- Biển số
- OF-866896
- Ngày cấp bằng
- 28/8/24
- Số km
- 285
- Động cơ
- 3,773 Mã lực
- Tuổi
- 24
Thấy dân bãi báo nước vẫn lên.Ở trên có cụ vừa chụp ảnh và so sánh mực nước sông Hồng trưa và chiều nay đấy cụ
Thấy dân bãi báo nước vẫn lên.Ở trên có cụ vừa chụp ảnh và so sánh mực nước sông Hồng trưa và chiều nay đấy cụ
Xưa thì báo động 3 không phải là hiếm. Hồi tn còn ở nhà em đã có đợt phải đi canh trực ở điếm canh đê.Em thấy có hạ tý. Sông TB địa phận HD, đứa cháu mới gửi. Nước cách mặt đê 71 cm
Cố tình đẩy giá đấy cụ, lụt như thế này trước đây 20 năm không phải hiếm. Dân mình nếu tỉnh táo tàu không mua rau 3 hôm xem, chẳng nhảy ngược lên kêu giải cứuHệ quả lũ rau ở chợ giá x5-10 lần thật là vãi chưởng
Bác ngày xưa phải đi đào Bắc Hưng Hải ko?Xưa thì báo động 3 không phải là hiếm. Hồi tn còn ở nhà em đã có đợt phải đi canh trực ở điếm canh đê.
Cụ tự gạch tên trc điMong đóng thớt này sớm
Sao ko làm đập tràn cụ nhỉ?Tuyên Quang đã xả nhiều hơn thượng nguồn đổ về từ hôm qua rồi!
Chỉ còn hồ Thác Bà hôm qua lưu lượng từ thượng nguồn cao hơn khả năng xả lũ họ mới đưa phương án phá đập ở nhánh hồ nhỏ. Nhưng tới hôm nay vẫn chưa đưa ra lệnh sơ tán dân ở hạ lưu của cái đập nào trong cả mấy cái đập ấy và hôm nay tin nước thượng nguồn không còn quá cao chắc họ thấy không cần phải thực hiện phương án ấy.
Đập dù nhỏ, nhưng khi bị phá thì lượng nước đổ xuống cao hơn việc mở các cửa xả rất nhiều, sẽ tạo ra một dòng lũ quét rất mạnh cho khu vực hạ lưu của đập. Đó chỉ là biện pháp bất đắc dĩ để cứu đập chính.
Chắc sau đợt này họ sẽ nghĩ đến dự án làm cửa xả cho mấy cái đập kia để hỗ trợ cho các cửa xả của đập chính!
Thì ý cụ ấy "cụ tự gạch tên" tức là mọi thứ liên quan đến bão Yagi cũng hết đó cụ.Đóng thớt là hết lũ lụt đấy cụ. Chậm hiểu
60 năm nhìn lại thì xa quá. 60 năm nữa nhìn lại thì cụ lại thấy điện gió, điện mặt giời... lại quá lãng phícái hồ này hồi đầu thiết kế kết hợp phục vụ tưới tiêu và lúc đầu không nghĩ là lũ to đến thế (bắt đầu xây dựng từ năm 1964, trước khi có các đợt lũ lịch sử 1969, 1971 vvv). Chính vì thế với lưu lượng, diện tích, lượng nước như vậy mà công suất khởi điểm chỉ có 108mw (theo quy chuẩn bây giờ chỉ vừa trên cấp thủy điện loại vừa). Chỉ bằng 1/18 thủy điện hòa bình, hoặc hơn thủy điện cốc ly (là loại thủy điện trên lòng sông, chả cần hồ chứa) 1 chút, ngay trên thượng nguồn sông chảy trước khi vào hồ thác bà. Do vậy các cửa xả đáy xả tràn cũng thiết kế tương đương theo công suất của nhà máy thôi, dẫn đến việc dù có mở hết của xả cũng không thể thoát nước nước kịp. hơn 60 năm sau nhìn lại thế là quá phí (về tiềm năng thủy điện)
Ô cụ nhà em học BK xong cũng là thế hệ đầu tiên lên xây nhà máy, đa số lãnh đạo bộ điện than, bộ XD trước kia cũng trưởng thành từ công trường lớn nhất miền bắc này nên em cứ hay để ý thế anh ạ...
Em đồng ý với cụ, Hà Nội khu vực trong đê có thể lội do mưa làm nước dâng và không thoát được ra bên ngoài do mực nước sông cao chứ lụt do nước sông tràn vào qua đê thì chắc là không thể.Em tin ở vị chuyên gia này, cccm lạc quan lên!
'Nội thành Hà Nội an toàn dù lũ sông Hồng báo động ba'
Lũ sông Hồng tại Hà Nội đã lên cao nhất 20 năm qua, lúc 10h hôm nay là 11,04 m và còn tiếp tục lên, nhưng "không thể gây ngập trong nội thành do có đê sông Hồng".vnexpress.net
Cụ mới là tay nhanhĐóng thớt là hết lũ lụt đấy cụ. Chậm hiểu
Nó đang xả tràn đấy thây. Vấn đề là lưu lượng nước về quá khả năng xả của đập tràn, hay nói cách khác là đập tràn hơi hẹp so với lượng nước về.Sao ko làm đập tràn cụ nhỉ?
Phá thì lại phải xây.
Báo với chả chí. Tổ hợp nhà máy thủy điện Mã Lộc Đường (马鹿塘, bính âm: Malutang) trên sông Bàn Long (tức là sông Lô trong tiếng Việt) có công suất 400 MW; trong đó NM1 = 100 MW, hoạt động từ năm 2004, NM2 = 300 MW, hoạt động từ năm 2009. Chỉ chúng ta mới có cửa khẩu Ma Lù Thàng ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu giáp với cửa khẩu Kim Thủy Hà ở huyện Kim Bình, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam.Ta và bạn phối hợp nhịp nhàng, em thấy ổn
" Theo thông tin từ các cơ quan chức năng của Trung Quốc, để hỗ trợ công tác phòng chống lũ lụt, cứu hộ cứu nạn ở hạ nguồn của Trung Quốc và Việt Nam, đập thuỷ điện Ma Lù Thàng đã không tiến hành xả đập.
Tuy nhiên, vừa qua do xảy ra mưa lớn liên tục nhiều ngày, mực nước tại đập thuỷ điện Ma Lù Thàng dâng rất cao, gây nguy cơ vỡ đập. Trong trường hợp vỡ đập sẽ gây tổn thất rất lớn cho các địa phương hai nước. Trên cơ sở cân nhắc thận trọng, Trung Quốc đã thông báo cho tỉnh Hà Giang về việc dự kiến xả đập Ma Lu Thàng vào lúc 15h00 ngày 11/9 đến 14h00 ngày 12/9 với khối lượng xả tối đa là 250 m3/giây.
Sau các trao đổi của Việt Nam, cơ quan chức năng. Trung Quốc sẽ giảm khối lượng xả tối đa từ 250 m3/giây xuống 200 m3/giây và lùi thời gian xả lũ thành 16h30 ngày 11/9/2024.
Phía Trung Quốc cũng cho biết đã yêu cầu các địa phương liên quan của Trung Quốc bảo đảm chỉ xả lũ ở mức nhỏ nhất với mục đích giữ an toàn cho đập nước.
Đối với thượng nguồn sông Nguyên/sông Hồng, phía Trung Quốc khẳng định tất cả các nhà máy thủy điện và đập nước của Trung Quốc không xả lũ."
Nguồn: https://baoquocte.vn/cong-tac-phoi-hop-phong-chong-lut-bao-giua-viet-nam-va-trung-quoc-285880.html
Ko phải đập tràn hẹp, thiết kế nó theo tần suất lũ, khi nào vượt lũ kiểm tra mới phải dùng phương án xấu nhất.Nó đang xả tràn đấy thây. Vấn đề là lưu lượng nước về quá khả năng xả của đập tràn, hay nói cách khác là đập tràn hơi hẹp so với lượng nước về.
Cửa xả mặt cũng là 1 dạng đập tràn, hơn đập tràn khác ở khả năng điều khiển!Sao ko làm đập tràn cụ nhỉ?
Phá thì lại phải xây.
Ma Lù Thàng chính là cách gọi Malutang mà bà con dân tộc gọi cái tên 马鹿塘 dịch ra Hán Việt là Mã Lộc Đường đó cụ. Bọn báo chí chắc nghe bà con dân tộc đọc vậy thì nó viết vậy thôi.Báo với chả chí. Tổ hợp nhà máy thủy điện Mã Lộc Đường (马鹿塘, bính âm: Malutang) trên sông Bàn Long (tức là sông Lô trong tiếng Việt) có công suất 400 MW; trong đó NM1 = 100 MW, hoạt động từ năm 2004, NM2 = 300 MW, hoạt động từ năm 2009. Chỉ chúng ta mới có cửa khẩu Ma Lù Thàng ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu giáp với cửa khẩu Kim Thủy Hà ở huyện Kim Bình, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam.
2008 nội thành lụt là do mưa. Năm nay mưa là bình thường. Thật ra lũ báo động 2 ở Sông Hồng nó cũng ko phải là cái gì thật sự ghê gớm, chẳng qua do quy hoạch bố láo để dân ra ngoài đê xây nhà kiên cố cộng với hiệu ứng báo đài mới loạn cào cào lên thế. Thời 30 năm trc năm nào chả ngập bãi giữa, mà mấy hôm trc nước ngập bãi giữa báo đài đã loạn hết cả lên.Em đồng ý với cụ, Hà Nội khu vực trong đê có thể lội do mưa làm nước dâng và không thoát được ra bên ngoài do mực nước sông cao chứ lụt do nước sông tràn vào qua đê thì chắc là không thể.
Năm 2008 khả năng tình trạng ngập của Hà Nội vẫn là nghiêm trọng nhất