[Funland] Tổng hợp thông tin về vụ Thiền Am Bên bờ Vũ Trụ

hat.tieu

Xe cút kít
Biển số
OF-124436
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
15,293
Động cơ
-90,715 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tiengduc.org
Nếu đúng thì bọn tổ chức kia cũng ngu trong chọn đối tác nhỉ.
Đầy rủi ro, phức tạp, Xh ai cũng ghê và lên án khi bị lòi phốt.
Lẽ nào dính đến cả chính trị? Như cụ trên nói, các tổ chức kia sao chọn đối tác kém vậy? Biết đâu ông trọc tắc kè dính theo...
Nó đang thành công ở chỗ tạo sự mất niềm tin vào mọi thứ. Giờ em cam đoan nhiều cụ trên đây chả còn tin vào cái gì nữa. Nhìn đâu cũng thấy tệ nạn, ung nhọt. Cái này nếu đánh thì phải đánh cả bọn sâu bit.ch, cả bọn lều báo phóng tinh viên cải ngồng (truyền thông bẩn) nữa mới được.
 

Chauthanh11

Xe điện
Biển số
OF-739910
Ngày cấp bằng
19/8/20
Số km
4,251
Động cơ
121,384 Mã lực
Nơi ở
Hậu Giang
Nhìn mấy thằng Nhất Nguyên , Nhị Nguyên giống Lê Tùng Vân như tạc thế kia , khỏi cần ADN cũng biết là con rồi .
 

.Hera.

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-793702
Ngày cấp bằng
15/10/21
Số km
68
Động cơ
20,920 Mã lực
Tuổi
34
NGUỒN GỐC THIỀN AM
Ông Lê Văn Tất (1917-1983), sinh tại làng Long Sơn, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc. Tên Gọi khác Ông Mười. Thi Danh: Thần Liên.Ông là con nhà nho nhưng mồ côi cha từ 3 tuổi, được mẹ nuôi dưỡng và trờ thành giáo viên tại Trường Tân Châu năm 23 tuổi. Năm 1940, ông bị chính quyền Pháp bắt giam một thời gian vì tình nghi hoạt động chính trị. Sau năm 1945, ông lên Sài Gòn giúp việc toà Đô chánh. Khi đang làm quận phó quận Tân Trụ, Long An. Trong 1 lần đi từ Đồng Nai lên Sài Gòn và Năm 1955, ông bị tai nạn xe hơi gãy xương sống khiến thân bị liệt, chỉ cử động được đầu và hai tay. Sau khi tàn phế, ông cùng vợ mở một quán cà phê ở Châu Đốc. Ngụ tại 145/3 Đường Phan Văn Vàng, TX Châu Đốc – An Giang
Ông Lê Văn Tất có mối quan hệ rất mật thiết với tổ chức Thông Thiên Hội Tại miền nam Việt Nam. Trên 1 tờ báo Tìm hiểu Thông Thiên Hội bà Nguyễn Thị Hai, Hội trưởng hội Thông Thiên Việt Nam có đoạn viết về ông Lê Văn Tất như sau:
“Lê Văn Tất là thi sĩ nổi tiếng trong làng văn, nên dù nằm trên giường bịnh, thỉnh thoảng bạn cũng nối lại duyên thơ, kết thành một án văn chương kiệt tác.”
“Từ năm 1955 – 1961 Ông Lê Văn Tất mặc dù liệt, ngồi xe lăn nhưng ông vẽ được 80 bức tranh. Quả thật là gương can đảm hiếm có.”
Đức Liên – Trụ trì bồ đề đạo tràng Châu Đốc.
Tùng Vân con
Sau khi ba lìa bỏ cõi đời, con cứ bình tĩnh lo việc học hành. Nếu thiếu học phí, mỗi năm, con có thế xin triển lãm hoạ phẩm của ba còn để lại.
Người hảo tâm, cũng như người thích ngắm tranh, tuy ít, nhưng vẫn có.
Con cứ bền tâm và cố gắng học cho xong chương trình Đại Học, cũng như Ba, Ba bền tâm và cố gắng vẽ xong 80 bức tranh này để lại cho con. (TL – 1961)
Có tài liệu chép ông qua đời năm 1964. Tuy nhiên, theo Trịnh Bửu Hoài, trong thời gian tàn phế, có lúc Lê Văn Tất bị cái chết ám ảnh, ông giả chết vì muốn biết thiên hạ có còn nhớ đến mình hay không, nên đăng tin cáo phó đã mất trên một số tạp chí. Các nhà văn, nhà thơ, tạp chí đã bùi ngùi thương tiếc, gửi tin chia buồn, gửi thơ điếu tới tấp. Nhận được cả xấp thư khóc tiễn, biết bạn thơ văn luôn nhớ đến tên mình, ông đã đem đóng lại thành sách dày cả trăm trang làm kỷ vật. Năm 1983, ông mất thật, gia đình đã an táng ông trong lặng lẽ, nhưng không bạn thơ văn nào biết tin để tiễn biệt.

Ông sáng tác thơ từ năm 20 tuổi, lời thơ nhẹ nhàng chân thật, chuyên về tình cảm và đạo đức. Khi còn khoẻ, ông hay giao thiệp với các bậc kỳ lão, túc nho để đàm luận và xướng hoạ văn thơ. Ngoài ra ông cũng là một hoạ sĩ tài tử. Năm 1961 ông có đem tranh lên Sài Gòn triển lãm tại cửa Xá Lợi.
Ông Lê Văn Tất có vợ tên Lê Thị Đầm SN 1919 Quê ở Tiên Thuỷ - Châu Thành – Bến Tre. Tổng cộng có 7 Người con
Người con Lớn tên: Lê Tùng Vân SN 1938 ( Sau khai gian là 1932)
Người con thứ 2 tên: Lê Khánh Vân 1941
Người con thứ 3 tên: Lê Thị Thu Vân 1945
Người con thứ 4 : Lê Thanh Vân SN 1948
Người con Thứ 5 : Lê Thị Đài Vân SN 1950
Người còn thứ 6: Lê Bạch Vân 1952
Người con Thứ 7 : Lê Bạch Sơn Vân 1955
FB_IMG_1641407932107.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

.Hera.

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-793702
Ngày cấp bằng
15/10/21
Số km
68
Động cơ
20,920 Mã lực
Tuổi
34
SỰ THẬT THIỀN AM TTBL - BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?
Để nghiên cứu về Thiền Am các bạn cần nghiên cứu về Lịch Sử Hội Thông Thiên Học Việt Nam - Tổ chức của Trường Bí Giáo Đặc Biệt trong tập 01 quý vị cũng từng nghe về Nhân Vật Nguyễn Thị Hai. Hội trưởng Hội TTHVN có quan hệ thân thiết với gia đình ông Lê Văn Tất (cha ông Lê Tùng Vân)
Hội Thông Thiên Học được dẩn nhập nhờ ông Phạm ngọc Đa ( Bạch Liên) vào năm 1925 (những cái tên - Thần Liên - Đức Liên - Bạch Liên - ... cần chú ý)
Tháng 7 năm 1921, Ông Bạch Liên từ giả trường Chasseloup- Laubat sau khi đỗ bằng thành chung. Ra đời Ông bắt đầu mộ đạo.
Ngày 21 thánh 11 năm 1924, nhận được thư trả lời, ông liền ghi đơn xin gia nhập hội TT.H pháp.
Văn bằng hội viên của Ông được ký ngày 5 tháng 1 năm 1925. Hai năm sau Ông bắt đầu truyền bá giáo lý TTH
Năm 1929 Đức Leadbeater ở Java có đến Sài gòn trọ tại nhà Raimond.
Năm 1934 Chi bộ Leadbeater được phép hoạt động, Timmernans làm chi trưởng.
Ngày 24 tháng 12 năm 1935 Adyar cữ hành lễ kỷ niệm 60 năm thành lập hội rất long trọng, Chi bộ cử bà Nguyễn thị Hai đại diện đi tham dự.
Ngày 1 – 3 – 1936 ông Jinarājadāsa qua viếng Việt Nam và ở trọn hai tuần tại Sài Gòn, Ông diễn thuyết hai lần tại Nam Kỳ Khuyến Học Hội (Samipic), lần đầu ngày 4 – 3 ông nói về Phật pháp, lần thứ nhì ngày 14 – 3 ông giải về TTH. và tình huynh đệ. Ngày 7 – 3 ông có đi viếng chi bộ Bạc Liêu thành lập 7 – 3 -năm 1936 lấy tên là ‘Le Serviteur’ (Người Phụng Sự), và đọc lại cho thính giả nghe bài Phật pháp của ông đã nói tại Nam Kỳ Khuyến Học Hội.
Năm sau 1937, ông đi du lịch Nhật Bản, bận đi và bận về ông đều ghé lại Sài Gòn 4 ngày đặng tiếp xúc với các hội viên. Mỗi đêm ông đều đến hội quán TTH. số 48 đường Vassoigne để giảng dạy.
– 1948 Gia đình TT.H được thành lập.
– Năm 1948, chi bộ Leadbeater trở lại hoạt động như xưa nhưng năm 1949 tách ra khỏi hội TTH. Pháp và trực thuộc Adyar.
Từ 1948 đến 1952 toàn cõi Việt Nam có bẩy chi bộ được thành lập: Chi bộ Việt Nam (là chi bộ Leadbeater đổi tên năm 1950), chi trưởng Phạm Ngọc Đa. Đây là chi bộ đầu tiên và từ năm 1952 ban quản trị của chi bộ đổi làm ban giám đốc của xứ bộ. Chi bộ Kiêm Ái, chi trưởng Phan văn Hiện. Chi bộ Thanh Niên Phụng Sự, chi trưởng — Chi bộ Dưới Chân Thầy, chi trưởng Nguyễn Minh Tâm Chi bộ Long Xuyên, chi trưởng Phạm Thành Kỉnh. Chi bộ An Giang, chi trưởng Châu văn Đồng Chi bộ Bác Ái ở Tân Châu, chi trưởng Nguyễn văn Lầu. Đủ bẩy chi bộ rồi, bẩy chi trưởng ký tên vào đơn gửi qua Adyar xin thành lập Xứ Bộ Thông Thiên Học Việt Nam. Mặc dầu đã thành lập xứ bộ, hội TT.H. cũng chưa được hoạt động toàn cõi Việt Nam vì chính quyền chưa chấp thuận điều đó. Nhờ ông Nguyễn văn Lượng nói với ông De Berval chủ nhiệm một tờ báo Pháp can thiệp với chính phủ cho nên hội TT.H. mới được phép truyền bá giáo lý khắp Trung Nam Bắc. Phải nói rằng hai ông bà Nguyễn văn Lượng có công rất lớn trong việc thành lập hội T.T.H.V.N. Ông bà hiến cho hội miếng đất và số tiền lớn để cất nhà hội năm 1951. – Hội quán ở địa điểm số 466 đại lộ Võ Di Nguy, Phú Nhuận, Sài Gòn. Cơ sở được xây cất theo đồ án của kiến trúc sư Nguyễn Mạnh Bảo, nhân viên ban giám đốc. Đồ án được hoạch định tỉ mỉ, căn cứ trên số 7 huyền bí do ông cũng là một học giả uyên thâm về kinh Dịch của Phục Hy. Vì vậy mà ông đã theo dõi công cuộc thể hiện từ giai đoạn một. Hội quán gồm có nhà giảng có thể tiếp được 400 người, thư viện, thiền đường. Từ Adyar, bà Rukmini Devi Arundale long trọng đến khánh thành vào ngày lễ Phục Sinh 1952. Bài diễn thuyết đầy ý nghĩa thâm sâu của bà được dịch liền sang Pháp ngữ do giáo sư Marcault, cựu hội trưởng hội Thông Thiên Học Pháp, và sang Việt ngữ do y sĩ Nguyễn văn Ba trong ban giám đốc.
Ngày 18 – 10 -1952 Chính phủ V.N. cho phép Hội TTH. được hoạt động khắp trong nước do nghị định số 46 MI DAP.
Ngày 25 – 12 – 1952, Hội TT.H.V.N. trở thành xứ bộ thứ 50 của hội chánh tại Adyar. Hội có 7 chi bộ với 160 hội viên.
Ngày 10 – 10 – 1953 có sự khánh thành Viện Mồ Côi của ông bà Nguyễn văn Lượng, xây cất phía sau hội quán. Trên phương diện ủng hộ thì có ông Mai Thọ Truyền, hội trưởng Hội Phật Học Nam Việt. Trên phương diện y tế, Viện được liên tục chăm nom bởi các y sĩ Cao văn Trí, Võ Đình Dần, Huỳnh Công Chiêu, Nguyễn văn Luông, Hà Tố Thuận. Bà Nguyễn văn Lượng nhũ danh Hồ thị Có, đảm nhiệm chức vụ Viện trưởng. Cô nhi viện chỉ nhận nuôi những cô nhi nhà nghèo từ sơ sinh đến 2 tuổi; sau đó cô nhi hoặc được người từ tâm lãnh làm con nuôi, hoặc là được giao lại cho Cô Nhi Viện quốc gia. Viện chăm nuôi 30 cô nhi năm 1954.
Ông Subramaniam có đến thăm viếng, khen ngợi chi bộ Châu Đốc. Ông cũng đi thăm hội viên chi bộ Long Xuyên lúc tháng 8 năm 1956. Cũng như những chi bộ còn lại ở tỉnh, không có những sinh hoạt đều đặn hay chỉ ít oi nên hội viên ở xa trụ sở chi bộ được khuyên học tập ở nhà. Cô Nhi viện ở Phú Nhuận phát triển, có được 35 giường dành cho cô nhi. Đó là nhờ sự tận tâm của những người phục vụ cô nhi và cũng do sự ủng hộ tài chánh của những hội viên hảo tâm và trợ cấp xã hội của chính phủ. Đại diện của Phong trào Theosophia là Đức N. Sri Ram viếng Việt Nam lần đầu tiên ngày 2 – 3 – 1955. Ngài truyền lại cho Hội ân huệ thiêng liêng từ chiếc nhẫn Sat Chân Lý của bà Blavatsky mà Ngài đang đeo nơi tay mặt. Trong những buổi diễn thuyết, vị hội trưởng The Theosophical Society được các đại diện tôn giáo và hội viên hoan hô nhiệt liệt. Kế tiếp ngày 31 – 7 – 1956, ông Subramaniam cũng từ Adyar sang thăm viếng hội. Ông liền khuyến khích sự thành lập chi bộ Sài Gòn và chi bộ Leadbeater ở Phú Nhuận. Ông diễn thuyết tại hội quán, Vĩnh Long, Long Xuyên. Đặc biệt tại Châu Đốc, ông thuyết pháp về Phật giáo cho cả 2.000 tín đồ qui tụ tại Bồ Đề Đạo Tràng Bodhi Gaya. Đó là một thành công rực rỡ. Năm 1959, ngoài việc đón tiếp tưng bừng ông Geoffrey Hodson và Miss Sandra Chase, còn có việc bà Nguyễn thị Hai lãnh đạo một phái đoàn đi Sydney. Đó là sự đáp lại lời mời của Miss Helen V. Zahara, hội trưởng hội TT.H. Úc châu, tổ chức viên hội nghị Indo-Pacific. Nhờ hội nghị này, ban giám đốc của nhiệm kỳ được cơ hội may mắn đón tiếp nhiều học giả nổi tiếng về Thông Thiên Học từ ngoại quốc đến viếng Việt Nam. Trước tiên, trong năm 1964 có Miss Helen Zahara, hội trưởng xứ bộ Úc Châu sang Sài Gòn mang theo tình huynh đệ đại đồng nồng nhiệt đến nỗi hội viên cảm được sự kết hợp với tất cả những xứ bộ quốc tế. Bà có diễn thuyết hai lần và tiếp xúc với nhiều chi bộ tại thủ đô. Nơi nơi ai cũng khen ngợi sự hiểu biết và tánh khả ái của bà.
QUÁ TRÌNH CỦA HỘI Thông Thiên 1952 – 1954 Phạm Ngọc Đa, Hội trưởng
Hội được 7 chi bộ với 268 hội viên. (Dựa theo những phúc trình 1952 – 1954 của hội trưởng là ông Phạm Ngọc Đa)
1955 – 1957 Phạm Ngọc Đa, Hội trưởng
Hội được 11 chi bộ với 305 hội viên. (Dựa theo những phúc trình 1955 – 1957 của hội trưởng là ông Phạm Ngọc Đa).
1958 – 1966 Nguyễn thị Hai: Hội trưởng
Hội được 16 chi bộ với 732 hội viên. (Dựa theo những phúc trình 1964 – 1966 của hội trưởng là bà Nguyễn thị Hai).
1967 – 1969 Nhiệm kỳ 1967 – 1969 Lưu thị Dậu, Hội trưởng,
Hội được 13 chi bộ với 784 hội viên. (Dựa theo những phúc trình 1967 – 1969 của hội trưởng là bà Lưu thị Dậu).
1970 – 1973 Nhiệm kỳ 1970 – 1972 Nguyễn thị Hai, Hội trưởng,
Hội được 18 chi bộ với 1116 hội viên.
(Dựa theo phúc trình 1973 là phúc trình chót của
bà hội trưởng Nguyễn thị Hai)
Do việc bà hội trưởng Nguyễn thị Hai qua đời trong năm 1973,
nhiệm kỳ 1974 – 1975 có thành phần ban giám đốc như sau: Lưu thị Dậu, Hội trưởng, Nguyễn văn Huấn, Phó hội trưởng I François Mylne, Phó hội trưởng II
Hội được 19 chi bộ với 1338 hội viên.
(Dựa theo phúc trình 1974 của bà hội trưởng Lưu thị Dậu.)
FB_IMG_1641407979627.jpg
FB_IMG_1641407981736.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

.Hera.

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-793702
Ngày cấp bằng
15/10/21
Số km
68
Động cơ
20,920 Mã lực
Tuổi
34
BÍ MẬT LÊ TÙNG VÂN VÀ TRẠI CÔ NHI THÁNH ĐỨC
Lê Tùng Vân sinh năm 1932
Quê quán tại Châu Đốc/An Giang;
Hộ khẩu thường trú: 39C-Lý Chiêu Hoàng,phường 10, quận 6, Tp.HCM
Trước 30/4/1975, từng là Hội trưởng Bửu Sơn Kỳ Hương, tỉnh Gia Định.
Sau năm 1975, ông Lê Tùng Vân liên hệ với những người quen cũ để xây dựng tà đạo nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn đến năm 1979 thì xảy ra chiến tranh biên giới tây nam, gia đình phải chạy loạn từ Châu Đốc đến khu vực Vĩnh Long để trú ẩn. Qua mối quan hệ quen biết, ông Lê Tùng Vân đã xin ở nhờ và Cất một căn nhà nhỏ ở khu vực Lò rèn hẻm đường CMT8 của Cần Thơ để ở và làm nơi sinh hoạt tôn giáo. Đến năm 1983 Ông Lê Văn Tất qua đời. Ông Lê Tùng Vân thường dụ dỗ những người phụ nữ nhẹ dạ cả tin xung quanh khu vực để làm những buổi sinh hoạt tà đạo trái phép, bị chính quyền địa phương nơi đó nhiều lần nhắc nhở, cảnh cáo. Bên cạnh đó, ông Lê Tùng Vân còn giả làm thầy lang băm trị bệnh cho nhiều người, sau đó không lâu thì xảy ra các vụ đánh ghen kinh hoàng tại đây. Gây mất an ninh trật tự. Nhiều lần cự cãi mâu thuẫn với chính quyền địa phương. Bất mãn, khoảng năm 1988 ông Lê Tùng Vân 02 lần chèo ghe từ Cần Thơ xuống Hà Tiên có ý định vượt biên đi nước ngoài nhưng đều bị bắt giữ, xử phạt. Sau đó trở về Cần Thơ tiếp tục sinh sống; Khoảng 1990 ông lôi kéo được khoảng gần chục tín đồ chuyển về 109 ấp 2, Phạm Văn Hai - Bình Chánh - Tp.HCM để xây dựng khai khẩn vùng kinh tế mới. Trong số đó có nhiều người là vợ của ông nhưng ông không nhận theo hôn thú. Mà gọi bằng đệ tử huyết thệ, xưng là thầy Hai, Thầy ông Nội. Trong số tín đồ này, có mẹ con bà Lê Thu Vân cư ngụ ở Tp Cần Thơ cùng bỏ nhà lên theo ông sinh sống. Năm 1990 Bà Lê Thu Vân hạ sinh Lê Thanh Hoàn Nguyên, năm 1991 sinh Lê Thanh Nhất Nguyên. Ông Lê Tùng Vân cùng Bà Lê Thu Vân nhiều lần về TP Cần Thơ để bán đất của mẹ bà Vân, gom về tay mình. Cũng thời gian này ông Vân cùng với Nguyễn Thị Huỳnh Hoa (năm 1994 là Giám đốc Trung tâm từ thiện hỗ trợ Người cao tuổi/Hội Dân tộc học Tp.HCM nhưng bị khai trừ do có các hoạt động vi phạm qui định của Hội) lập cơ sở “Trại dưỡng lão, cô nhi Thánh Đức". Đồng thời để thu hút thêm tiền từ thiện, ông Lê Tùng Vân luôn nuôi ý định xuất ngoại và để phát triển tà đạo ra nước ngoài, nên đăng ký học lớp cử nhân Anh Văn tại chức.
Đến ngày 25/05/2007, Sở LĐ-TB-XH đã có buổi làm việc với UBND, Công an, các cơ quan chức năng huyện Bình Chánh và thành phố về những hoạt động... "từ thiện" của Trại dưỡng lão và cô nhi Thánh Đức (do ông bà Lê Tùng Vân, Nguyễn Thị Huỳnh Hoa lập) tại ấp 2, xã Phạm Văn Hai - Bình Chánh. Tại buổi làm việc, các cơ quan chức năng cho biết, Cơ sở Thánh Đức hoạt động không trình báo địa phương, không treo bảng hiệu; trong số 26 trẻ là "con nuôi" của ông Vân, bà Hoa, chỉ có 5 trẻ có giấy thỏa thuận cho nhận con nuôi; cơ sở ẩm thấp không bảo đảm vệ sinh, dễ phát sinh bệnh tật; người nuôi dưỡng không qua trường lớp đào tạo; không đăng ký tạm trú cho những người cư trú tại cơ sở... Đặc biệt, cơ sở "từ thiện" này có đến... hai con dấu, một là dấu tròn mang tên "Công ty TNHH Kỳ Long Đức", một dấu vuông do ông Vân tự khắc; và nhiều vi phạm khác trong hoạt động từ thiện xã hội...
Ông Nguyễn Vân Xê - Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH kết luận: “Cơ sở từ thiện xã hội Thánh Đức hoạt động trái pháp luật; giao cho UBND huyện và cơ quan thẩm quyền của huyện tiến hành thủ tục đình chỉ, chấm dứt hoạt động đối với cơ sở này. Riêng đối với 37 người đang có mặt tại cơ sở, ông Xê đề nghị Phòng LĐ-TB-XH huyện phân loại đưa về gia đình, hoặc lập hồ sơ gửi tới các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước để quản lý, nuôi dưỡng.”
Được thành lập bởi một quyết định “ma”, “Trại dưỡng lão, cô nhi Thánh Đức” âm thầm thu nhặt 56 đối tượng về “nuôi dưỡng” mà không thông báo cho chính quyền địa phương. Tại trại này, trẻ em trên 15 tuổi phải đi thu lượm đầu cá về xay, nuôi cá trê...
Gọi là “trại” cho oai, chứ thật ra cơ ngơi của Thánh Đức tọa lạc trên khoảnh đất rộng gần 1 hécta, chỉ gồm những căn nhà mái lợp tôn rỉ sét, vách bằng phên tre hoặc được quây bằng những tấm nhựa, mỗi căn rộng trên dưới 100m2, nhìn rất hoang tàn và thiếu hẳn những điều kiện vệ sinh cần thiết. Đã thế, chung quanh các nhà, cỏ dại mọc um tùm, xen lẫn với những vũng nước tù đọng, bẩn thỉu. Gần đó, là những ao lớn nuôi cá trê, rác thải nổi lềnh bềnh.
Vào thời điểm chúng tôi đến, có khoảng 20 người ở trại - hầu hết là trẻ em, kể cả trẻ sơ sinh. Một người ở trại cho biết: "Các cháu bị cha mẹ bỏ rơi, hoặc sống lang thang. Có cháu nhiễm HIV nữa. Thấy hoàn cảnh các cháu cơ cực quá, thầy Vân đưa về nuôi, chi phí phần lớn thầy tự lo hết”.
Vậy thì “trại” Thánh Đức hoạt động dựa trên cơ sở pháp lý nào? Trong số các loại giấy tờ liên quan đến “trại” mà chúng tôi thu thập được, đáng kể nhất là tờ Quyết định số 01 của “Trung tâm từ thiện hỗ trợ người cao tuổi” (TTTTHTNCT - trực thuộc Hội Dân tộc học TP HCM), bà Nguyễn Thị Huỳnh Hoa là Giám đốc ký ngày 2/1/2004, cho phép thành lập trại dưỡng lão, cô nhi, và Quyết định số 02 - cũng do bà Nguyễn Thị Huỳnh Hoa ký, bổ nhiệm ông Lê Tùng Vân làm Giám đốc Trại.
Bên cạnh đó, còn có “Quyết định ban hành quy chế hoạt động của Trại dưỡng lão, cô nhi Thánh Đức” - và cũng do bà Huỳnh Hoa ký. Trước đây, một nhà hảo tâm khi thăm trại, đã đề nghị được xem giấy phép của cơ quan chức năng như Sở Lao động, Thương binh Xã hội TP HCM hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ - TB&XH) huyện Bình Chánh, thì ông Vân lấp liếm: “À, giấy đó có chứ. Không có sao thầy hoạt động được. Nhưng chị Huỳnh Hoa giữ rồi vì trại trực thuộc trung tâm”.
Để tìm hiểu rõ hơn, căn cứ vào địa chỉ, số điện thoại của TTTTHTNCT in trên các tờ quyết định - là số 1C, đường Thống Nhất, phường 11, quận Gò Vấp TP HCM, thì rất bất ngờ, người trả lời cho chúng tôi lúc chúng tôi gọi điện thoại là ông Tuân, chủ nhà.
Ông Tuân nói: “Địa chỉ và số máy 8958007 là số của nhà tôi. Từ trước đến nay, tôi chưa hề cho ai thuê mướn để mở văn phòng hay buôn bán vì nhà tôi rất hẹp. Tôi cũng chẳng liên quan gì đến chuyện dưỡng lão, cô nhi. Nếu không tin, nhà báo có thể hỏi hàng xóm hay công an khu vực”.
Ông Mạc Đường, Chủ tịch Hội Dân tộc học TP HCM khi trao đổi với tôi, đã cho biết: “Trước kia, khoảng năm 1994, bà Nguyễn Thị Huỳnh Hoa là người của Hội, nhưng vì một số hành vi sai phạm nên Hội đã khai trừ bà”. Tuy nhiên, khi ra khỏi Hội, bà Hoa vẫn tiếp tục sử dụng cái mác giám đốc, và khắc dấu giả dưới danh nghĩa TTTTHTNCT để hợp thức hóa cho “trại" Thánh Đức của Lê Tùng Vân, cũng như để thực hiện nhiều phi vụ khác.
Ông Mạc Đường khẳng định, con dấu thật của Trung tâm có dòng chữ “Hội Dân tộc học Việt Nam”, nhưng trong tất cả những tờ “quyết định” do bà Huỳnh Hoa ký mà chúng tôi có, thì chữ “học” đã biến mất, chỉ còn lại “Hội Dân tộc Việt Nam”. Điều này chứng tỏ rằng tất cả những tờ “quyết định” do bà Nguyễn Thị Huỳnh Hoa ký, đều là giả mạo vì cả nước, chẳng có hội nào mang tên như thế.
Ngoài ra, ông Lê Tùng Vân chưa bao giờ xuất trình những quyết định này cho LĐ - TB&XH huyện Bình Chánh, cũng như chưa hề đăng ký tạm trú tạm vắng cho tất cả những người ở “trại” với Cơ quan Công an. Và mặc dù các ngành chức năng huyện Bình Chánh đã nhiều lần yêu cầu ông Lê Tùng Vân làm thủ tục thành lập cơ sở bảo trợ xã hội theo luật định, nhưng mọi sự đâu vẫn vào đấy.
Trại dưỡng lão, cô nhi Thánh Đức hoạt động như thế nào?
Tứ thời bát tiết, ông Vân luôn mặc bộ quần áo màu trắng, bắt những người trong “trại” gọi ông là “cha”, hoặc “ông nội”. Nhiều đứa trẻ đưa về, ông đặt tên theo họ “Lê” của ông. Theo một số nguồn tin, bà Nguyễn Thị Huỳnh Hoa - người ký những tờ quyết định cho ông Vân, cũng chính là người đồng sáng lập Trại dưỡng lão, cô nhi Thánh Đức, và hợp tác với ông Vân trong việc môi giới, hướng dẫn những nhà hảo tâm, từ thiện đến thăm “trại”. Mỗi người vào cho tiền được ông Vân chi cho bà Hoa 30% . Trong một lần bà Hoa giới thiệu bạn bè mình, vào cho ông Vân số tiền 10tr có kể cho bà Hoa nghe, nhưng ông Vân chỉ đưa cho bà Hoa 300 ngàn. Vì nói rằng, đoàn đưa có 1tr đồng. Từ đó ông Vân và bà Hoa xảy ra mâu thuẫn nghi ngờ lẫn nhau.
Thời còn là hội viên Hội Dân tộc học TP HCM, bà Nguyễn Thị Huỳnh Hoa đã mở một phòng khám từ thiện tại quận Bình Thạnh và sau đó, bà tiếp tục triển khai nhiều dự án từ thiện tại một số địa phương khác như Long An, Gia Lai. Tuy nhiên, chính quyền tỉnh Long An nhận thấy việc làm từ thiện của bà chỉ nhằm mục đích để được cấp đất nên đã từ chối phê duyệt.
Ông Mạc Đường cho biết: “Ở Gia Lai cũng thế, khi nhận được công văn của cơ quan có thẩm quyền, nêu ý kiến về việc bà Nguyễn Thị Huỳnh Hoa xin triển khai một số chương trình từ thiện tại Gia Lai, Hội Dân tộc học TP HCM đã có công văn trả lời rõ rằng, phạm vi hoạt động của Hội chỉ nằm trong địa bàn TP HCM. Mọi chương trình nằm bên ngoài địa bàn này, Hội không chịu trách nhiệm”, nên ý đồ của bà Hoa vì thế mà phá sản.
Ông Mạc Đường nói tiếp: “Bắt nguồn từ các dự án từ thiện ấy, dẫn đến việc những người cùng nhóm bà Hoa, gửi đơn thưa kiện bà”.

Vào ngày 23/11/2011 bà Nguyễn Thì Huỳnh Hoa tiếp tục lập trung tâm từ thiện hỗ trợ người cao tuổi nhằm kiếm sống bằng nghề này. Có địa chỉ đăng kí tại, 60/408D Phan Huy ích P.12, Phường 12, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh
Trở lại chuyện Thánh Đức, tính đến thời điểm chúng tôi tiếp cận, “trại” đang “nuôi dưỡng” 56 đối tượng, gồm 22 người dưới 16 tuổi, 4 người từ 17 đến 18 tuổi, 21 người từ 19 đến 50 tuổi và 9 người từ 55 đến 60 tuổi.
Để điều hành, ông Lê Tùng Vân chia những người này làm 2 nhóm là nhóm học tập là con của ông Vân và nhóm làm việc là những đứa trẻ được chọn lựa từ làng SOS (tất cả những ai từ 15 tuổi trở lên đều nằm trong nhóm làm việc). Một phụ nữ ở trại cho biết: “Nói là nói vậy thôi chứ học hành gì đâu anh. Thầy cô không có, nhà cửa còn chưa ra hồn, lấy đâu ra trường lớp...”.
Ngày hoạt động của “Trại dưỡng lão, cô nhi Thánh Đức” thường bắt đầu vào lúc 6h sáng. Tất cả những ai từ 15 tuổi trở lên, đều phải ra các chợ, thu nhặt đầu cá đem về xay nhỏ để nuôi cá trê trong những ao ở “trại”, còn người ở nhà thì trông trẻ, nấu ăn, giặt giũ.
Thỉnh thoảng, có em bị đánh đập, bị xích chân mà ông Vân giải thích với hàng xóm chung quanh là: “Xích vì cháu bị bệnh tâm thần, sợ đi lạc”. Lại có em khi vi phạm kỷ luật của “trại”, đã bị ông Vân trói, treo lên trần nhà, rồi cho một số người trong trại, mỗi người đánh vài roi.
Ở khu vực xay đầu cá, nền đất lầy lội, chung quanh là nước đọng, là rác rưởi, sợi dây điện nối vào máy được treo cẩu thả trên mấy cây cột gỗ, ruồi nhặng bay vo ve, chúng tôi chứng kiến mấy em nhỏ, tuổi chỉ khoảng 16, 17, đang hì hục vác những bao đầu cá bốc mùi tanh tưởi cho vào máy xay.
Tôi hỏi một em, ngày làm việc mấy tiếng? Đưa mắt nhìn quanh với vẻ rất e ngại, một lúc sau em mới nói nhát gừng: “Xay hết thì nghỉ chú ơi”. Hóa ra, để kiểm soát và để không một thông tin bất lợi nào lọt ra ngoài, ông Lê Tùng Vân đã bí mật dặn dò người này theo dõi người kia...
Và những việc làm mập mờ khác
Trong suốt quá trình tìm hiểu về “Trại dưỡng lão, cô nhi Thánh Đức”, chúng tôi còn phát hiện thêm một số vụ việc. Năm 2001, thông qua những người đến thăm “trại”, ông Lê Tùng Vân bày tỏ ý định muốn bán toàn bộ lô đất, để lấy tiền xây dựng một trại khác, tốt hơn.
Sau đó, ông K., cư ngụ tại đường Lũy Bán Bích, quận Tân Phú TP HCM đã ký một hợp đồng với ông Lê Tùng Vân, nội dung ông Vân bán cho ông K 18.452m2 đất tại tổ 12, ấp 2 (có trại dưỡng lão, cô nhi) với giá 600 lượng vàng. Sau 4 lần thanh toán, tổng cộng ông K. đã giao cho ông Vân 442 lượng.
Tháng 11/2006, do chưa đủ tiền để thanh toán số còn thiếu (158 lượng), nên ông K. bàn với ông Vân - và được ông Vân đồng ý, là sẽ bán một phần diện tích của lô đất này cho một người khác, là bà B., cư trú tại đường Hàn Hải Nguyên, phường 16 quận 11 TP HCM - để ông K. lấy tiền trả đứt cho ông Vân.
Ngày 2/12/2006, một hợp đồng giữa ông Vân và bà B. đã được ký. Tuy nhiên, ngày 12/12, khi hai bên ra Phòng Công chứng huyện Bình Chánh để làm thủ tục sang tên, thì bất ngờ xuất hiện một công văn của TTTTHTNCT, do bà Nguyễn Thị Huỳnh Hoa ký tên, đóng dấu (dĩ nhiên là trung tâm ma, dấu giả).
Nội dung công văn cho rằng “việc bán đất đã vi phạm điều 3 của hợp đồng hợp tác giữa ông Lê Tùng Vân và TTTTHTNCT, đồng thời phá hủy việc làm từ thiện vì số trẻ em mồ côi sẽ không còn chỗ ở. Vì thế, TTTTHTNCT kịch liệt phản đối việc buôn bán bất hợp tác này, đề nghị các cấp chính quyền địa phương khẩn cấp can thiệp...” (trích nguyên văn).
Không hiểu công văn này là đòn phép của bà Hoa, hay chỉ là sự dàn cảnh giữa bà Hoa và ông Vân để "làm khó" người mua đất, nhưng ngày 26/3/2007, vẫn bà Nguyễn Thị Huỳnh Hoa, Giám đốc TTTTHTNCT, ký tờ trình không số, gửi UBND huyện Bình Chánh và UBND xã Phạm Văn Hai, xin “rút công văn (ngăn chặn việc mua bán đất), để việc mua bán giữa ông Vân và bà B. được thuận lợi”. (trích nguyên văn). Do mâu thuẫn giữa ông Vân và bà Hoa, kèm theo vụ việc phức tạp, nên Bà Hoa đã tự nguyện thay đổi phương án này.
Trước những sự việc này, cộng với đơn thư tố cáo, ngày 8/5/2007, huyện Bình Chánh đã thành lập đoàn kiểm tra “Trại dưỡng lão, cô nhi Thánh Đức”. Kết quả kiểm tra cho thấy “trại” lập trái phép, địa phương không hay biết, cơ sở vật chất tạm bợ, nhà cửa ẩm thấp, không đảm bảo sức khỏe, phát sinh bệnh tật, không đăng ký tạm trú, con dấu của “trại” là dấu tự khắc, trẻ em trên 15 tuổi phải đi thu lượm đầu cá về xay, nuôi cá trê...
Cuối cùng, Đoàn kiểm tra kiến nghị UBND huyện Bình Chánh đình chỉ hoạt động của “trại”. Riêng về việc mua bán đất đai, hồ sơ đã chuyển cho Công an huyện giải quyết.
Tiếp theo, ngày 24/5, Sở LĐ - TB&XH TP HCM, Ủy ban dân số, Gia đình và Trẻ em TP HCM lại tiếp tục làm việc với UBND huyện Bình Chánh, và đề nghị phải chấm dứt mọi hoạt động của “Trại dưỡng lão, cô nhi Thánh Đức” kể từ ngày 28/5/2007.
FB_IMG_1641408055369.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

.Hera.

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-793702
Ngày cấp bằng
15/10/21
Số km
68
Động cơ
20,920 Mã lực
Tuổi
34
TÀI SẢN CỦA LÊ TÙNG VÂN - THU GOM TỪ ĐÂU?

2001 : Bán 18.000m2 đất giá 600 Lượng vàng.
2006: Giở trò đòi thêm 100 lượng vàng
2007: Bị đề nghị phải chấm dứt mọi hoạt động của “Trại dưỡng lão, cô nhi Thánh Đức”.
2011 : tự đốt chùa rồi huy động tiền xây chùa, công bố thiệt hại 400 triệu, thu lợi chưa rõ ?
2012 : lừa đền bù đất Đức Hoà Long An, thu 74 tỷ.
2014: dẫn Huyền Trân đi thi the Voice Kids, hốt 1 mớ từ thiện.
2015: lên báo nói bị lừa 6 tỷ vào tiền ảo.
2017: 2 “sư thầy” hát Bolero kiếm tiền
2018- 2020: chăn dắt 5 chú tiểu.
HOÀN CẢNH CHÁY CHÙA
Nơi ở tạm của sư thầy và đệ tử, đây là 1 trong 5 người đệ tử đã theo sư thầy suốt mấy chục năm nay. Cũng là một trong những người phụ giúp sư thầy chăm sóc cho những đứa trẻ mồ côi.

Sau khi chùa cháy, hơn 20 đứa trẻ mồ côi được gửi sang những ngôi nhà dân xung quanh chăm sóc vì không còn nơi nào nương tựa. Sư thày cùng những đệ tử thì ở tại 1 cái chòi tạm bợ chờ ngày những sự trợ giúp của Phật tử cũng như mọi người để dựng lại chùa.

Nghe mọi người nói chuyện tội nghiệp lắm, các cô nói lúc còn nhà thì ở trong nhà, nhà cháy rồi thì đành ra đường mà ở.
Chỉ còn lại 1 phần tường gạch nát đen,hầu như mọi thứ đều cháy rụi chứ không cứu được gì nhiều.

• Đây là nơi tạm dựng lên bằng những tấm tôn để che cho những tượng Phật còn
giữ lại được

Những người đến giúp tu sữa tượng Phật,dù họ rất nghèo chỉ có tấm lòng và sự tận tâm

Những bức tượng bong tróc và cả tượng Phật Di Lặc đã bị cháy thành than đen thui. Nghe Thầy kể lại thì tượng Phật Di Lặc cháy thành than đen như vậy nhưng vẫn còn nguyên hình hài mà tượng được làm bằng gỗ không hiểu nguyên do vì sao


Những trang sách vở cháy trơ trụi trong đống đổ nát vương vãi khắp nơi, đây là những sách học của những em nhỏ mồ côi và cả kinh Phật mà bao năm nay sư thầy tích lũy được nay cũng đã thành tro cả.

Nơi này là bếp nấu ăn dựng tạm để nấu cơm cho những đứa nhỏ, kế tiếp là nhà vệ sinh và nhà tắm. Mọi thứ đành phải dùng tạm bợ như vậy cho bao nhiêu con người như vậy.

Ngày bị cháy kho gạo từ thiện của chùa cũng bị cháy hết cả, không cứu được bao nhiêu, những ngày đầu phải nhờ từng kg gạo, từng gói xôi tình người của những người xung quanh giúp đỡ để bọn trẻ ăn qua ngày
• Một trong những đứa trẻ bị tâm thần mà sư thầy đã nhận nuôi từ nhỏ. Em này lúc lửa cháy do không ý thức được nên đã chạy vào trong ngôi nhà đang cháy, bị phỏng nặng hết phần lưng và suýt phải bỏ đi lỗ tai bên phải. Nay cũng đã hồi phục được phần nhiều nhưng vẫn còn phải theo dõi chăm sóc kĩ lưỡng của các cô.

Việc thờ cúng vẫn diễn ra như thường lệ. Như Phật nói, Phật tại tâm, mọi người vẫn tiếp tục tu hành và giữ hạnh đạo. Tại đây,khi trước dù là chùa nghèo nhưng vẫn có ữa cơm dành cho người cơ nhỡ Nếu bạn đến vào buổi trưa, sẽ có 1 phần cơm chay ăn lấy phước đức của nhà
Các bạn có hảo tâm muốn giúp đỡ hãy đến địa chỉ: 2A 109 Ấp 2 tỉnh lộ 10, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh. Đường đi có thể được hướng dẫn như sau: từ đường 3/2 hay đường Hùng Vương đi thẳng đến hết đường Hồng Bàng, đi tiếp đường Bà Hom quận Bình Tân, qua ngã tư An Lạc – An Sương, sẽ đến Tỉnh Lộ 10, đi thẳng qua cầu Bà Lác, cầu Kinh A, khoảng 200m nữa là gặp hãng tôn Hà Lan nằm ngay bên tay phải, thì chùa cách đó 2 căn nhà mà thôi, mọi người có thể nhìn thấy ngay từ bên ngoài, trước khi đến có lẽ nên liên hệ với sư thầy qua số đt : 0121.440.87.99, vì như mình thấy nhiều khi thầy cùng đi với những người khách nên ít khi có mặt ở nhà. Hi vong sẽ nhiều người giúp đỡ cho chùa tiếp tục hoạt động dù nhiều hay ít cũng là tấm lòng ! Chung tay chung 1 tấm lòng !!
NHƯNG SỰ THẬT THÌ...
Một diễn đàn xe hơi, hội PN bên ấy có nhã ý giúp ngôi chùa này, nên sáng nay các bác, các mợ bên ấy đã đi tiền trạm và thu được những thông tin rất đáng quan tâm, em copy về vì không được phép dẫn link, em tin tưởng nguồn tin này vì các bác ấy cũng như chúng ta, làm việc thời công tâm và vô vụ lợi.
em trích dẫn lời của bác Nguyennhan:

"Sáng nay em may mắn đi tiền trạm cùng các Bác " MH9, SieuQuay, BacDau, Dkasia, BacDauGai". Những sự thật hiện ra làm em càng thêm kính nể Thầy:
1. Thấy có 4 người đệ tử nhưng thật ra đây là 4 bà vợ của thấy??
2. Thầy nuôi 20 em mồ côi nhưng sự thật chỉ có 4 đến 5 đứa, điều là con của thầy??? ( chính quyền địa phương đã đến gặp thấy, để đưa các em vào trại mồ côi nhưng thầy lại đưa ra giấy khai sinh, tất cả điều là con của thầy??)
3. Tượng Phật chỉ có nhiều sau khi ngôi nhà bị cháy???
4. Sách vở bị cháy toàn là tập học sinh??
5. Chùa không có tên, không có trong hội phật giáo vì thầy ẩn tu?? tượng phật xoay vào trong????
6. Thầy có 2 ao nuôi cá rất lớn??? và hàng loạt lô đất mặt tiền tại khu vực gần chùa bị cháy
................

Những thông tin trên được thu thập từ những vị hàng xóm đáng yêu của Thầy!!!!

Lời của Hội trưởng HPN:
Đầu tiên cho em gởi lời xin lỗi đến các bác có tấm lòng hảo tâm đã đóng góp cho những chương trình từ thiện của X.V từ trước tới giờ.
Sau khi hội ý với chị Madagui hôm qua, em đã vội vàng nhờ chị đưa thông tin kêu gọi giúp đỡ "ngôi chùa" trước khi đi tiền trạm ! đó là lỗi của em, mặc dù chị Madagui đã có ý nhắc nhở, nhưng em vẫn nghĩ thông tin của báo Giác Ngộ chắc là phải chính xác !
Sáng hôm nay, nhờ sự đốc thúc của chị X, nên cả nhóm quyết định đi tiền trạm trước. Xin được chia sẻ thông tin để cả nhà có cái nhìn chính xác hơn.
Đây là thông tin do em thấy và nghe được.

- Căn nhà nằm trên mặt tiền đường Tỉnh Lộ 10, lối vào cỏ mọc um tùm, không hề thấy cổng (nếu đây thực sự là ngôi chùa như thông tin các báo Giác Ngộ, Vietnamnet, ....đưa tin)
- Căn nhà đang được dựng lại khung kèo sắt lợp tôn khang trang, nhưng mặt đất vẫn để vương vãi tàn tích của trận cháy, hỏi lại thì trận cháy này xảy ra gần 3 tháng nay, nhưng nền đất rải đầy, rải rất đều những trang giấy bị cháy sém 4 góc, bác Nguyennhan lấy lên xem kỹ thì toàn tập vở học trò, truyện, báo... không có sách kinh kệ.

-Đồ đạc còn lại được để trong các kệ nhôm tuyệt nhiên không thấy mõ, áo sư, lư đồng .... những vật dụng vẫn thường thấy trong ngôi chùa chính thống.

-Tôn cũ được người nhà bảo là sót lại sau trận cháy còn rất nhiều, trông vẫn còn trong tình trạng sử dụng tốt, không có cái nào bị nám đen, còn một ít cột gỗ còn tốt cũng được cất dưới lớp tôn ? (nếu cháy thì sao gỗ còn nhỉ ?!)

- Bên cạnh tường nhà xếp đầy những thùng nhựa 20lit chứa chất lỏng, hỏi thì cô Xuân (ngưòi tự xưng là theo thầy làm công quả 30 năm nay) trả lời là của người quen biết gởi nhờ. Bác Đậu bảo đây thức ăn cho cá !

- Hỏi 1 cô gái mặc áo xám, thì cô ấy bảo là được nuôi từ nhỏ, hỏi thêm về các em bé mồ côi, được trả lời các bé đi học hết rồi, hỏi thêm có bao nhiêu bé, cô gái trả lời rất nhanh là 22 bé, hỏi thêm gồm bao nhiêu bé trai, bao nhiêu bé gái , thì cô gái ấp úng, đếm mãi không xong và cũng chưa trả lời ?! hỏi các bé ở độ tuổi nào, thì cô bảo bé gái thì từ tuổi cô ấy trở lên (tức là trên 20 tuổi hết rồi !) còn bé trai thì có 1 bé 9 tuổi, các bé khác thì cũng lớn hết rồi ? ráng hỏi để cô ấy nói tuổi (phải hỏi để cho áo quần cho đúng chứ) thì cô ấy chỉ vào 1 cậu đang cắt sắt xây nhà bảo rằng lớn chừng này thôi ! hè hè... tức là cũng 60kg ! óe... tới đây thì em hơi hoang mang ?! chừng này sao bảo trẻ mồ côi nhỉ !

-Sau khi từ ngôi nhà này ra, cả nhóm vào 1 quán nước cách đó 5 căn nhà để hỏi thăm, vừa mở miệng hỏi về ngôi chùa bị cháy thì đã bị mấy bà mấy cô ở đây mắng cho te tát, "cái gì, làm gì có cái chùa nào ở gần đây?".... nào là " nhà này của ông điền chủ, chủ 2 trại tôm lớn tướng ở đằng sau nhà đó", nào thì "ổng đốt để xây nhà mới đó" !!
Ôi thôi là bao nhiêu những bực dọc của mấy người dân này được trút hết vào cả nhóm !
Đến đây em xin phép tạm dừng việc báo cáo thông tin thu thập được.

Một lần nữa xin lỗi cả nhà vì đã không tiền trạm trước nhưng thường lệ. Mong tấm lòng nhân ái của mọi người không vì chuyện này mà bị ảnh hưởng.

shop Mẹ Yêu xuống xác minh sự thật, vì họ cũng nghi ngờ

Những người dân xung quanh khi thấy những người đi xe hơi xuống, họ đều nói rằng : mấy anh chị chưa chắc giàu hơn ổng đâu nhá ! Khửa khửa ...

- Xe của diễn đàn “xe hơi việt nam” cũng cùng mục đích điều tra. Họ đã quyên được mấy chục triệu nhưng còn hồ nghi nên xuống kiểm chứng.
- Hỏi sao công việc bề bộn mà thầy đi đâu,trả lời thầy đi An Giang trị bệnh tiểu đường. Hỏi tại sao TP.HCM ai cũng lên trị bệnh mà thầy lại về An Giang. không trả lời được.
- Nghe người dân gần đó cho biết thì khi cháy ông ta không hề kêu cứu mà còn chấp tay sau đít đi qua đi lại, chỉ khi khách vãng lai đi ngang tri hô dân ở đó mới biết, chạy cuống cuồng cứu hỏa. Khi đó ngài mới giả bộ xỉu, trong khi toàn bộ gia quyến ngài đã ở phía sau, nơi an toàn hết rồi. Còn những cái bị cháy chẳng đáng kể
- Cái được gọi là Chùa thật ra là chỉ là 1 căn nhà bình thường. Sau khi cháy họ đã để các tượng thờ trong 1 cái mái che tạm. Điều khó hiểu là căn nhà đã bị cháy rụi thì ra đâu các tượng Phật còn nguyên vẹn ?

- 2 bức tượng còn khá mới. Bà ngồi giữa tự nhận là đệ tử thầy Vân, theo ông ta đã 30 năm, đang tâng bốc thầy. Nói mọi người hãy đợi đến 2012 sẽ có 1 tác phẩm của thầy làm thay đổi Giáo pháp Việt Nam, ngoài ra bà còn nói đức độ của ông Vân sánh ngang Bác Hồ ??????
- bà này sau khi thăm dò những người xung quanh, mới biết bà ta là 1 trong những bà vợ của ông Vân. Còn những đứa trẻ ra chào chúng tôi chẳng phải là trẻ mồ côi gì ráo, chính là con của thầy đó mà

Các tấm tôn sau khi cháy hoàn toàn không có dấu hiệu cháy, nám mà giống như tự tháo ra chất đống để đó. Điều đặc biệt là căn nhà bên đây bị thiêu rụi hoàn toàn mà tại sao 2 căn nhà lá tạm bợ bên cạnh hoàn toàn không bị suy suyển.
FB_IMG_1641408096316.jpg
FB_IMG_1641408098328.jpg
FB_IMG_1641408100085.jpg
FB_IMG_1641408102455.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

.Hera.

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-793702
Ngày cấp bằng
15/10/21
Số km
68
Động cơ
20,920 Mã lực
Tuổi
34
GIÁM ĐỐC LÊ TÙNG VÂN KHỞI NGHIỆP

Tại công văn số: 283 đề ngày 17/07/2002 của UBND Huyện Đức Hoà gửi UBND tỉnh Long An - Sở KH Đầu tư – Sở xây dựng – Sở địa chính. Có nội dung:
“ 04/07/2002 UBND huyện Đức Hoà nhận được đơn xin của công ty TNHH Thương Mại Xây Dựng Nam Thăng Long do ông Lê Tùng Vân Chức vụ Phó Giám Đốc làm đại diện xin xây dựng: “Viện dưỡng lão – cô nhi và phát triển kinh tế trang trại” tại xã Đức Hoà Đông huyện Đức Hoà tỉnh Long An”
Thông tin về công ty này như sau:
- Công Ty TNHH Thương Mại - Xây Dựng Nam Thăng Long
- MST: 0302413691
- GPKD: 4102006602 , ngày cấp 21-09-2001
- Địa chỉ cũ: 6 Bis Thăng Long – F4 – Tân Bình - TPHCM
- Địa chỉ tra cứu: 198/2K Lạc Long Quân, Phường 8, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
Ngày hoạt động: 2001-10-25

- Giám đốc: Nguyễn Văn Tòng
- CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ PHÚC THĂNG LONG
- Số 22 Đường 785, Kp2, Thị Trấn Tân Châu, Huyện Tân Châu, Tây Ninh
- Kế toán: Đỗ Văn Mười
Theo nội dung đơn xin Công Ty TNHH Thương Mại - Xây Dựng Nam Thăng Long xin được đầu tư xây dựng với tổng diện tích là 4Ha. Vị trí tại kênh 6, ấp 2, xã Đức Hoà Đông huyện Đức Hoà tỉnh Long An. Mục đích xin xây dựng xây dựng “Viện dưỡng lão – cô nhi và phát triển kinh tế trang trại”
UBND huyện xét thấy dự án trên phù hợp nên chuyển lên cấp tỉnh.
Cuối năm 2001: Lấy tiền 600 lượng vàng lừa bán được từ Thánh Đức: Bà Lê Thu Vân mua 1 thửa đất diện tích 17.894m2, số thửa 15, số QSDĐ 10784 cấp ngày 19/08/2003 và bà Võ Thị Tuyết Xuân mua diện tích 23.280 m2, số thửa 16, số QSDĐ 10785 cấp ngày 19/08/2003. Bà Cao Thị Cúc mua đất tại Ấp Lập Thành – Hoà Khánh Tây – Đức Hoà Long An.
- Ngày 20/08/2002 Lê Tùng Vân thành lập công ty TNHH Kỳ Long Đức
- Ngày 01/10/2002 Sở KH và ĐT có tờ trình số 158 về việc cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho công ty TNHH Kỳ Long Đức.
- Đến Ngày 13/10/2002 Chủ tịch UBND tỉnh Long An cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho công ty TNHH Kỳ Long Đức
Dự kiến ngày 25/10/2002 sẽ khởi công hoạt động.
Tổng số vốn đầu tư của dự án: 11.000.000.000đ ( Mười một tỷ đồng)
Dự án sử dụng lao động bình quân từ 100 - 200 người
Hưởng thuế suất ưu đãi 25%
Miễn phí thuế TNDN đến 3 năm và còn 50% trong 7 năm tiếp theo.
- Ngày 22/08/2003 Bà Lê Thu Vân và bà Võ Thị Tuyết Xuân có đơn đưa đất vào cổ phần công ty TNHH Kỳ Long Đức được hội đồng thành viên đồng ý tại biên bản họp xét.
- Ngày 28/09/2003 công ty TNHH Kỳ Long Đức có đơn xin thuê đất.
- Ngày 17/09/2003 UBND Huyện gửi tờ trình tiếp theo để gửi lên cấp tỉnh xét duyệt cho công ty Kỳ Long Đức thuê đất.
- 20/02/2004 Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi Trường gửi tờ trình lên UBND tỉnh để xin UBND tỉnh xem xét cho công ty TNHH Kỳ Long Đức thuê QSDĐ.
- 26/02/2004 tại QĐ số 530 UBND tỉnh đã ra quyết định:
1.Thu hồi diện tích 41.174m2 đất của 2 hộ gồm: Bà Lê Thu Vân ( diện tích 17.894m2, số thửa 15, số QSDĐ 10784 cấp ngày 19/08/2003 và bà Võ Thị Tuyết Xuân ( diện tích 23.280 m2, số thửa 16, số QSDĐ 10785 cấp ngày 19/08/2003)
2. Cho công ty TNHH Kỳ Long Đức Thuê lại để “Xây dựng Viện dưỡng lão – cô nhi và phát triển kinh tế trang trại”.
- Dự án Ma của công ty TNHH Kỳ Long Đức “xây dựng Viện dưỡng lão – cô nhi và phát triển kinh tế trang trại” có dự toán như sau:
+ Xây dựng Trung tâm y tế: 327.375.000.000đ (Ba trăm hai mươi bảy tỷ ba trăm bảy mươi lăm triệu đồng)
+ Xây dựng Lò Hoả Táng: 247.800.000.000đ (Hai trăm bốn mươi bảy tỷ tám trăm triệu đồng)
+ Phí đền bù giải toả đất: 74. 113.200.000đ ( bảy mươi bốn tỷ một trăm mười ba triệu hai trăm ngìn đồng)
Trong khi đó, công ty TNHH Kỳ Long Đức do ông Lê Tùng Vân làm giám đốc được cấp giấy phép ngày 20/08/2002 có vốn pháp định:
2.600.000.000đ ( Hai tỷ sáu trăm triệu đồng)
Trong đó:
Ông Lê Tùng Vân: 1.700.000.000
Bà Lê Thu Vân: 300.000.000
Bà Võ Thị Tuyết Xuân: 300.000.000
Bà Cao Thị Cúc: 300.000.000.
- Ngày 03/09/2014 Ông Lê Tùng Vân xin điều chỉnh vốn đầu tư là 438.726.639.500đ và xin hỗ trợ kinh phí hưởng ưu đãi đầu tư: 500.000.000.000 đ( Năm trăm tỷ đồng)
FB_IMG_1641408332929.jpg
FB_IMG_1641408334547.jpg
FB_IMG_1641408336717.jpg
FB_IMG_1641408338935.jpg
FB_IMG_1641408340738.jpg
FB_IMG_1641408343110.jpg
 

.Hera.

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-793702
Ngày cấp bằng
15/10/21
Số km
68
Động cơ
20,920 Mã lực
Tuổi
34
KHI SIÊU LỪA LTV GẶP TRÙM LỪA PONZI MẤT GẦN 7 TỈ
ông Lê Tùng Vân, ngụ huyện Đức Hòa, Long An trình bày khoảng tháng 10-2015, được người quen giới thiệu, ông biết đến Tập đoàn Tài chính Saxon là một kênh đầu tư tài chính đa quốc gia. Bà Phạm Thị Bích Đào là người kêu gọi ông đầu tư vào.

Hơn 6 tỉ đồng “ra đi”

Ông Vân cho biết khi tiếp xúc với ông, bà Đào xưng là trưởng đại diện Văn phòng đại diện (VPĐD) Saxon Capital Group tại Việt Nam, có văn phòng tại 242 Cống Quỳnh, quận 1, TP.HCM. Bà Đào cho biết mỗi gói đầu tư khoảng 1,3 tỉ đồng; khách hàng chuyển tiền vào hệ thống sẽ được cấp một địa chỉ ID và được quản lý tài khoản do công ty mẹ ở nước ngoài cung cấp. Đầu tư trong vòng một năm thì khách hàng sẽ được lợi nhuận gấp ba lần, số tiền đầu tư và lợi nhuận sẽ được chia làm bốn phần. Ba phần khách hàng nhận tiền mặt chuyển qua ATM, số tiền còn lại sẽ chuyển đổi thành cổ phiếu, cổ phiếu lên ắt sẽ có thêm lợi nhuận.

“Tôi đồng ý tham gia kênh đầu tư này, vài ngày sau đó bà Đào cho người đại diện là bà Lê Thị Hoài Thương nhận 1,27 tỉ đồng của tôi (tôi cử người đến trao tiền). Ngày 26-10-2015, tôi tiếp tục trao cho bà Đào 3,81 tỉ đồng. Ngày 27-10-2015, bà Đào nhận thêm 1,27 tỉ đồng. Qua ba lần giao nhận tiền, bà Đào đã nhận của tôi tổng cộng 6,35 tỉ đồng. Mỗi lần giao dịch, bà Đào chỉ ghi giấy giao nhận tiền viết tay. Tôi được bà Đào cung cấp năm tài khoản, khi mở lên thì thấy hằng ngày được cộng thêm 8 triệu đồng, hai tuần thì tôi được rút tiền. Một điều lạ là khi tôi đến ngân hàng rút tiền thì không rút được, phải gọi điện thoại cho bà Đào thì giao dịch mới thực hiện được. Tôi rút được khoảng 1,6 tỉ đồng thì hệ thống thông báo tiền không vào tài khoản nữa. Tôi hỏi thì bà Đào nói bị công ty mẹ ở Mỹ lừa mất hết tiền. Bà Đào còn nói nếu thưa kiện thì qua Mỹ mà thưa kiện, bà không có trách nhiệm gì đối với số tiền của tôi”.

Với những thông tin mà ông Vân cung cấp, PV lướt qua các trang web để tìm hiểu về Tập đoàn Saxon Capital Group. Nhiều trang web, báo mạng đã đưa thông tin về buổi lễ khai trương văn phòng này vào ngày 4-11-2015 tại 242 Cống Quỳnh, quận 1 cùng lời giới thiệu hoành tráng. Theo thông tin trên mạng, Tập đoàn Saxon Capital được thành lập năm 1983 và được niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ năm 2003. Tập đoàn này là một trong những tập đoàn đứng đầu thị trường trong việc quản lý quỹ… Các trang này cũng đăng ảnh bà Đào là trưởng VPĐD chụp ảnh lưu niệm với CEO và thành viên của Saxon, tiếp đón khách tham dự và nhận ủy quyền tư vấn của Saxon Capital Group.

Tin văn phòng đại diện chui, mất tiền tỉ - ảnh 1
Bà Phạm Thị Bích Đào (thứ hai từ trái sang) trong buổi khai trương Văn phòng đại diện Saxon. Ảnh: Internet

Trưởng văn phòng vô can?

Tiếp xúc với PV, bà Phạm Thị Bích Đào cho biết: Khi Saxon về Việt Nam, bà là người tiếp nhận và giữ vị trí trưởng VPĐD, trực tiếp tư vấn về quỹ Saxon. Lúc tiếp nhận, công ty mẹ ở Mỹ có gửi kinh phí để thực hiện các thủ tục xin giấy phép hoạt động. Tuy nhiên, do công ty không đáp ứng được các yêu cầu thủ tục cấp phép nên sau hai tháng hoạt động, văn phòng đóng cửa.

“Khi tư vấn, tôi chỉ hướng dẫn khách hàng nên đầu tư cái gì, khi đầu tư thì được lợi gì. Nếu khách hàng đồng ý thì nộp tiền cho công ty mẹ ở Mỹ. Thời điểm tôi tư vấn, lúc nào cũng có người nước ngoài túc trực ở văn phòng để hỗ trợ khách hàng cách đầu tư. Trường hợp của ông Vân, do ông không biết chuyển tiền nên tôi chuyển giùm. Hiện nay, tôi cũng là người bị hại và đang gửi đơn đến FBI để kiện Saxon bên Mỹ. Ngoài ra, Bộ Công an cũng đã tiếp nhận vụ việc này” - bà Đào nói.

Trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết hiện chưa nhận được đơn của người dân và cũng chưa có thông tin nào tố cáo bị lừa đảo liên quan tập đoàn nói trên.
Từ thông tin được báo chí phản ánh, cụ Lê Tùng V, ngụ tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An đã có đơn gửi cơ quan chức năng tố cáo hành vi bị nhóm người của bà Đào chiêu dụ ký hợp đồng để chiếm đoạt gần 7 tỷ đồng. Trong đơn, cụ V cay đắng thừa nhận: “Tôi thấy mình lớn tuổi mà còn bị “đám trẻ con là Phạm Thị Bích Đào, Lê Quốc Kế, Lê Ánh Dương chơi xỏ trên đầu mình, gian lận, lừa đảo chiếm đoạt gần 7 tỷ đồng”.

Theo trình bày của cụ V, năm 2015, thông qua người quen giới thiệu cụ tham gia đầu tư vào một quỹ đầu tư quốc tế do bà Phạm Thị Bích Đào làm đại diện tại Việt Nam. Ngày 15/10/2015, bà Đào có cho người đại diện là bà Lê Thị Hoài Thương nhận 1,27 tỷ đồng của ông V do bà Cao Thị Cúc đại diện trao. Đến ngày 26/10/2015, bà Cúc tiếp tục đại diện cho ông V. trao tận tay cho bà Đào 3,81 tỷ đồng. Ngày 27/10/2015, bà Đào nhận từ tay bà Cúc số tiền 1,27 tỷ đồng. Qua 3 lần giao nhận tiền, bà Đào đã nhận của ông V tổng cộng 6,35 tỷ đồng.

Để tạo niềm tin cho khách hàng, bà Đào đã đưa cho cụ V khoảng 1,6 tỷ tiền lãi nhưng sau đó bà Đào ngưng không trả tiền. Trong khi đó, cụ V. đã “năm lần bảy lượt” liên lạc để tìm câu trả lời thì bà Đào thông báo chờ 3 tháng sau sẽ giải quyết. Đến nay, gần 1 năm trôi qua, bà Đào không hề đả động đến việc trả cả vốn lẫn lãi cho cụ. Mỗi khi cụ V liên hệ đòi tiền thì bà Đào bảo chờ phản hồi từ phía nước ngoài hoặc tìm cách lánh mặt.

Trong đơn kêu cứu, cụ V cho biết: Hiện nay, bà Đào đang làm Tổng tuyến của nhiều sàn như OTC Max, Thiên Rồng Việt, Quốc Cường… để huy động vốn dưới hình thức đa cấp biến tướng.

Trước những biến tướng đáng lo của hiện tượng huy động vốn dưới dạng sàn giao dịch điện tử, Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công thương đã có văn bản cảnh báo, hiện tượng kinh doanh đa cấp biến tướng để cung cấp dịch vụ, giao dịch tiền ảo, huy động tài chính nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người tham gia xuất hiện ngày càng nhiều, diễn biến phức tạp và khó lường, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người dân và gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Đây là khuyến cáo kịp thời của cơ quan quản lý Nhà nước để bảo vệ quyền lợi của người dân. Thế nhưng, theo thông tin của chúng tôi, sau khi báo chí phản ánh về hoạt động của Cty Cổ phần OTC Max, đã có nhiều cuộc điện thoại tự xưng là cán bộ của một số cơ quan bộ, ngành đề nghị phóng viên các báo tạm ngừng viết tin bài vì đây là chỗ quen biết!
Link: https://thanhtra.com.vn/dieu-tra/dieu-tra-theo-don-thu/Khi-khach-hang-cam-dao-dang-luoi-109723.html
Link: https://plo.vn/ban-doc/tin-van-phong-dai-dien-chui-mat-tien-ti-656136.html
FB_IMG_1641408437173.jpg
 

.Hera.

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-793702
Ngày cấp bằng
15/10/21
Số km
68
Động cơ
20,920 Mã lực
Tuổi
34
SỰ THẬT THIỀN AM – TỊNH THẤT BỒNG LAI – HUYỀN TRÂN
và kế hoạch của ông LÊ TÙNG VÂN
2001 : Bán 18.000m2 đất giá 600 Lượng vàng.
2006: Giở trò đòi thêm 100 lượng vàng
2007: Bị đề nghị phải chấm dứt mọi hoạt động của “Trại dưỡng lão, cô nhi Thánh Đức”.
2011 : tự đốt chùa rồi huy động tiền xây chùa, công bố thiệt hại 400 triệu, thu lợi chưa rõ ? KQĐT SỐ: 387/TB/PCCC-P11 cấp ngày: 29/07/2011
2002 -2012 : lừa đền bù đất Đức Hoà Long An, thu 74 tỷ.
26/07/2014: dẫn Huyền Trân đi thi the Voice Kids, hốt 1 mớ từ thiện.
2015: lên báo nói bị lừa 6-7 tỷ vào tiền ảo.
2017: 2 “sư thầy” hát Bolero kiếm tiền
2018- 2020: chăn dắt 5 chú tiểu.
Chuyện chưa biết về bé quy y hát nhạc Trịnh ở The Voice Kids
•Thứ ba, 29/7/2014
Những vất vả, khổ cực trong cuộc sống khiến Huyền Trân trở nên mạnh mẽ, tự lập và có những suy nghĩ khác xa với bạn bè đồng trang lứa.
Xuất hiện trong tập 5 của The Voice Kids mùa 2 vào tối 26/7 vừa qua, Huyền Trân thể hiện ca khúc Còn tuổi nào cho em khiến nhiều khán giả xúc động, ngỡ ngàng. Tưởng chừng như với tuổi đời còn quá nhỏ, em khó lòng có thể truyền tải được những xúc cảm trong sáng tác của Trịnh Công Sơn, tuy nhiên điều bất ngờ xảy ra ngay khi cô bé cất giọng hát. Giọng ca của Huyền Trân chất chứa nhiều tâm trạng, nỗi niềm như quyện với từng lời ca khiến tất cả phải lặng người lắng nghe. Thể hiện đúng tinh thần của nhạc Trịnh, nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, tràn đầy cảm xúc, cô bé mồ côi đã làm được điều mà chỉ những ai trải qua nhiều trải nghiệm trong cuộc sống mới có thể truyền tải được.
Gặp gỡ cô bé sau khi chương trình lên sóng, Huyền Trân có phần rụt rè và khép kín. Tuy nhiên, nói đến nhạc Trịnh Công Sơn, đôi mắt em lại ánh lên niềm đam mê.
Em không thể có "Tay măng trôi trên vùng tóc dài"...
Nhạc Trịnh đến với Huyền Trân rồi dần len lỏi vào con người, tâm hồn của cô bé thật nhẹ nhàng và bình dị. Em kể: “Từ khi vào sống trong chùa, hằng ngày em được nghe nhạc Trịnh Công Sơn do sư thầy mở. Các anh chị cũng chỉ hát nhạc Trịnh cho em nghe, rồi từ đó, em cảm nhận và yêu thích lúc nào không hay”.
Thử tìm hiểu và nghe những dòng nhạc khác, nhưng Huyền Trân không tìm thấy được sự đồng cảm và con người của mình trong đó. Cô bé thành thật chia sẻ không thể thổi hồn vào được những ca khúc khác vì đơn giản, đó không phải là cuộc sống mà em có thể hiểu và chiêm nghiệm được: “Em nghĩ nếu mình hát dở thì mới đáng lo. Nếu hát đi vào lòng người, khán giả sẽ cảm thụ được nhiều hơn, và không cảm thấy chán”.
Do không có điều kiện theo dõi, Huyền Trân không hề biết đến chương trình Giọng hát Việt nhí mùa đầu tiên. Và con đường đưa cô bé đến với mùa thứ 2 cũng rất bất ngờ. Thấy cô em nhỏ có khả năng ca hát, một người anh trong chùa đã hỏi ý kiến sư thầy và Huyền Trân để đăng ký tham gia vòng sơ tuyển.
Huyền Trân và cô Cúc - người trực tiếp nuôi dưỡng em trong chùa.

Huyền Trân và cô Cúc - người trực tiếp nuôi dưỡng em trong chùa.
Chọn hát Còn tuổi nào cho em, Huyền Trân cũng có lý do riêng. Trong ca khúc này, em tìm thấy câu chuyện, nỗi niềm của chính mình: “Em ấn tượng với ca khúc này vì trong đó có câu 'Tay măng trôi trên vùng tóc dài'. Con gái nhà người ta giàu có, sang trọng, sống trong nhung lụa, ngây thơ, bàn tay búp măng là phải rồi. Còn em là trẻ mồ côi, không cha không mẹ, mang cảnh cực khổ từ nhỏ nên tay không thể nào búp măng cho được. Tóc dài cũng không bao giờ có vì em đã xuống tóc từ năm 5 tuổi”.
Không thể cảm được những dòng nhạc khác và chẳng thích nhảy múa như bạn bè đồng trang lứa, nhưng Huyền Trân chưa bao giờ nghĩ đây là điểm bất lợi của mình. Trái lại, cô nhóc còn tự tin những điều này sẽ giúp em tạo nên sự khác biệt: “Dòng nhạc em thích không phải là nhạc trẻ, mà là nhạc của Trịnh Công Sơn. Đó là những ca khúc nói về tâm hồn con người, nên em muốn hát để khán giả có thể cảm nhận bằng trái tim, để mọi người cùng biết và hiểu về triết lý của nhạc Trịnh”.
Nói đến đây, cô bé lại khép chặt cánh tay quanh người rồi chỉ vào chiếc áo thun màu đen và thì thầm: “Em không quen mặc đồ này nên thấy sao... kỳ quá!”
Mong kiếm được tiền từ ca hát để xây lại nơi ở
Khi sư thầy vừa nhận về, rồi sau này được cô Cúc nuôi nấng (trong chùa, các em mồ côi được chia nhóm theo độ tuổi để các cô trực tiếp chăm sóc), Huyền Trân luôn là một cô bé ngoan ngoãn. Nhớ lại những ngày đầu chăm sóc em, cô Cúc tâm sự: “Trân dễ nuôi, ngoan hiền và cởi mở lắm, nhưng do sống trong chùa, ít khi có dịp ra ngoài nên tính cách không hoạt bát bằng những bạn ở ngoài”.
Cuộc sống của Huyền Trân cũng nhẹ nhàng và đơn giản như thế. Buổi sáng, em được thầy dạy đạo, ngồi thiền hay các anh chị dạy nhạc, dạy hát... Đến tối lại đi canh hồ cá – vốn là nguồn thu nhập chính của cả chùa. Vất vả, cực khổ mãi cũng thành thói quen. Ở khía cạnh nào đó, những vất vả này giúp cô gái nhỏ trở nên mạnh mẽ, tự lập và có những suy nghĩ khác xa với bạn bè đồng trang lứa.
Huyền Trân chia sẻ: "Em mong được đi hát để kiếm tiền xây lại nơi ở".


Huyền Trân chia sẻ: "Em mong được đi hát để kiếm tiền xây lại nơi ở".
Với Huyền Trân, The Voice Kids không đơn giản là sân chơi mùa hè hay dịp gặp gỡ những người bạn mới. Cô bé ước mơ có thể đi hát để kiếm tiền xây lại nơi mà em cùng các anh chị em mồ côi khác được nuôi dưỡng, sinh hoạt và trưởng thành trong nhiều năm qua. Em mong những cô cậu bé có hoàn cảnh như mình sẽ có một mái ấm đầy đủ, tốt đẹp hơn để quên đi nỗi mặc cảm của số phận. Và trên hết, Huyền Trân còn mang trong lòng nỗi niềm được chia sẻ những tư tưởng của Đạo Phật đến mọi người, khuyến khích họ hướng thiện nhiều hơn.
Gần một năm qua, sau khi hoàn thành xong chương trình cấp 1, Huyền Trân không đến trường vì vấn đề sức khỏe. Những đêm trời trở gió, căn bệnh suyễn hành hạ cô bé mồ côi. Điều này cũng là trở ngại khá lớn khi em bước vào Giọng hát Việt nhí. Nhưng với cô gái mạnh mẽ này, “em không đủ sức khỏe, nhưng cũng phải cố gắng để đủ”.
Cách đây không lâu, Huyền Trân cũng vừa chữa trị khỏi hẳn căn bệnh động kinh, vốn từng khiến cô bé không ít lần phải dở dang việc học. Hiện, cô bé vẫn chưa quyết định khi nào sẽ quay lại trường học.

Huyền Trân mang trong lòng nỗi niềm được mang những tư tưởng của Đạo đến mọi người, khuyến khích họ hướng đến cửa Phật.









Có cuộc sống và suy nghĩ khác hẳn với bạn bè, nên những ngày đầu bước vào ngôi nhà chung của The Voice Kids, sinh hoạt cùng các thành viên khác của team, Huyền Trân gặp không ít khó khăn để hoà nhập. Tuy nhiên, sau một thời gian, với sự giúp đỡ của hai huấn luyện viên Lưu Hương Giang và Hồ Hoài Anh, Huyền Trân cũng đã dần làm quen với những bạn bè mới.
Bước qua được vòng Giấu mặt, chặng đường trước mắt của cô bé chắc chắn không ít khó khăn, ước mơ chinh phục ngôi vị quán quân có lẽ cũng không phải là điều dễ dàng với sự cạnh tranh khốc liệt của những “đối thủ” khác, tuy nhiên, có một điều cô bé đang từng bước làm được, đó là làm sống lại những cảm xúc của khán giả dành cho dòng nhạc Trịnh. Được khán giả đón nhận và yêu mến trong lần đầu tiên đứng trên sân khấu lớn đã tiếp thêm cho Huyền Trân nhiều sự tự tin và sức mạnh, thứ vốn trong nhiều năm qua em chưa từng dám nghĩ đến.


Vào ngày: 20/03/2015
Nam ca sĩ Quang Lê mủi lòng trước hoàn cảnh mồ côi của cô bé 14 tuổi, Lê Thanh Huyền Trân, nên đã nhận bé làm con nuôi.
Ca sĩ Quang Lê chính thức xác nhận, anh quyết định nhận cô bé Lê Thanh Huyền Trân làm con nuôi. Lê Thanh Huyền Trân là tiểu ni cô hát nhạc Trịnh tại cuộc thi Giọng hát Việt nhí 2014.
Quang Lê đã hoàn thành giấy tờ nhận Huyền Trân làm con nuôi sáng 18/3. Tuy nhiên, vẫn còn chút trục trặc trong việc xác nhận lý lịch của Huyền Trân, vì cô bé mồ côi, chưa xác định được nguyên quán và người giám hộ. Chuyện này sẽ gây khó khăn cho Huyền Trân khi phải làm thủ tục xuất ngoại hoặc đi lưu diễn. Trước tình huống này, Quang Lê vẫn lạc quan và tin tưởng mọi khó khăn sẽ sớm được giải quyết.
Quang Lê chia sẻ, lần đầu nghe Huyền Trân hát trên truyền hình anh đã bị ấn tượng. Cô bé hát một cách bản năng, nghe rất trong sáng. Khi gặp và nói chuyện với Huyền Trân ngoài đời vào cuối năm 2014, Quang Lê mới nhen nhóm ý định nhận bé làm con nuôi vì cảm thông cho hoàn cảnh mồ côi từ nhỏ, sớm phải nương nhờ cửa Phật. "Sự ngây thơ và câu chuyện cuộc đời bé làm tôi mủi lòng. Tôi nghĩ mình phải có trách nhiệm lo cho bé như từng làm với Phương Mỹ Chi. Tôi không dám hứa hẹn gì nhưng sẽ làm hết sức để bé có tương lai tươi sáng".
Lê Thanh Huyền Trân năm nay 14 tuổi, được biết đến kể từ sau tập 5 vòng Giấu mặt cuộc thi Giọng hát Việt nhí mùa thứ hai. Bé hát Còn tuổi nào cho em của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bằng chất giọng truyền cảm, đầy tâm trạng khiến các huấn luyện viên và khán giả bị thuyết phục.

Sau đó, không ít người xúc động khi Huyền Trân tâm sự, bé bị bỏ rơi từ lúc mới lọt lòng, được một cụ ông tốt bụng ở huyện Bình Chánh (TP Hồ Chí Minh) cưu mang, sống cùng nhiều trẻ mồ côi khác..
_____________________
Ni cô Huyền Trân: 'Mối quan hệ với Quang Lê gặp trắc trở'
16/05/2016
"Chú Lê bắt em đội tóc giả, ra ngoài sống tự lập và thậm chí là nuôi tóc thật. Em không đồng ý điều đó nên hai chú cháu có mâu thuẫn", Huyền Trân nói.
Từng là hiện tượng sau Giọng hát Việt nhí 2014 nhưng sau cuộc thi, ni cô Huyền Trân chưa có nhiều hoạt động âm nhạc nổi bật. Chia sẻ với chúng tôi, Huyền Trân trải lòng về những khó khăn gặp phải sau cuộc thi.
"Cô bé hát nhạc Trịnh" cũng tâm sự về mối quan hệ với Quang Lê ở thời điểm hiện tại.
Từng hi vọng nhiều điều khi kí hợp đồng với Quang Lê
- Cuộc sống hiện tại trong chùa của Huyền Trân thế nào?
Cuộc sống trong chùa có thể coi là thiếu thốn về vật chất nhưng em không thấy khổ cực, ngược lại, có khá nhiều niềm vui. Ví dụ em được các thầy giảng giải nhiều điều hay lẽ phải, những triết lí sâu sắc mà người ngoài không thể có được.
Từ ngày đi hát, chạy show em cũng có thêm kinh phí gửi thầy để cải thiện cuộc sống cho các em trong chùa.
Dù bây giờ có nhiều khó khăn nhưng điều đó sẽ giúp em tôi luyện nhiều, sau này ra ngoài cuộc sống em hy vọng mình sẽ bản lĩnh hơn và dễ dàng vượt qua những sóng gió.
- Em có hài lòng với thu nhập từ việc đi hát của mình?
Đi hát là để phục vụ đam mê và cũng là để phụ thêm cho cuộc sống của em và mọi người trong chùa. Hiện tại em tự nhủ sẽ cố gắng kiếm thật nhiều tiền để lo cho gia đình, cho thầy, cho chùa và những đứa em nữa.

Từng hi vọng nhiều vào Quang Lê nhưng Huyền Trân thừa nhận giữa hai người đang có bất đồng.
- Hiện tại, mối quan hệ giữa em và Quang Lê như thế nào?
Em và chú Quang Lê vẫn bình thường, chú thỉnh thoảng dẫn em đi hát. Em có ký với chú Lê hợp đồng 5 năm, hiện tại hợp đồng đã kéo dài được 2 năm rồi.
- Nhiều người nhận xét, Quang Lê chưa giúp đỡ nhiều cho con đường ca nhạc của Huyền Trân, tại sao em không tìm một người đỡ đầu mới?
Thật ra, em cũng mong sẽ có một ông bầu giúp mình định hướng được con đường âm nhạc và kiếm được nhiều show hơn. Nhưng hiện tại, em đã ký hợp đồng với chú Quang Lê.
Em và chú Lê rất ít đi hát cùng nhau bởi bất đồng trong quan điểm. Chú Lê bắt em đội tóc giả, ra ngoài sống tự lập và thậm chí là nuôi tóc thật. Em không đồng ý điều đó nên hai chú cháu có chút mâu thuẫn do cả hai chưa cùng quan điểm với nhau.
Em từng hy vọng nhiều điều sau khi ký hợp đồng với chú Lê bởi chú là một danh ca nhưng khi chú bắt em đội tóc giả thì mối quan hệ này gặp trắc trở.
Em vẫn rất thương chú Lê bởi chú hát hay nhưng vì chưa cùng quan điểm nên chuyện bất đồng cũng là điều không tránh khỏi.
- Em không định thay đổi để chiều lòng Quang Lê sao?
Hiện tại em vẫn sẽ đội mũ ni để đi diễn cho dù ai có ý kiến như thế nào. Kể cả khi thầy cho phép em đội tóc giả thì chưa chắc em đã đồng ý.
- Cuộc sống của Huyền Trân 2 năm sau cuộc thi The Voice Kids hiện nay như thế nào?
Hiện tại em vẫn đi học văn hóa ở một trường quốc tế và đi hát thường xuyên tại các tụ điểm âm nhạc như phòng trà. Em cũng có chạy show và đi hát ở nhiều tỉnh, trong và ngoài nước nhưng ít thôi. Nhìn chung cuộc sống sau Giọng hát Việt nhí của em đã khá thoải mái và không còn nhiều vất vả, khổ cực như trước nữa.
- Một ngày của Huyền Trân diễn ra như thế nào?
Em học cả ngày ở trường. Sáng sớm em phải chạy xe từ huyện Bình Chánh lên trường lúc 6h30 rồi học đến 5h chiều mới về. Sau đó em đi chạy bộ, học hát cùng các thầy. Ngoài ra em cũng phụ các thầy việc trông nom, chăm sóc các em nhỏ.
Sau cuộc thi em vẫn thường xuyên trau dồi bản thân và giọng hát của mình. So với trước đây, em thấy mình có sự tiến bộ rõ rệt. Em không học thanh nhạc ở ngoài, chủ yếu học trong chùa cùng hai sư thầy. Tối này nào hai thầy cũng dạy em hát và cho em những trải nghiệm rất quý báu.
- Có bệ phóng tốt sau cuộc thi nhưng đã 2 năm rồi em vẫn chưa có sản phẩm âm nhạc chính thức nào...
Đây là điều mà em trăn trở rất nhiều. Thực lòng em cũng rất muốn ra các sản phẩm âm nhạc để gửi lời cảm ơn đến công chúng đã ủng hộ mình nhưng do nhiều điều kiện khách quan và chủ quan nên chưa thể thực hiện được. Em sẽ cố gắng để ra sản phẩm trong thời gian tới.
- Dự định của em trong thời gian tới?
Em sắp hoàn thành xong một CD nhạc Trịnh Công Sơn. Hiện tại công việc của em rất bận rộn nên cũng chưa biết là sẽ ra mắt vào thời gian nào. Em hi vọng CD sẽ được ra mắt trong thời gian sớm nhất và sẽ nhận được sự ủng hộ của khán giả.
FB_IMG_1641408694060.jpg
FB_IMG_1641408697578.jpg
FB_IMG_1641408709792.jpg
FB_IMG_1641408713096.jpg
 

.Hera.

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-793702
Ngày cấp bằng
15/10/21
Số km
68
Động cơ
20,920 Mã lực
Tuổi
34
THẬP NHI HUYỀN CÔNG VÀ ÂM MƯU 12 ĐỨA TRẺ
Vén bức màn bí ẩn về xuất thân của Huyền Trân “The Voice Kid”: Là con ruột Lê Tùng Vân nên được TT Bồng Lai cho học thanh nhạc để thi hát

Theo danh sách tạm trú, thường trú Công an xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, Long An, ngày 29/10/2019 hiện tại hộ bà Cao Thị Cúc có 17 người tạm trú và 9 người thường trú. Trong danh sách này có 16 người cùng mang họ với ông Lê Tùng Vân người đứng đầu Tịnh thất Bồng lai. Từ danh sách này chẳng khác nào một “đại gia đình” là giả sư.

Hầu hết những phụ nữ trẻ đang sinh sống tại tịnh thất đã xuống tóc, mặc áo nâu sòng, nhưng lại… sinh con năm một. Như Lê Thanh Kỳ Duyên (SN 1993) là mẹ ruột của cháu Lê Thanh Mẫu Nghi (Pháp danh Nghi Tâm). Kỳ Duyên sinh Mẫu Nghi vào lúc 5 giờ ngày 22/2/2014 tại trạm y tế xã Thạnh An, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre.

Bà Cao Thị Cúc là người đưa Kỳ Duyên đến trạm xá và ký xác nhận là mẹ nuôi trên giấy chứng sinh. Chưa đầy một năm sau, ngày 01/02/1015, Kỳ Duyên lại hạ sinh cháu Lê Thanh Pháp Vương ( Pháp danh Pháp Tâm) tại Bệnh viện Từ Dũ.

Giấy khai sinh không có tên cha
Ngoài “ni cô” Kỳ Duyên sinh con năm một thì một người khác Lê Thanh Huyền Trang ( SN 1993) là mẹ ruột của cháu Lê Thanh Minh Triết (Pháp danh là Trí Tâm). Huyền Trang sinh Minh Triết vào ngày 27/3/2014 tại bệnh viện Từ Dũ. Thân nhân ký tên trên giấy chứng sinh là ông nội Lê Tùng Vân- Người mà ở tịnh thất Bồng lai gọi là “sư phụ” có pháp danh Tâm Đức.

Còn chị Vòng Thị Kim Xuân (SN 1995) sinh liền “tù tì” 4 năm ba đứa. Điều lạ, là những đứa trẻ này trong giấy khai sinh chỉ có tên mẹ còn cha thì để trống…!.

Theo biên bản ngày 13/10/2017 tại nhà ông Lê Tùng Vân (người đứng QSDĐ là Cao Thị Cúc) của đoàn kiểm tra liên ngành UBND huyện Đức Hòa kiểm tra về việc nuôi trẻ của ông Lê Tùng Vân và bà Cao thị Cúc. Tại thời điểm kiểm tra có 5 trẻ là con của những cô gái đang sống trong Tịnh thất Bồng lai. Mẹ của những đứa trẻ này là Lê Thanh Huyền Trang, Lê Thanh Kỳ Duyên và Vòng Thị Kim Xuân. Ông Lê Tùng Vân thừa nhận những người phụ nữ này đều là con nuôi của ông.

5 chú tiểu là con của những giả sư

Việc 5 “chú tiểu” từng gây tiếng vang trên truyền hình trong chương trình “Thách thức danh hài ” từng được thông tin là các bé mồ côi, có hoàn cảnh bi đát được Tịnh thất Bồng Lai cưu mang. Thực tế thông tin này hoàn toàn sai sự thật, bởi các cháu đang sống bên cạnh với mẹ ruột của mình. Mẹ con họ cùng ở trong tịnh thất này.
Ngoài mẹ con ruột cùng xuống tóc, mặc áo chùa thì tại tịnh thất còn có các nam thanh niên đầu trọc lóc, mặc áo nâu sòng. Số nam nữ, người già trẻ nhỏ này sống quần tụ như một gia đình bình thường.

Gần đây, trên mạng xã hội đang xôn xao 1 thông tin động trời về cách sống bên trong Tịnh Thất Bồng Lai.
Thông tin bắt nguồn từ 1 nguồn tin mật, theo đó, một nữ nạn nhân thoát khỏi Tịnh thất đến trình báo với công an.

Tuy nhiên cô sợ bị trả thù nên không dám đứng ra làm người tố giác.

Danh sách đăng ký làm khai sinh của Tịnh Thất theo 1 nguồn tin khác.
Trong số các cô nhi trong Tịnh thất, có 1 cô bé tên Huyền Trân từng đi thi The Voice Kid và giành giải. Theo như khai báo với chương trình và công bố ra ngoài thì cô bé Huyền Trân này cũng là trẻ mồ côi.

Huyền Trân tự nhận là mồ côi, không học thanh nhạc ở ngoài, mà học trong nhà cùng 2 sư huynh là Hoàng Nguyên và Nhất Nguyên.

“Tối nào hai sư huynh cũng dạy em hát và cho em những trải nghiệm rất quý báu. Hiện em vẫn đội mũ ni để đi diễn cho dù ai có ý kiến như thế nào. Kể cả khi thầy cho phép em đội tóc giả để hát diễn thì em cũng không đồng ý”, Huyền Trân chia sẻ.

Thế nhưng mới đây vừa lộ thêm thông tin về lai lịch của Huyền Trân, hoàn toàn khác xa với những gì cô từng công khai thừa nhận.

“Từ nhỏ Huyền Trân luôn thân thiết với bà Cao Thị Cúc. Đi đâu cũng đi với bà Cúc. Lúc đi thi ca hát cũng đi với bà Cúc. Nhưng thực chất trên giấy khai sinh chính xác thì mẹ là bà Lê Thu Vân.Và cuộc sống hằng ngày Huyền Trân gọi bà Lê Thu Vân là Mẹ. Khi có người lạ mới gọi bằng cô.

Bà Lê Thu Vân đứng tên giấy khai sinh là mẹ của Huyền Trân, Hoàn Nguyên, Nhất Nguyên. Em bà Lê Thu Vân cũng khẳng định Huyền Trân là con bà Vân. Còn bà Cúc là mẹ của Huyền Trang và Trùng Dương.

Đây là mình nói trên giấy nha. Còn ai đẻ ai chả biết vì động này rối lắm. Cũng có khi con bà này mà bà kia đi khai sinh là con mình. Hay gì đó không biết . Nhưng trên giấy khai sinh là như mình nói”

Theo đúng như nguồn tin thì Huyền Trân, Hoàn Nguyên, Nhất Nguyên là anh em ruột, nên rất thân với nhau và dạy nhau ca hát. Cũng hợp lý với thông tin con ruột được học hành văn hóa, nghệ thuật đầy đủ, mồ côi thật thì làm lụng vất vả. Những tấm hình trên theo nguồn Đàn Bà Cũ cũng giúp mọi người hình dung phần nào mối quan hệ giữa 3 người Lê tùng Vân, Lê Thu Vân và Huyền Trân.
Con Ruột:
1985: Lê Thanh Minh Tùng
1986: Lê Thanh Minh Trúc (cô gái tâm thần)
1987: Lê Thanh Minh Quang
1988: Lê Thanh Minh Tú
1990: Lê Thanh Hoàn Nguyên
1991: Lê Thanh Nhất Nguyên
1993: Lê Thanh Huyền Trang
Lê Thanh Kỳ Duyên
1994: Lê Thanh Nhất Tuệ
1995: Lê Thanh Trùng Dương
1998: Lê Thanh Nhị Nguyên
Ngoài Vào:
1. Vòng Thị Kim Hoa – 1990 Chơn Ngọc Linh
2. Vòng Kim Xuân – 1995 Chơn Ngọc Đắc
3. Nguyễn Thị Nga 1993
4. Lê Thu Vân 1957
5. Võ Thị Tuyết Xuân 1952 – Bửu Liên Xuân
6. Cao Thị Cúc 1960 – Bửu Liên Đài
7. Võ Thị Tám 1948 – Ngọc Duyên Hương

2014: - Lê Thanh Mẫu Nghi – Nghi Tâm – 22/02/2014
- Lê Thanh Minh Triết – Trí Tâm – 27/03/2014
- Vòng Thanh Quốc Trung – Minh Tâm – 30/01/2014

2015: - Lê Thanh Pháp Vương – Pháp Tâm – 01/02/2015
- Vòng Thanh Ngọc Nữ - Ngọc Tâm – 24/05/2015

2017: - Vòng Thanh Quốc Pháp – Đức Tâm 21/12/2017

2018: Phúc Tâm
2019: Sơn Tâm – Hải Tâm
 

.Hera.

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-793702
Ngày cấp bằng
15/10/21
Số km
68
Động cơ
20,920 Mã lực
Tuổi
34
SỰ THẬT DIỄM MY BỊ DỤ DỖ
CLB NHÂN SINH TỔ CHỨC KHÓA TU “VỀ ĐÂY, SAO NGHE LÒNG THẢNH THƠI” TẠI TU VIỆN VẠN THÔNG, NÚI THỊ VẢI - MỪNG PHẬT ĐẢN – VESAK 2019
Clb Nhân Sinh tổ chức Khóa tu “Về đây, sao nghe lòng thảnh thơi” vào ngày 11, 12/5/2019 cho hơn 150 bạn trẻ tại Núi Thị Vải, Tu viện Vạn Thông, Vũng Tàu dưới sự hướng dẫn của Sư Giác Minh Luật, Thầy Thích Châu Viên – Chủ nhiệm CLB Nhân Sinh và Quý Thầy Cô trẻ.
8h30’Sáng ngày 11/05/2019, hơn 150 bạn trẻ Clb Nhân Sinh xuất phát từ Sài Gòn hướng về Tu viện Vạn Thông tham dự Khóa tu “Về đây, sao nghe lòng thảnh thơi”.
Lê Thanh Huyền Trân thường đi hát ở những chương trình lễ hội trong các chùa xung quanh khu vực TPHCM, Vũng Tàu. Trong đợt này Huyền Trân được tham gia biểu diễn tại chùa Thị Vải, Huyền Trân được ngồi gần và tiếp cận Võ Thị Diễm My, Sinh Năm 1999 là thành viên của CLB Nhân Sinh TPHCM


Võ Thị Diễm My đang là sinh viên đại học năm thứ 3, Đại học Kinh doanh quốc tế. Gia đình, ngụ tại Đường Mã Lò, Bình Hưng Hoà A, Bình Tân, TPHCM. Gia đình khá giả. Nhan sắc có phần nổi trội.

Qua quen biết với Huyền Trân, Diễm My được Huyền Trân giới thiệu là đang ở chung với 5 chú tiểu nổi tiếng thi thách thức danh hài tại ngôi chùa Bồng Lai. Mến mộ tài năng của Huyền Trân và 5 chú tiểu, Diễm My hứa hẹn là sẽ xuống thăm chùa cùng các bé. Sau đó, đôi bên liên lạc qua điện thoại, zalo, facebook. Để thăm hỏi và trao đổi hình ảnh.
Đây là lần đầu tiên Diễm My đi xa gia đình, Diễm My đi cùng với chị họ của mình. Đêm ngày 11/05/2019 mẹ Diễm My nhắn tin: “ Con với chị đi cẩn thận nha, đừng tin người ngoài quá không tốt đâu và tối ngủ đừng ra ngoài nguy hiểm, đóng cửa kĩ lại trước khi ngủ, chứ bây giờ ghê lắm, mẹ nói vậy là con hiểu rồi vậy nha chúc hai con đi chùa thượng lộ bình an và chúc mọi người đi chùa thượng lộ bình an luôn” ( Ảnh)

Khoảng cuối tháng 5 năm 2019 Diễm My xin Gia đình đi xuống thăm Tịnh Thất Bồng Lai. Được làm quen với Các chú tiểu thi thách thức danh hài và 2 sư huynh ca hát rất hay. Họ bắt đầu kế hoạch dụ dỗ Diễm My vào tu. Hàng đêm nhắn tin về pháp tu cao siêu và tiết lộ ông Lê Tùng Vân là 1 vị Phật sống đã cưu mang những trẻ mồ côi. Và từng bước dẫn dụ, chia rẽ gia đình Diễm My. Khiến cho mối quan hệ cha con, mẹ con bị rạn nứt. Họ cho rằng, Diễm My đã đủ 18 tuổi có đầy đủ quyền công dân và được tự do lựa chọn cuộc sống của mình. Đến tu ở TTBL được học hỏi, được chơi với các chú tiểu và kèm theo đó là chương trình 12 vị thánh nhân ra đời. Nếu con cái được là 1 trong 12 vị thánh nhân thì phước đức đời đời và mình có thể tu thành Phật ngay trong kiếp này.
Khoảng tháng 06, chiều tối Diễm My bỏ nhà đi, đến tối cha mẹ Diễm My đi tìm điện thoại bắt máy, khoảng 1h sáng nhưng không chịu về, nên đã bắt về, đưa đi Hà Nội trị bệnh nhưng bác sỹ bảo không có vấn đề gì. Diễm My và 2 anh em Nhất Nguyên – Huyền Trân vẫn ngày đêm nhắn tin dụ dỗ.
Cuối cùng. Đến ngày 07/09/2019 Thì Diễm My đã trốn gia đình, đến Tịnh thất Bồng lai Tu tập. để lại 1 bức thư kèm theo 1 tin nhắn:
“Mẹ ơi, Con quyết định đi TU luôn rồi con sẽ, không quay về nữa đâu. Con có để lá thư ở dưới nệm của con. Mẹ hãy lấy đọc nha mẹ. Con kính chào ba mẹ, chúc ba mẹ hạnh phúc.”
Trước đó mấy ngày, mẹ con còn nhắn tin vui vẻ, Diễm My còn làm CMND và passport để đi du học philippine
Nhận được tin sét đánh, gác công việc cá nhân, gia đình ông Võ Quốc Thắng và bà Đoàn Thị Tuyết Mai là ba mẹ của Diễm My đã đi tìm hiểu nguyên nhân. Theo người chị của Diễm My thường đi chung, thì Diễm My thường nói chuyện qua lại với Huyền Trân của Chùa Bồng Lai, ở Long An. Đến tận chùa hỏi, thì người trong chùa nói không có tu ở đây, hình ảnh xuống tóc không phải chùa này. Nhưng theo điều tra hàng xóm xung quanh, thì ông Thắng được biết có 1 người nữ như mô tả là con ông đến đây. Sau nhiều ngày rình kiếm, thì ông đã phát hiện có quần áo con ông ở tại chùa, đến gặp ông Lê Tùng Vân trụ trì chùa, năn nỉ thì ông Vân chối bay chối biến. Đến ngày 21/10/2019, Ông Thắng đến nói chuyện nhẹ nhàng và hỷ cúng 5tr đồng, thì ông Vân hẹn lại, sau đó gọi điện nói ngày 22/10/2019 cho Diễm My ra gặp, nhưng không cho đưa về như lần trước. Sau một hồi gặp, xin đi xuất gia, nhưng ông Thắng không đồng ý thì Diễm My bỏ vào trong trước sự bất lực của gia đình. Ông Thắng xin vào tìm nhưng ở đó họ không cho và nói Diễm My đã bỏ đi rồi.
Sau đó, gia đình đã viết đơn trình báo cơ quan công an địa phương, nhưng do Diễm My đã trên 18 tuổi nên cơ quan công an không có lý do để làm việc. Ông Võ Quốc Thắng đi Cầu cứu khắp nơi, tìm mọi cách nhưng không được.
Do nghi nghờ những người trong Tịnh thất bồng lai cố tình che giấu Diễm My nên ông Thắng về nhà kể cho những người bà con dòng họ nghe và rủ lên để tìm kêu Diễm My về nhà. Vào 11h ngày 24/10/2019 nhận được tin, Diễm My đang có mặt tại chùa, nên gia đình ông Võ Quốc Thắng đến Tịnh Thất Bồng Lai cùng12 người. Đến khoảng 15h ngày 24/10/2019 khi đến cửa nơi này thì thấy cửa khoá, bấm chuông thì bà Lê Thu Vân ra mở cửa. Ông Thắng hỏi xin gặp ông Lê Tùng Vân thì không có nhà, Cũng không cho gặp Diễm My. Do nghi ngờ nên ông Thắng đi thẳng vào trong, đôi bên xảy ra cự cãi, xô xát kịch liệt. Trong lúc đó, bà Châu Vinh Hoá là hàng xóm đi theo ông Thắng vì bức xúc với Những thanh niên trong Thiền Am, nên đã ném 1 viên gạch về phía các thanh niên này. Hậu Quả làm rách Mặt Lê Thanh Nhị Nguyên SN 1997, thương tích 13% và tại bản án số 36/2021/ HSST của toà án nhân dân huyện Đức Hoà ngày 15/04/2021 xử phạt và Châu Vinh Hoá mức án 2 năm tù giam và bồi thường 8.930.000đ.
Sau đó, ngày 26/10/2019, Với kịch bản được dựng lên, Thiền Am đã quay 1 video clip Diễm My từ Vũng Tàu trở về chứng tỏ sự vô can của mình. Trong xuyên suốt câu chuyện, chúng ta chứng kiến thì làm gì có một ngôi chùa nào tham gia trong vụ việc Diễm My. Phía Diễm My cũng không đưa ra bất cứ xưng danh của ngôi chùa đã xuống tóc và nương nhờ trong khoảng thời gian ba mẹ Diễm My Tìm.
Với những điều đã làm cùng với những người phụ nữ nhẹ dạ cả tin, thế hệ trước. Thì hoàn toàn đủ cơ sở để nghi ngờ, chính ông Lê Tùng Vân đã đạo diễn các kịch bản và vừa ăn cướp con. Vừa la làng.
Sau đó, vì để yên chuyện, gia đình ông Thắng và bà Mai đã để cho Diễm My tạm trú tại Tịnh Thất Bồng Lai. Tại đây, Ông Lê Tùng Vân đã mặc áo cà sa tổ chức lễ xuất gia trái phép cho công dân Võ Thị Diễm My. Đặt pháp danh là Ngọc Tiên.
Bất lực trước thủ đoạn của Lê Tùng Vân, gia đình đã cầu cứu công an Huyện Đức Hoà để đưa con về trị bệnh. Với lý do mời lên làm việc, sau 3 lần nhận giấy mời. Ngày 12/12/2019 Đại gia đình giả sư, đã hộ tống Võ Thị Diễm My lên cơ quan công an. Sau khi gia đình ông Thắng và bà Mai đưa con về bằng xe cấp cứu thì đến màn ăn vạ của nhóm người trên, Ông Lê Tùng Vân đã nằm chèm bẹp xỉu ngay tại ghế đá của công an, còn đám vợ con thì la làng lên đòi người.
Vài ngày sau, họ dựng lên màn kịch bị đuổi giết phải đưa cả gia đình đi trốn vào rừng. Gây chấn động cộng đồng mạng, khiến lòng thương của nhiều khán giả cảm thấy xót xa. Nhưng thực chất đây chỉ là diễn để ăn vạ.

Sau đó, nhiều youtuber vào cuộc, bênh vực tịnh thất bồng lai. Về phần Diễm My, khoảng trưa vào ngày 24/12/2019 Diễm My đã bỏ trốn khỏi gia đình

Nhóm hiệp sỹ Hải đã vào cuộc tìm kiếm Diễm My, nhận thấy tình hình không ổn, Hoàn Nguyên và Nhất nguyên đã đưa Diễm My trả lại để lại vô can tiếp tập 2. Sau đó nhiều lần nhắn tin động viên, cũng không quên chia rẽ và rủa xả gia đình Diễm My. Đến Tháng 06 năm 2020 Diễm My dụ dỗ mẹ mình cho đi học, tưởng con đã hồi tâm chuyển ý. Nên làm hồ sơ cho Diễm My đi học lại, trong lúc sơ ý thì Diễm My đã bỏ trốn biệt hơi tăm cá.
Ngày 22/09/2020 Phóng sự sự thật Tịnh thất bồng lai của Truyền hình Long An, tố cáo hành vi của Gia đình giả sư Lê Tùng Vân. Gây chấn động dư luận.
Đến ngày 31/10/2020 bất ngờ xuất hiện kênh youtube có tên Diễm My, lên tố cáo Cha mình hãm hiếp, hành hạ suốt 8 tháng trời, đòi gửi đơn kiện lên TW hội phụ nữ Việt Nam. Ngày 05/11/2020 kênh youtube này tiếp tục lên tố cáo ông Võ Quốc Thắng cùng Truyền hình Long An lừa đảo 90tr dân VN.
Ngày 28/01/2021 lên clip thông báo đã gửi đơn tố cáo.
Ngày 12/03/2021 Thiền Am thông báo có bộ công an đến mời làm việc
Ngày 20/03/2021 Diễm My Lên clip thông báo đã có luật sư. Và cảm ơn Thiền Am
Ngày 4-6, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP.HCM cho biết đang thụ lý đơn của ông Võ Văn Thắng (SN 1973, ngụ Q. Bình Tân) tố cáo con ruột là Võ Thị Diễm My (SN 1999) có hành vi vu khống.
Ngày 08/06/2021 Diễm My tiếp tục lên mắng chửi cha mẹ và nói công an cấu kết cha mẹ hại mình.
FB_IMG_1641409055189.jpg
 

.Hera.

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-793702
Ngày cấp bằng
15/10/21
Số km
68
Động cơ
20,920 Mã lực
Tuổi
34
SỰ THẬT “CHƠN NGỌC XUÂN” BỊ DỤ DỖ VÀO TÀ AM

Bùi Ngọc Xuân SN 1997 Ngụ tại Nha Trang, Khánh Hoà tốt nghiệp ngành Cao Đẳng du lịch. Khoảng tháng 05/2018 nhờ mối quan hệ quen biết, xin vào làm ở khách sạn Nhị Phi, có địa chỉ tại số 10 Đường Biệt Thự, Lộc Thọ, Nha Trang, Khánh Hoà. Làm được khoảng 1 năm, Bùi Ngọc Xuân lên mạng xem thách thức danh hài và hữu duyên kết bạn FB được với Lê Thanh Hoàn Nguyên con ruột của ông Lê Tùng Vân. Cả hai trao đổi, nhắn tin qua lại, Ngọc Xuân rất mến mộ vẻ ngoài đẹp trai, tướng tá cơ bắp cuồn cuộn của Hoàn Nguyên. Mỗi lần Hoàn Nguyên đăng ảnh checkin Ngọc Xuân đều vào bình luận tương tác like, thả tim, tán chuyện qua lại.

Ngọc Xuân có 2 người anh, cha mẹ chạc tuổi ông Võ Quốc Thắng. Mẹ Ngọc Xuân sn 1973 bị phát hiện bệnh ung thư máu, từ năm 2017. Quá trình điều trị nhiều nơi. Phải chạy thận, lọc máu định kì. Khi trở nặng thì phải vào TpHCM để thăm khám.
Qua quen biết, Hoàn Nguyên nổ với Ngọc Xuân rằng mình có vị sư thầy là phật sống, có 1 loại dị thảo 3000 năm mới nở hoa. Gọi là Hoa Ưu Đàm, có thể trị bách bệnh trong thiên hạ. Ngoài ra, thầy có công năng điển lực khiến con người ta tiến hoá và chỉ cần tu trong 1 kiếp là sẽ thành phật.
Ngọc Xuân tin là thật, bèn bàn với mẹ sẽ đến nơi này điều trị. Sau khi đem ít trái cây đến cúng thầy, thầy bắt đầu huyên thuyên về đạo pháp, về những trường hợp thầy đã điều trị thành công. Cho rằng điều trị cho mẹ Ngọc Xuân chỉ là chuyện nhỏ.
Theo đó, để thầy điều trị cần theo quy định tại nơi đây. Như sau:
1. Người đến điều trị nữ phải ở tại đây.
2. Nơi này không cho nam nhân ngủ lại
3. Phải tự đi chợ nấu ăn, tự trang bị xe máy và sinh hoạt sống tự túc.
4. Nấu ăn riêng và không nấu trong khuôn viên vì chùa thầy cháy 1 lần.
Đại loại như trạng quỳnh bị chúa phán, kêu binh lính đến nhà trạng làm xấu. Trạng đồng ý. Nhưng ai làm xấu mà đi tiểu tiện thì trạng cắt vì chúa không ra lệnh tiểu tiện. Thế là binh lính đi về .
Vì Ngọc Xuân đang làm việc tại Khách sạn nên sẽ giao việc chăm sóc cho anh trai Ngọc Xuân. Vì vậy, việc nuôi mẹ Ngọc Xuân là không thể thực hiện được. Thêm phần, khi đến nơi, mẹ Ngọc Xuân thấy điều kiện vệ sinh kém, bề bộn và hoài nghi về năng lực của sư thầy.
Ngày 30/06/2019 Với sự hỗ trợ của 1 khán giả nữ, Thiền Am Tổ chức chuyến du lịch ra nha trang có ông Lê Tùng Vân cùng với đại gia đình giả tu. Trước chuyến đi, Hoàn Nguyên đã liên hệ với Ngọc Xuân và làm thổ địa tại địa phương.

Ngày 01/07/2019 Đại gia đình giả tu Lê Tùng Vân đến khách sạn ARIMA tại số 96B/12 Trần Phú, Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam. Gần quảng Trường 2/4 và cách bãi biển Nha Trang 150m. Cách nhà Ngọc Xuân 4km. Cách chỗ làm Ngọc Xuân 1.5km.
Ngày 03/07/2019 Ngọc Xuân lần đầu gặp mặt đi chơi cùng Thiền Am – Tất nhiên lúc này mẹ Ngọc Xuân vẫn đang nằm viện.
Ngày 04/07/2019 Ngọc Xuân cùng với Đại Gia đình giả tu tắm biển nhảy múa rất vui vẻ.


Đến ngày 04/07/2019 Ngọc Xuân tham gia tắm bùn, khoáng nóng cùng gia đình giả sư tại I-resort ngụ tại Tổ 19, thôn Xuân Ngọc, Vĩnh Ngọc, Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam.


Sau đó cùng ngày 04/07/2019 đi ăn tại quán chay YoGa.

Ngày 05/07/2019 Ngọc Xuân cùng đại gia đình giả tu đi tham quan ĐỀN THÁP BÀ CỦA NGƯỜI CHĂM TẠI NHA TRANG.

Trong khi đó, bệnh tình mẹ Ngọc Xuân diễn biến ngày càng nặng, Phải thường xuyên đi TPHCM Lọc Máu, mỗi lần vào TPHCM thì Ngọc Xuân để mẹ 1 mình tại bệnh viện và bắt xe xuống thăm Tịnh Thất Bồng Lai với sự rủ rê lôi kéo của các thanh niên tại đây. Với lý do thăm các chú tiểu.
Do gia đình điều kiện khó khăn, việc điều trị kéo dài gây tốn kém, phải vay tín dụng để điều trị bệnh cho mẹ Ngọc Xuân. Trong thời gian điều trị,Ngọc Xuân thường đòi mẹ vào cho các thầy trị, vì các thầy cứ nhắn tin trách móc và Ngọc Xuân cũng tỏ thái độ khó chịu với mẹ.
Nên không lâu sau 22/09/2019 mẹ Ngọc Xuân qua đời, sau khi an táng mẹ, Ngọc Xuân đi làm về thường nằm lì trên gác nhắn tin cùng Hoàn Nguyên. Lợi dụng tinh thần chán nản đau thương và tình cảm đã rủ Ngọc Xuân vào tu tại Tà Am nhưng ba Ngọc Xuân không cho. Thực ra trước đó, Ngọc Xuân cũng từng xin mẹ, nhưng mẹ Ngọc Xuân không đồng ý vì thấy tịnh thất này không phải nơi tu hành đàng hoàng.
Ngày 22/10/2019 xảy ra vụ việc gia đình. Ông Thắng tìm Diễm My. Trong lòng như lửa đốt vì thương các chú tiểu các thầy cô giả tu. Ngọc Xuân đã xin phép KS nghỉ làm. Quyết định bỏ nhà để theo Thiền Am. Để lại bức thư trên gác, cùng khoản nợ mà mẹ Ngọc Xuân đã điều trị bệnh và bao năm gia đình nuôi cơm ăn học. Vừa mới đi làm 1 Năm, chưa đâu vào đâu. Nói đi là đi. Ba Ngọc Xuân đau lòng khôn xiết, vợ mất, con bỏ đi, 2 con trai thì hiền và không có nghề nghiệp ổn định, thu nhập bấp bênh. Ông S ba của Ngọc Xuân đã bỏ nhà ra sống ở Miếu Gần đó. Hằng ngày nhang khói công quả trông coi miếu, người địa phương gọi là ông Từ.
Ngày 31/10/2019 Ngọc Xuân đã có mặt tại Tà Am với nụ cười toe toét đón 2 tên Trọc giả sư Hoàn Nguyên Và Nhất Nguyên Vừa mới đi thả Rắn về.

Vào Thứ 4, ngày 11/12/2019 Ông Lê Tùng Vân trong trang phục áo cà sa giả sư đã làm lễ xuất giá, í nhầm, xuất gia cho Bùi Ngọc Trâm với pháp danh là Chơn Ngọc Xuân. Chính thức Ngọc Xuân gia nhập tà giáo trường bí giáo cấp độ sơ cơ. “Sau này, khi đã hoà nhập với Giáo chủ sẽ được thành hội viên Thuần tuý, hạnh kiểm tốt lập được nhiều công đức, không cầu danh lợi, dục lợi, hy sinh hạnh phúc của mình để phụng sự Thiên Cơ, tức là giúp nhơn loại tiến hoá . Được đặc ân học hỏi thêm nhiều điều bí ẩn và được truyền điển lực từ trung tâm điển lực Thiền Am bên bờ vũ trụ” … trích tài liệu về chương trình Trường Bí Giáo (trang 152) Phần Này thì không tiết lộ cho người ngoài đời được, Ngoài việc nhiều bí ẩn, còn thấy được “Thánh dung” của nhiều đức thầy bằng hình hoạ.
Ngày 20/11/2020 Chú Sĩ ba của Chơn Ngọc Xuân vào Tà Am, được bọn Hoàn Nguyên Nhất Nguyên và ông Lê Tùng Vân bày kịch bản, thực ra lúc đầu vào là để xác minh và đưa Ngọc Xuân về, vì áp lực của Phóng sự sự Thật TTBL 1.
Nhưng vì quá thương con nên chú ngậm ngùi.
Đến đầu tháng 5 thì chú sĩ bể nợ và phải bỏ nhà đi. Sau khi tìm hiểu, xác định chú Sĩ nợ tầm 70tr. Bọn tà đạo kêu gọi trả nợ được 1 khoản tiền, nhưng không hề thanh toán cho chú. Đến nay, dịch covid chú vẫn bặt vô âm tín chưa rõ tình trạng như thế nào.
Bọn Tà am thật độc ác!
FB_IMG_1641409110883.jpg

FB_IMG_1641409102287.jpg
FB_IMG_1641409104175.jpg
FB_IMG_1641409106574.jpg
 

QD1211

Xe tải
Biển số
OF-430213
Ngày cấp bằng
16/6/16
Số km
477
Động cơ
219,037 Mã lực
nhắc đến vụ này lại nhớ đến tay họ Thích nào đấy trên otofun
 

turnviet

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-93492
Ngày cấp bằng
30/4/11
Số km
12,498
Động cơ
474,791 Mã lực
Nơi ở
Độ xe Carcam 15/29 Láng Hạ
Website
carcam.vn
Họ Lê vào trong đó sớm thế nhỉ ?
Thực sự người sưa nay hiếm, thế giới chắc cũng hiếm.
Con cháu đều nghe răm rắp tài thật...
Huyền Trân còn bỏ cả danh vọng showbit lừng lẫy để về lại với ông ngoại rồi còn đẻ con cho ông ngoại thì tài thật
 

turnviet

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-93492
Ngày cấp bằng
30/4/11
Số km
12,498
Động cơ
474,791 Mã lực
Nơi ở
Độ xe Carcam 15/29 Láng Hạ
Website
carcam.vn
Xem thằng cha thầy ông nội khi khóc, đòi diễm My là em thấy nó say đắm kiểu chiếm đoạt bệnh hoạn rồi. Toàn giả vờ doạ nạt đứa con gái mới lớn rất bệnh hoạn
 

hjenyen211

Xe tải
Biển số
OF-387673
Ngày cấp bằng
18/10/15
Số km
323
Động cơ
105,485 Mã lực
Tuổi
37
thôi cho cụ đi là đúng ợ
bướng làm sao được >:)>:)
 

Bành Chân

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-747201
Ngày cấp bằng
22/10/20
Số km
185
Động cơ
63,178 Mã lực
Tuổi
42
Mất tích đến tận giờ a cụ. ?
Nếu mất tích vậy sao gia đình bác cụ không báo án?
Không phải, hiện chị đó vẫn sống tại cái "thiền am" đó với hắn. Nói "coi như mất con" vì chị ấy bỏ nhà đi luôn, đi biệt xứ. Gia đình đi tìm, thuyết phục quay về nhưng không được, đành chịu, coi như mất con.
Giống trường hợp Diễm My gần đây, cũng bị dụ dỗ như vậy, bỏ nhà, bỏ cha mẹ để theo lũ ấy. Nhưng do cha mẹ Diễm My là giám đốc, cũng có thế và tiền nên quyết tâm làm lớn chuyện. Chứ nhiều đứa con gái bị hắn dụ dỗ như thế. Không phải ai cũng lên tiếng.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top