Cụ phân tích lời lẽ rạch ròi suýt nữa thì thuyết phục được em.
Thế mới thấy luật quy định về tội giết ngừoi rất cụ thể nhưng xã hội muôn hình muôn vẻ, để tìm ra chân tướng sự việc, tìm ra đúng ngừoi đúng tội không đơn giản chút nào và đôi khi chúng ta phải bất lực vì có những chỗ luật không bao quát được hết để cho cái ác tiếp tục nhởn nhơ.
Đặc biệt trong trường hợp đối tượng muốn giết ngừoi nhưng chỉ ra tay đến lúc nạn nhân dở sống dở chết thì ngưng rồi kích động thêm cho đồng phạm ra tay trực tiếp dẫn đến cái chết của nạn nhân thì nó đã có thể lợi dụng kẽ hở này thoát tội dễ dàng.
Về mối quan hệ nhân quả của hành vi giết ngừoi, em thấy có bài phân tích thế này trên hocluat.vn, trích:
"Mối quan hệ nhân quả
Hành vi khách quan của tội giết người được coi là nguyên nhân gây ra hậu quả chết người khác nếu thoả mãn ba điều kiện:
1) Hành vi xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian;
2) Hành vi độc lập hoặc trong mối liên hệ tổng hợp với một hay nhiều hiện tượng khác phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả chết người khác. Khả năng này chính là khả năng trực tiếp làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm. Ví dụ: Khả năng gây chết người của hành động là dùng dao sắc nhọn đâm vào ngực nạn nhân hay của không hành động là không cho trẻ sơ sinh ăn, uống…;
3) Hậu quả chết người khác đã xảy ra phải đúng là sự hiện thực hoá khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi khách quan của tội giết người hoặc là khả năng trực tiếp làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động.
Xác định đúng nguyên nhân dẫn đến hậu quả chết người khác không những giúp các cơ quan tiến hành tố tụng làm sáng tỏ vấn đề có hành vi xâm phạm quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của người khác xảy ra hay không mà còn có thể kết luận ai là người đã thực hiện hành vi đó. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử tội giết người trong những năm gần đây cho thấy, không ít trường hợp, do xác định không đúng mối quan hệ nhân quả nên đã xử oan hoặc bỏ lọt tội phạm. Chúng tôi xin đưa ra 1 vụ án cụ thể: Tại bản án hình sự sơ thẩm số 84 ngày 31/7/2011, Tòa án nhân dân tỉnh H đã tuyên bố Bùi Văn H không phạm tội giết người. Tại quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 12/HS-TK ngày 31/3/2013, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy phần tuyên bố Bùi Văn H không phạm tội giết người của Bản án hình sự sơ thẩm nêu trên để xét xử sơ thẩm lại theo hướng kết án Bùi Văn H về tội giết người. Bởi lẽ, Bùi Văn H là người tham gia thực hiện tội phạm một cách tích cực. Khi thấy anh T chạy từ trong nhà ra, H đã cầm côn đánh liên tiếp vào anh T làm anh T bị ngã, tạo điều kiện để Nh xông vào dùng dao đâm anh T. Trên người anh T không phải duy nhất chỉ có vết dao đâm của Nh mà có rất nhiều vết thương bầm tím do vật tày gây ra phù hợp với hung khí là côn do H sử dụng. Vì vậy, có đủ căn cứ để kết luận hậu quả anh T bị chết là do hành vi phạm tội của Nh, Lê Đình Th, Lê Đình H và Bùi Văn H gây ra (1)."
Đọc ví dụ trên thì thấy, tuy T không chết trực tiếp vì côn của H nhưng Toà án nhân dân tối cao đã đề nghị huỷ bản sơ thẩm tuyên H không giết ngừoi để xử lại thoe hướng kết án H tội giết ngừoi, cụ nghĩ sao?
Em bổ sung link
https://hocluat.vn/toi-giet-nguoi/
Em quan tâm mục 2 của hành vi: " Hành vi độc lập hoặc trong mối liên hệ tổng hợp với một hay nhiều hiện tượng khác phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả chết người khác. Khả năng này chính là khả năng trực tiếp làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm. "