Đây là bản đồ sông của các tỉnh phía Bắc
Các tỉnh miền núi phía bắc thì cao hơn mực nước biển hàng 1000m rồi, còn đồng bằng sông hồng cao hơn mực nước biển từ 0,4 đến 12m so với mực nước biển. Vậy tại sao nước sông cao sát mặt đê mà không thoát được ra biển hoặc thoát rất chậm gây hiện tượng lụt nhỉ.
Cụ phải xem độ cao của mực nước sông tại điểm đo (ví dụ tại TP. Lào Cai, TP. Việt Trì, TP. Hà Nội v.v.) so với độ cao gốc quốc gia ở mức 0 m (tại Việt Nam hiện nay quy định là mực nước biển trung bình tại đảo Hòn Dáu, TP. Hải Phòng) chứ không phải độ cao của các đồi núi xung quanh đó. Ví dụ 20h ngày 9/9 mực nước tại TP. Lào Cai = 86,91 m (
https://vov.vn/xa-hoi/muc-nuoc-tren-song-hong-tai-thanh-pho-lao-cai-bat-dau-rut-post1120166.vov) và đó là độ cao của mặt nước sông Hồng tại TP. Lào Cai so với độ cao 0 m quốc gia ở thời điểm đó. Như thế, độ cao thông thường của mặt sông tại TP. Lào Cai quanh năm dao động trong khoảng 80-87 m. Chiều dài sông Hồng từ TP. Lào Cai tới cửa Ba Lạt khoảng 550 km, và giả định độ cao trung bình của mực nước biển tại Ba Lạt cũng là 0 m như tại Hòn Dáu thì trung bình độ dốc của sông Hồng chỉ xấp xỉ 83 m : 550 km = 0,151 m/km hay
15,1 cm/km, tương đương góc 0,00865 độ. Đoạn từ cầu Long Biên tới cửa Ba Lạt khoảng 170 km và giả sử trung bình độ cao mực nước sông Hồng tại cầu Long Biên khoảng 6 m thì tính toán tương tự cho thấy trung bình độ dốc tại đoạn này là 6 m : 170 km = 0,035 m/km hay
3,5 cm/km và trung bình góc dốc là 0,00202 độ.