Gớm, có cái đơn giản thế mà các bác cũng không biết.
Để êm giải thích cho:
Quê quán: có định nghĩa hẳn hòi, theo Luật hộ tịch, Luật số: 60/2014/QH13, nhá.
Điều 4.8:
8. Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.
Còn Quê quán của cha hoặc mẹ cái đồng chí cá nhân kia là gì thì Luật này chưa giải thích, để tôi hỏi cơ quan cấp trên.
Nguyên quán à? Không gì đơn giản hơn thế:
Theo thông tư 36/2014/TT-BCA thì:
Điều 7.2.e bẩu:
"e) Mục “Nguyên quán”: Ghi nguyên quán theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại. Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ. Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại; ".
Đấy, rất rõ ràng và đơn giản, Giấy khai sinh có hết, nhá.
Còn ghi nguyên quán trong giấy khai sinh như thế nào, Thông tư 36/2014 không có nghĩa vụ và/hoặc thẩm quyền giải thích, nhá.
Còn "nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại." là gì: Thông tư 36/2014 không có nghĩa vụ và/hoặc thẩm quyền giải thích, nhá.
Any questions?