Quan bác nói không sai nhưng ở hệ quy chiếu ngược lại thì một lượng người không nhỏ và một lượng nhà xây mới cũng không nhỏ là những người mới đến và họ hoàn toàn không có khái niệm, kinh nghiệm gì cho những mùa nước lên cả. Nếu như trước đây, xa hẳn ở những năm 198x, dân bãi mỗi mùa nước nổi đều tay bơ bị bọc rút vào trong đê dựng lều dọc các phố ven đê và điện lực,nước sạch sẽ mở họng nước, kéo điện tạm sinh hoạt nước rút thì lại về. Thực ra về bản chất dân cư lúc đơn thuần là lao động chân tay, giản đơn nên việc tác động tới cuộc sống thường nhật là có nhưng không đến nỗi đảo lộn. Việc vệ sinh nhà cửa, môi trường sau lũ cũng đơn giản và dễ hơn.
Nhưng tới nay, năm 2024, với lượng tăng dân số cơ học rồi tình trạng xây dựng với mật độ dày đặc thì câu chuyện " sao đâu" nó khác nhiều lắm. Đơn giản là tỷ lệ % cư dân có kinh nghiệm đối mặt/ đã đối mặt với nước lên không còn nhiều nữa, tỷ lệ nhà ở kéo theo là điện,nước, hệ thống cống thải.. cũng khác rất nhiều. Như vậy, sau gần 30 năm, bãi sông HN mới gặp lại 1 lần thế này thì việc " sao đâu" là cả 1 câu chuyện. Thỏ không nói về việc thiệt hại nhân mạng vì điều đó là không tưởng với cách lũ lên ở bãi đê nhưng việc đảo lộn cuộc sống, tiềm ẩn nguy cơ bệnh dịch, an toàn điện, an toàn xây dựng là cực lớn.
Chính vì không có kinh nghiệm nên khá nhiều nhà " mới về" đã bất lực,bị động kha khá khi mức nước dâng ngoài dự kiến và cũng tại vì nghe nhưng ông gọi là " kinh nghiệm" ngoài bãi.
Sau vụ sập cầu PC có một sự hoảng loạn "trách nhiệm" dẫn đến di tản, cấm cầu loạn lên.
Em sinh ra và lớn lên từ vùng quê nhiều sông nước (Hải Hâu, Nam Định), em giờ sống gần sông Hồng đoạn đê An Dương Vương nên em hay ngó mực nước và xem tốc độ dòng nước chảy. Như năm nay em thấy bình thường, đất ngoài đê ngập lụt cũng là bình thường (ngoài đê cơ mà).
Có năm nước sâm sấp mặt cầu Đuống mà chưa hoảng loạn, năm nay còn cách mặt cầu cả mét. Một số năm em biết, và ngay năm ngoái nước mấp mé bờ sông Nhuệ đoạn đầu tuyến (khu vực P. Thụy Phương, P. Cổ Nhuế, P. Đức Thắng) cũng chưa có gì báo động, trong khi đã phải phá đê sông Nhuệ vùng Hà Nam. Năm nay thì vội di tản dân ven sông Nhuệ, cho SV mấy trường ĐH ven bờ sông Nhuệ (Tài chính, Mỏ, Tài nguyên MT) ở nhà học online.
Hình ảnh đình Chèm bên bờ sông Hồng thuộc P. Thụy Phương, Q. Bắc Từ Liêm hôm đạt đỉnh.
Còn ở quê em, khi thấy nước sồng Hồng vùng HN còn lớn mà chảy chậm nghĩa là đúng vào thời điểm triều cường dẫn đến nước sông thoát ra biển chậm, bị ứ lại thì hạ lưu một số vùng sẽ bị ngập lụt ngắn trong ngắn hạn 1-2 ngày.
Xưa, quê em nhà nào cũng có vài cái lưới lớn, cứ có bão là trùm lên mái nhà rồi ghì chặt xuống đất, chèn và gông giữ chặt các cửa. Cứ sau bão cây tre ngả nghiêng, cây chuối đổ gãy xơ xác. Hồi đấy chưa có nhiều nhà máy thủy điện lớn, nên sau bão là nước ngập sân, ngập đường ngõ tầm nửa mét trong 1-2 ngày. Trẻ con bọn em sướng sướng là..., được nghỉ học, được bơi lội bì bõm, đi be bờ bẫy cá, chặt chuối làm bè ra sông bồng bềnh với dòng nước chảy, bè bị lật lại nặn ngụp lật bè lại, sửa bè, vui vui là... mà chả biết người lớn họ lo lắng thế nào.
Dòng sông Hồng đã hiền hoà trở lại sau ngày bão lũ.