Xem ra tình hình mưa lũ ngập lụt còn diễn biến phức tạp. Theo thiển ý của em, các cụ mợ chia sẻ thêm các kinh nghiệm, phương án, sáng kiến thích nghi trong điều kiện khẩn cấp về sinh hoạt, ăn uống, thoát hiểm và cứu hộ an toàn trong điều kiện thiếu thốn từ một vài ngày cho đến 7-10 ngày nếu chẳng may bị cách ly khỏi cộng đồng mà em cảm thấy nhìn chung dân mình ít được thực tập, huấn luyện.
Ví dụ:
- Áo phao cứu sinh nếu không có, thiếu, thì như em nghĩ, có thể tìm các chai nhựa bỏ hết nước, vặn nắp chặt cho vào túi nilon buộc lại quanh mình cũng hơn là không có gì khi di chuyển trên mặt nước hoặc trên thuyền nhỏ ko có áo pháp tiêu chuẩn và không biết bơi. Túi nilon dai như túi PE có thể dùng vài lớp túi buộc kín lại dùng như một phao nổi. (Mọi tình huống bất thường đều có thể xảy ra, phải giữ được bản thân nổi thì cơ may an toàn cao hơn trong nước lũ).
- Ăn uống, ngoài hỗ trợ/dự trữ mì tôm thì có thể dùng thêm hoặc thay bằng lương khô. Nếu còn gạo trong nhà, ko nấu được cơm, còn bếp đốt được lửa, có thể rang gạo cho vào chai lọ, ăn gạo rang uống nước cầm cự qua ngày.
- Nước sạch, nước uống nếu thiếu, hết có cách nào xử lý nhanh từ nước lũ không?
- Nếu mất điện trong thời gian dài, không có gas, còn cách nào để nấu nước không sạch lắm thành nước sôi để uống? Như vậy tối thiểu phải dự phòng diêm hoặc bật lửa. Vật liệu nếu có nguy cơ bị cách ly với nguồn cứu trợ phải tìm cách thu gom củi phơi khô làm vật liệu nấu nướng nếu chống chọi dài ngày.
- Các dấu hiệu nhận biết đồi núi có biểu hiện sạt, lở....
- Mức độ dòng chảy của nước có thể di chuyển mà không bị cuốn đi
- Khi bị thương nhẹ, đơn giản, sơ cấp cứu thế nào trước khi nhận được hỗ trợ chuyên nghiệp.
- Khi đang đêm, thậm chí đang ngủ mà thấy trong nhà có nước thì phản ứng khi đó nên làm gì, thương nên phản ứng trong bao nhiêu thời gian là an toàn nhất, nên thoát ra khỏi nhà hay cố thủ bên trong .v.v.?
- Khi gặp người bị lũ cuốn, cứu thế nào để giữ an toàn cho cả người cứu..v.v
Em tạm có mấy ý vậy, nếu các cụ/mợ thấy hợp lý thì chia sẻ thêm ạ.