Em ở Cầu Giấy thì từ sáng tới giờ mưa lắc rắc, gió nhẹ. Không biết khoảng mấy giờ thì gió bão bắt đầu mạnh lên các cụ nhỉ.
Cụ ở chỗ nào đó ạChỗ em bắt đầu mất điện
Thế thì nhà cụ ý đêm qua bão giật mạnh lém.Chống lều giữ cửa mình lo sao chắc kờ các kụ ây
Dứa không hợp cải xanh cụ ơi.Cụ cho thêm mấy lát dứa vào cho ngọt nc.
Đến h mà cụ còn hỏi câu này. Chui vào nhà và cố thủ đi thôi. Đoán đc chính xác bão thì Hải Quân mời đi lâu rồiEm ở Cầu Giấy thì từ sáng tới giờ mưa lắc rắc, gió nhẹ. Không biết khoảng mấy giờ thì gió bão bắt đầu mạnh lên các cụ nhỉ.
Bên cụ CQ nào mà lãnh đạo máu lạnh thế. Mai đi làm còn tạm chấp nhận đc. Chứ hôm nay đỉnh điểm vẫn bắt ra đường ah.Căng thật, HN e cũng đang hóng, cơ quan nay đi làm đủ, mai cũng tính đi
HN chắc tầm 19h-20h đỉnh điểmEm ở Cầu Giấy thì từ sáng tới giờ mưa lắc rắc, gió nhẹ. Không biết khoảng mấy giờ thì gió bão bắt đầu mạnh lên các cụ nhỉ.
??? Ông thủ trưởng là ông nào thế? Hay cơ quan cụ thuộc đội phòng chống?Căng thật, HN e cũng đang hóng, cơ quan nay đi làm đủ, mai cũng tính đi
Bên cụ CQ nào mà lãnh đạo máu lạnh thế. Mai đi làm còn tạm chấp nhận đc. Chứ hôm nay đỉnh điểm vẫn bắt ra đường ah.
Chắc Cụ bên khối ứng trực: lực lượng vũ trang, an ninh, khối phòng chống thiên tai, quản lý đê điều, khối y tế, khối các dịch vụ thiết yếuCăng thật, HN e cũng đang hóng, cơ quan nay đi làm đủ, mai cũng tính đi
Em tầm cụ và cơn bão năm đó cũng còn trong kí ức của em. Còn nhỏ nên k biết sợ. Thậm chí còn thích thú vì cả nhà e và hàng xóm cùng quây quần thu lu trú bão. Mỗi mẹ em hôm đó phải đi trực bệnh viện. Từ Ngõ Trạm ra BV Việt đức k xa nhưng cả nhà cứ lo lắng. Rồi mọi cái qua đi an toàn.BÃO VÀ NỖI SỢ BÃO THỜI NIÊN THIẾU
Trong lúc đợi bão Yagi "nhập cảnh và Du lịch ở miền Bắc" em gõ hầu các cụ, các mợ.câu chuyện về bão mà tuổi niên thiếu của em đã trải qua
Cơn bão đầu tiên để lại nỗi sợ hãi trong em chính là cơn bão số 3 năm 1977,
Năm ấy em mới 8 tuổi, gia đình cũng vừa chuyển nhà, từ một căn tập thể tầng 2 có 12m2 trong con phố cổ của thị xã Hải Dương tới một căn nhà mái lá 24m2, có bếp riêng trên khoảnh đất gần 300m2 tại một con đường ven thị xã, nhà có vườn trước, vườn sau và cả một cái ao sau vườn thông ra một cái hồ rất to.
Thật sự là một cuộc cách mạng về nơi ở vì nhà em có 6 người, căn hộ 12m2 trong phố quá chật chội, không còn đáp ứng được. Ra nhà mới bọn em thoả sức chơi đùa, vùng vẫy
Sư vui mừng chưa được bao lâu thì thiên tai ập đến: cơn bão số 3 với sức gió cấp 9, cấp 10, giật cấp 11 trực tiếp đổ bộ vào Bắc Bộ mà tỉnh Hải Hưng quê em là nơi tâm bão đi qua.
Tin bão được Đài Tiếng nói Việt Nam thông báo và cập nhật thường xuyên, bố mẹ em cùng hàng xóm chống bão bằng cách chằng buộc nhà cửa, đặt và cột những vật nặng lên mái nhà, chặt bớt cành cây, cất những đồ vật đáng gía như đài, phích nước, đồng hồ báo thức, quạt cóc vào tủ, phủ vải nhừa lên tủ và thùng gạo
Chiều một ngày màa Thu năm 1977, bão về!
Gió gầm rú hú hét dong những hạt mưa chạy loanh quanh vòng vòng từ góc này sang góc khác, đang mưa rào rào trên con đường trước nhà, vèo phát đã thấy lộp bộp trên mái bếp lợp giấy dầu sau nhà.
Chập tối gió ngày càng to, vách đất căn nhà nhà em rung lắc mạnh như trực đổ, mái nhà long sòng sọc như sắp tốc, ở tronh nhà bố mẹ em bàn nhau đưa 4 anh em sang tránh bão tại nhà của bác hàng xóm, nhà bác rộng, cột và xà vững chãi, tường trình đất dày, mái lợp ngói.
Bọn em sang tới nơi đã thấy lố nhố bọn trẻ từ các gia đình khác cũng sang tránh bão, mỗi khi có gia đình tới tiếp, lũ trẻ lại hò hét gọi tên những đứa bạn cùng lứa vào chỗ của mình - vui và náo nhiệt ghê cơ
Nhưng rồi rồi gió mỗi lúc một mạnh, ầm ào như có hàng ngàn con ngựa phi sầm sập từ trên trời xuống tường nhà vững chắc là thế cứ rung bần bần sau những cơn gió rít, cái đèn bão lắc lư muốn tắt, lũ trẻ bọn em sợ hãi, ko dám nói chuyện to và dần thiếp vào giấc ngủ.
Sáng hôm sau, bão đã tan, chỉ còn mưa nhỏ lắc rắc, bọn em chào bác chủ và đi về nhà
Chao ôi đâu còn là con đường đẹp đẽ của ngày hôm qua nữa, các hàng rào dâm bụt hai bên bị gió nhổ sạch quăng ra ngoài đường, xen lẫn là những mảnh giấy dầu, những mái lá gồi lả tả.
Chợt 1 đứa con gái thất thanh: nhà em, nhà em đâu???
Nhìn theo hướng của nó là một căn nhà lá bị đổ sụp, bố mẹ nó đang gắng gượng bới trong ngôi nhà ấy một số vật dụng, bọc vào tấm vải mưa, con bé chợt oà khóc.
Cả bọn giật mình vùng chạy về nhà của mình, đâu đó lại có tiếng khóc nức nở của cả trẻ con và người lớn...
Mấy anh em em đứng trước ngôi nhà của mình: may quá nó vẫn còn đứng vững, nhưng sao cái mái nhà lạ thế, bên cao bên thấp xộc xệch thế kia?
Tổng kết sau bão khu nhà em
- 1 ngôi nhà lá bị đổ sập, một số nhà sập một góc vách
- Hơn chục căn nhà bị tốc mái
Nhà em cái bếp sập, mái nhà bị tốc nửa mái, trong nhà ướt như ngoài sân
Sở dĩ nhà em ko bị sập là do nhà có 8 cái cột bê tông chịu lực chứ cột gỗ, tre thì chưa biết chừng
Sau cơn bão này cho tới năm 1987, năm nào gia đình em cũng hứng chịu cảnh khi mưa giông, trong nhà ướt như ngoài sân vì nhà mái lá dột nát, ngoài ra cũng có còn vài cơn bão và áp thấp nhiệt đới nữa, ở trong nhà quàng cái vải nhựa mà vẫn ướt như chuột run rẩy nghe gió gào thét, nơm nớp lo nhà đổ, mái tốc bất cứ lúc nào.
Nỗi sợ bão ám ảnh em tới mức mùa mưa bão tới, em dán tai vào chiếc đài nghe tin bão và báo tin cho bố mẹ.
Cuối năm học cấp 2, em giành tiền mua cái bản đồ Việt Nam, khi đài báo tin bão, em ghi toạ độ, hướng đi của bão rồi dùng bút chì, thước kẻ vạch vạch, tính toán và phán bão vào vùng này, ko vào vùng kia chuẩn như một chuyên gia
Năm 1987 nhà em xây mái bằng thì nỗi lo bão làm sập nhà, tốc mái không còn nữa nhưng thói quen nghe tin bão và từ toạ độ, hướng đi của tâm bão và đoán xem bão sẽ vào nơi nào thì vẫn còn cho tới bây giờ
Đi làm là bthuong mà cụ, có những cơ quan k thuộc khối trên vẫn phải đi làm đủ 3 ca, 24/7Chắc Cụ bên khối ứng trực: lực lượng vũ trang, an ninh, khối phòng chống thiên tai, quản lý đê điều, khối y tế, khối các dịch vụ thiết yếu
Ngoài các lực lượng trên ra mà bên cụ vẫn đi làm thì quá bất khuất