Em đọc Thanh Niên thì thấy đoạn này
Trả lời báo Thanh Niên, Đại sứ quán Đức tại Hà Nội đã đưa ra phản hồi liên quan đến thông tin Đức từ chối nhập cảnh đối với hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam.
thanhnien.vn
Trả lời Thanh Niên, Đại sứ quán Đức cho biết, dựa trên công hàm gửi cho Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 27.7, những hộ chiếu mới được cấp từ ngày 1.7.2022 tạm thời không được công nhận ở Đức và vì thế không thể cấp thị thực vào những hộ chiếu đó.
Nguyên nhân do thiếu thông tin về nơi sinh. Chỉ có thể xác định được nơi sinh thông qua số định danh cá nhân có 12 chữ số và thông qua việc đối chiếu với một danh sách dài 7 trang.
Theo công hàm, không có nơi sinh thì không thể xác định được rõ ràng người mang hộ chiếu, đặc biệt vì nhiều trường hợp trùng họ. Đối với cơ quan chính quyền ở Đức, việc tìm nơi sinh thông qua số định danh trong hộ chiếu là không thể thực hiện được. Trong khi kiểm tra ở Đức (khi nhập cảnh, xuất cảnh, khi kiểm tra trong nước) sẽ phải luôn đối chiếu bằng thủ công với danh sách. Không thể cho rằng mỗi một người làm nhiệm vụ kiểm tra đều có danh sách này.
Thêm vào đó, hiện nay có nhiều hộ chiếu nộp vào Đại sứ quán mà không có số định danh cá nhân, đa số là hộ chiếu của vị thành niên, cũng như một số hộ chiếu mà nơi sinh tìm thấy được lại không trùng khớp với nơi sinh thực sự.
Phần bôi đậm thứ nhất là phía ĐSQ Đức chưa có cách gì để đối chiếu nhanh ra nơi sinh từ số định danh cá nhân 12 chữ số dù đã có danh sách đối chiếu dài 7 trang. Tức là ĐSQ Đức không làm thủ công được, nên không nhận hộ chiếu mẫu mới.
Phần bôi đậm thứ hai là do lo ngại về việc đưa trẻ em đi có thể liên quan đến hoạt động đưa người nhập cảnh bất hợp pháp hay tội phạm buôn bán người, đây là lo ngại từ phía Đức.
2 phần bôi đậm này, phần 1 về kỹ thuật các bên có thể xử lý được, nhưng đó là vấn đề của Đức, dự là sau một thời gian sẽ hết, phần 2 là vấn đề chung, các bên tăng cường trao đổi hợp tác phòng chống tệ nạn chung, ok mà.
Tuy nhiên, nếu phần nơi sinh là Option không bắt buộc trong thống nhất quốc tế, việc từ chối Hộ chiếu nước khác là hành động không phù hợp ngoại giao trừ trường hợp có những chi tiết không được hoan nghênh như xâm phạm chủ quyền chẳng hạn, có thể là hành động trả đũa nào đó, nếu giao thiệp quađường ngoại giao không thành công, có thể sẽ dẫn tới các hành động tương ứng mang tính đối đẳng dựa theo năng lực và ý chí của mỗi bên. Chắc không đến mức cứng như thế đâu nhỉ, Đức có cái gì mà phải căng thế nhỉ.