Em đọc về quản lý rủi ro từ chuyên gia TC nên nhận lỗi về mình mợ ạ. Đây em copy ra cho mợ đọc vì thấy cũng chí lí để rút kinh nghiệm cho mình khi gửi tiền NH.
c. Nguyên tắc của đầu tư là rủi ro cao lợi nhuận kỳ vọng (kỳ vọng thôi nhé) cao, rủi ro thấp lợi nhuận kỳ vọng thấp. Gửi ngân hàng tốt phải chấp nhận lãi thấp. Gửi ngân hàng rủi ro cao thì hãy đòi trả lãi cao. Cái gì cũng có giá của nó. Đừng cào bằng. Phần chênh lệch lãi suất chính là cái giá của rủi ro. Chấp nhận rủi ro hay không thôi.
Muốn biết ngân hàng nào rủi ro đến đâu thì đã có các công ty xếp hạng tín nhiệm công bố khi đánh giá Nguồn vốn, Tài sản và hiệu quả của Ngân hàng.
Đọc không được thì nhờ. Không hiểu thì hỏi tư vấn. Đừng để cái ẩu, thiếu hiểu biết, liều mạng làm đau đầu. Không may mang khổ cho thân, cho gia đình, xã hội.
d. Tôi không kỳ vọng, không thấy khả thi vụ NHTM phá sản thì nhà nước trả tiền cho người gửi. Dù ai có cam kết như thế chăng nữa nhưng cơ chế, quy trình thực hiện trả thay không thấy và chưa có Luật tương ứng. Nên sẽ rất đau đầu và vô cùng khó thực hiện. Tôi đoán rồi sẽ đến lúc cũng phải chấp nhận cho NHTM yếu kém phá sản. Khung pháp lý có rồi. Chỉ là lúc nào thôi. Đoán xác suất… không khẳng định.
Cá nhân tôi thì không. Vì như thế là cào bằng.
Nhưng nếu xác suất có thì tốt nhất là đừng để mình phải đau đầu, sau nữa là tránh xã hội đau đầu, bằng cách gửi tiền thông minh, có chọn lọc và tính toán.
e. Hiện mỗi NHTM đều có các kịch bản, các biện pháp và nhiều công cụ quản lý rủi ro thanh khoản. Các NHTM có tương đối đủ thông tin để cấp hạn mức tín dụng cho nhau trên thị trường liên ngân hàng. Lại có Thị trường Mở (OM) để Repo tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ vay vốn từ NHNN. NHNN cũng nắm khá vững chất lượng Tài sản các NHTM để có các hạn mức cấp vốn, tái cấp vốn cho các NHTM căn cứ sức khoẻ mỗi ngân hàng. Các NHTM nào chắc cũng có phương án sử dụng các hạn mức và tiện ích nói trên phục vụ khả năng chi trả.
Cần nói rõ mỗi vụ rút tiền hàng loạt, mất thanh khoản đã diễn ra ở Việt Nam với mỗi ngân hàng, ở mỗi thời điểm khác nhau là rất khác nhau về bản chất, hình thức và nội dung. Cách ứng xử của Chính phủ và NHNN tại mỗi lần, tôi chứng kiến vài vụ, cũng khác nhau về cách thức.
Không nên đánh đồng như nhau. Vì đánh đồng sẽ làm chính người dân gửi tiền hiểu nhầm bản chất, coi ngân hàng nào cũng rủi ro giống nhau là an toàn do NHNN kiểu gì cũng bỏ tiền ra cứu, gây rủi ro hệ thống.
Tôi được biết trước đây NHNN cho NHTM vay luôn rất ngắn hạn phục vụ thanh khoản tức thời, có tài sản đảm bảo chắc chắn và có thu lãi, ngoại trừ KSĐB theo luật TCTD mới tôi chưa rõ cơ chế. NHNN sợ mất vốn nhà nước với những vụ này lắm.
f. Kể cả NHNN không sợ thì cũng chả ngân sách nào chịu nổi khoản chi ấy. Quy mô các NHTM quá lớn.
Giả sử nhà nước dùng tiền ngân sách trả gốc lãi cho người gửi tiền ở các ngân hàng kinh doanh kém mất khả năng chi trả, chúng ta có đồng ý không?
(từ fb bác Lý Xuân Hải)