- Biển số
- OF-436459
- Ngày cấp bằng
- 12/7/16
- Số km
- 8,111
- Động cơ
- 347,379 Mã lực
Đứng trên góc độ Bank, mọi sự thay đổi giữa bank & K.H đều phải dựa trên văn bản (hiểu là theo quy định của bank - nếu có) xét theo lý, và trên sự thỏa thuận giữa 2 bên (nếu là K.H lâu năm hoặc khách VIP) xét theo tình.Bản chất là khoản phạt chứ cụ.
Ví dụ: Ls 12 tháng là 8%, ls 6 tháng là 6%, ls ko kỳ hạn là 0.1%. Nếu khách gửi 12 tháng, nhưng sau 6 tháng đã rút, thì cũng khác gì khách gửi 6 tháng đâu. Nếu tính đúng, tính đủ thì khách chỉ bị chuyển từ ls 8% về 6%. Nhưng do là rút trước hạn nên khách chỉ được hưởng ls 0.1% --> Khách thiệt 5.9%, bản chất là khoản phạt
Nếu theo lý luận của cụ, vị K.H gửi kỳ hạn 12 tháng nhưng 6 tháng đã đòi rút thì phải tính LS 6 tháng, chứ ai lại đưa về LS ko kỳ hạn, là 1 thiệt thòi lớn cho K.H?
Mình cũng chỉ là 1 K.H của bank như trăm ngàn K.H khác, nhưng theo mình, cách tính ấy sẽ rất thiệt thòi cho bank. Lý do: Bank sẽ căn cứ vào số lượng tiền gửi của K.H theo các kỳ hạn để định ra kế hoạch KD. Giả sử cụ gửi x đồng trong 12 tháng, bank đem toàn bộ số tiền ấy cho 1 người/ đơn vị khác vay 12 tháng, giờ mới 6 tháng cụ yêu cầu rút hết, thế thì ông bank lấy tiền đâu ra trả cho cụ? Đòi cái ông/ đơn vị KD kia vs lý do "cái ông chủ thật sự của nguồn tiền này đòi bất tử nên tôi cũng phải đòi các ông" à? Nên để có tiền trả cho cụ, họ phải đi vay của bank khác. Thế ai chịu cái khoản lãi liên ngân hàng này?
Vì vậy, lý luận của cụ chỉ đúng vs quyền lợi của K.H nhưng sai hoàn toàn vs bank!