắt một lỗ lớn để một người có thể chui qua lọt. Người cuối cùng phải nối lại rào kẽm gai để che dấu lối vào. Toán dẫn đầu tiếp tục tiến vào con đường họ đã vào mấy hôm trước. Họ vẫn kiểm tra cẩn thận mặt đất để chắc chắn không ai đặt thêm mìn hoặc đã phát hiện lần vào trước của họ.
Một khi các toán đặc công tiến vào Long Bình, đại tá Đường không còn liên lạc được với họ. Các thành viên trong toán yên lặng báo hiệu cho nhau bằng tay. Khi toán dẫn đầu đến đoạn nửa đường nằm giữa vòng rào thứ năm và sáu, họ dừng lại và đào hầm ẩn nấp qua đêm. Khi bình minh ló dạng, họ đã an toàn nằm nơi ẩn nấp. Một ngày bình yên. Ngay sau chạng vạng tối, họ lại tiếp tục tiến vào.
Vào nửa đêm, đội đã lọt qua được vòng rào cuối cùng. Mỗi toán vội đến các mục tiêu được chỉ định, thận trọng tránh né các toán tuần tra trong căn cứ. Chất nổ được gắn, sử dụng dụng cụ định giờ MI-8. Dụng cụ này không lớn hơn ngón tay người, sẽ kích hoạt chất nổ nhiều giờ sau khi họ đã rút lui khỏi căn cứ an toàn. Họ vặn kim đồng hồ cho nổ vào ba giờ sau và các toán bắt đầu thoái lui.
Các toán phải tập hợp lại tại một điểm nằm ngoài vòng rào cuối cùng trước khi cả đội cùng rút lui. Chỉ cho phép thời hạn 5 phút - không thể dài hơn. Toán nào không đến đúng hẹn, các toán khác vẫn rút lui mà không có họ.
Cuộc hành quân diễn ra suôn sẻ. Mỗi toán hoàn thành nhiệm vụ được giao và đến nơi tập kết đúng hẹn. Cuộc rút lui bắt đầu: người sau bước theo dấu chân hoặc lần theo dấu tay người đi trước trên con đường đã tiến vào khu căn cứ. Và lần này đường rút lui nhanh hơn lúc tiến vào. Ra khỏi vòng rào cuối cùng, họ rút về bộ chỉ huy trung đoàn. Tại đó, người chỉ huy đội đặc công báo cáo cho đại tá Đường là đã hoàn thành nhiệm vụ.
***​
Vào bình minh hôm đó, đại tá Đường cùng vị chỉ huy sư đoàn đứng tại một vị trí cao nhìn xuống căn cứ Long Bình. Họ luôn xem đồng hồ trên tay. Một chuỗi những tiếng nổ long trời lở đất: 30.000 tấn vũ khí làm sáng rực cả bầu trời. Cơn chấn động lớn đến nỗi ở xa 30km còn cảm nhận được.
Ngày ló dạng, đại tá Đường nhìn thấy một đám khói khổng lồ cuồn cuộn bốc lên từ căn cứ Long Bình. Hài lòng với kết quả đạt được, ông cùng vị chỉ huy biến mất vào khu rừng già.
NGUYỄN HỮU THÁI lược dịch
nguồn Tuoitre.com.vn
 

ltgbau

Xe điện
Biển số
OF-14433
Ngày cấp bằng
1/4/08
Số km
2,207
Động cơ
535,711 Mã lực
Mũi tên gãy quái gì, cứ cho là đã từng đc triển khai ở VN thì Mỹ thừa thời gian chuyển đi, lấy đâu ra mà còn đấy cho cụ xài ^:)^
 

biahoihanoi

Xe lăn
Biển số
OF-14970
Ngày cấp bằng
21/4/08
Số km
13,867
Động cơ
633,720 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Mở hết rồi, bây giờ mà còn thì cũng bán sắt vụ thôi.
 

tainon

Xe điện
Biển số
OF-6949
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
3,987
Động cơ
576,110 Mã lực
Ông anh chồng bà chị họ em kể ngày xưa đi bộ đội làm vệ binh ở đấy khoảng đầu những năm 90, ngày ngày thả cho dân vào cắt dây thép gai, thế mà lúc ra quân chú nào chú đấy kiếm được vài chục triệu bằng hồi ấy đi tây vài năm.
 

79A-01070

Xe máy
Biển số
OF-136740
Ngày cấp bằng
1/4/12
Số km
89
Động cơ
369,470 Mã lực
Nơi ở
Km1350
Trước 1975 Đặc công nhà mềnh đã mấy lần oánh cho nổ tung rồi các cụ ạ, cái gì không nổ được chắc giờ cũng cân đồng nát hết. Mỹ đi thì phải giao lại cho QĐVNCH, nếu có hàng khủng thì trước khi quân ta tiến vào đồng nai chắc chúng cũng lôi ra dùng roài. Kết lại là chẳng còn gì nữa ạ!


Tổng kho Long Bình - Biên Hòa - Aerial 1966/72


Những trận tấn công của quân giải phóng vào Tổng kho Long Bình ở Biên Hoà
Tổng kho Long Bình được chính quyền Mỹ - Diệm xây dựng từ giữa năm 1965 với mục đích phục vụ cho cuộc chiến ở Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Dương nói chung khi cần thiết. Tổng kho Long Bình có diện tích khoảng 24 km2 , nằm cách Sài Gòn về phía đông 20 km, thành phố Biên Hoà 7 km.

Đây là một Trong Tổng kho Long Bình có Bộ Tư lệnh Dã chiến II Mỹ, Bộ Tư lệnh Hậu cần của Mỹ; đồng thời là nơi chưa những kho bom, đạn lơn của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Trong phạm vi của Tổng kho Long Bình, lực lượng lính Mỹ -nguỵ có mặt thường xuyên khoảng 2.000 tên.

Tổng kho Long Bình được địch tổ chức phòng thủ chặt chẽ, bao bọc xung quanh có từ 7 đến 12 lớp hàng rào kết hợp với việc gài mìn trái. Có nhiều lô cốt tiền duyên cách nhau 30 – 40 mét nằm cách lớp rào cuối cùng từ 40 đến 50 mét. Bên trong có nhiều tuyến hào nối liền các lô cốt, đường đi, lối ngang dọc, hai bên đường đều rải hàng rào kẽm gai.

Hai khu quan trọng trong Tổng kho là kho đồi 50 và 53 có 18 dãy nhà kho với khoảng 200 gian chia làm 3 khu. Trong đó mỗi khu có 6 dãy. Mỗi dãy cách nhau 60 mét. Nhà kho được thiết kế, xây dựng theo hình khối chữ nhật (30m x 25m x 5,5m), có cửa bằng thép, khoá sắt; xung quanh có những ụ đất dày 4 đến 5 mét. Đây là hai kho chứa vũ khí chủ yếu là bom và đạn pháo và nhiên liệu.

Tổng kho Long Bình bị quân giải phóng tấn công nhiều lần, gây cho địch nhiều tổn thất lớn. Tiêu biểu các trận đánh sau:

Ngày 23 tháng 6 năm 1966, bộ đội đặc công đánh vào Tổng kho gây thiệt hại nặng cho địch, hủy diệt 40.000 quả đạn pháo các loại. Đây là trận đánh đặc công đầu tiên của đặc công Biên Hòa, mở đầu cho hàng loạt trận đánh sau này. Cuối năm 1966 vào các tháng 10, 11, 12 bộ đội đặc công U1 đã 3 lần tấn công Tổng kho Long Bình, phá hủy 353.000 đạn pháo và các loại bom.

Đêm 3/2/1967 bộ đội đặc công U1 đột nhập Tổng kho đặt mìn hẹn giờ, làm nổ tung 40 dãy kho, phá hủy 800.000 quả đạn pháo.

Ngày 13/8/1972, đoàn đặc công 113 đánh khu kho 53 Long Bình. Tham gia trận đánh có 57 chiến sĩ chia làm ba mũi đột nhập đặt 108 khối thuốc nổ hẹn giờ. Vào lúc 04 giờ sáng ngày 14/8/1972, các khối thuốc nổ đồng loạt nổ tung, phá huỷ 200 kho, 17 dãy nhà, thiêu huỷ 15.000 tấn bom đạn, xăng dầu và làm chết hơn 300 tên địch.

Ngày 14/12/1972, chiến sĩ đặc công 113 đột nhập vào bãi để xe ở cao điểm 50 của Tổng kho Long Bình, gài 61 quả mìn tiêu huỷ gần 200 xe quân sự của địch.
[/COLOR]
 
Chỉnh sửa cuối:

sparkvan

Xe điện
Biển số
OF-83628
Ngày cấp bằng
24/1/11
Số km
2,303
Động cơ
433,220 Mã lực
Nghe thiên hạ đồn, sau 1975 nhà mình mở mãi không được, nếu liều phá cửa thì có thể thôi bay cả 1 số tỉnh xung quanh, chính tỏ vũ khí trong cái kho này cũng thuộc hàng khủng. Em cũng ngồi hóng vụ này :-w
em cũng có thông tin giống cụ này, vn nhà mình thuộc loại chú bé có tài mở khóa, dưng do tính chất nguy hiểm và phức tạp nên ko dám liều thử
 

sparkvan

Xe điện
Biển số
OF-83628
Ngày cấp bằng
24/1/11
Số km
2,303
Động cơ
433,220 Mã lực
Trận này bộ ta không có thương vong thì tưởng nhớ ai hả Cụ?
em dự là cụ nghĩ sai, trận này có lẽ chết sạch nên ko có ai cung cấp danh sách các đồng chí hi sinh để tưởng nhớ
 

79A-01070

Xe máy
Biển số
OF-136740
Ngày cấp bằng
1/4/12
Số km
89
Động cơ
369,470 Mã lực
Nơi ở
Km1350
Mỹ bàn giao tổng kho Long Bình cho quân đội VNCH.

[YOUTUBE]zinyZwV4jZE[/YOUTUBE]
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top