Vừa thấy cái vé tàu giá rẻ nhất Bắc Kinh - Thượng Hải 1400 km-5 giờ 38p, 85 đô thôi, đường G103 không rõ tốc độ bao nhiêu. Nếu nội địa hóa được bảo trì, điện.. thì sẽ cạnh tranh được rất xa so với hàng không nhập ngoại 100%.
Đây là trường hợp duy nhất trên thế giới đường sắt cao tốc có lãi với khoảng cách nằm ngoài cái khoảng kia. Có được điều đó là do nó kết nối 2 trung tâm lớn nhất của nền kinh tế lớn nhất thế giới (theo sức mua tương đương), với số dân khổng lồ, tầm quan trọng cả về kinh tế, văn hóa... không nơi nào sánh được. Nếu lấy nó sang để làm quy chiếu cho các trường hợp khác thì rất không nên, đặc biệt với một nước còn đang phát triển như nước ta.
Về mặt nội địa hóa, oto chúng ta cũng chưa nội địa hóa được nhiều đâu chứ đừng nói đến đường sắt tốc độ 300km/h ạ, tỉ lệ nội địa của đường sắt cao tốc chắc không khác nhiều so với hàng không.
Các cụ nên biết tuyến ĐSCT 350km/h Bắc kinh - Thượng hải có lãi không phải chỉ vì nó nối BK (22 triệu dân) và Th hải (30 triệu), mà vì nó còn kết nối trên đó gần 10 đại đô thị từ 2 đến trên 10 triệu dân với mức sống khá cao (Thiên tân 14 triệu dân, Tế nam 13 triệu, Tô châu 7 triệu, Nam kinh 12 triệu vv). Vì thế, gọi là 1 tuyến dài 1.315km nhưng thực ra là nhiều đoạn ngắn nối nhau và đoạn nào cũng rất đông khách cả 2 chiều.
Chỉ tính riêng tàu chạy suốt BK-TH thì bình thường mỗi ngày đã có 92 chuyến 1 chiều tức là 184 chuyến 2 chiều, năm 2015 trung bình đã hơn 500 ngàn khách/ngày. Vì nhiều khách như vậy nên họ mới đặt đc giá vé rất rẻ mặc dù tốc độ 350km/h (khoảng 2 triệu VNĐ cho 1.315km).
Còn ở VN thì tuyến HN - SG chỉ có 2 thành phố lớn 2 đầu với quy mô và mức sống còn kém xa Thg hải và B kinh, ngoài ra thì tất cả các thành phố dọc đường đều nhỏ và nghèo (chỉ vài trăm ngàn dân). Tuy nhiên tuyến đường này lại có 1 lợi thế đặc thù là chạy qua rất nhiều thành phố du lịch. Cho nên điều khôn ngoan nhất là đừng làm đường sắt nhắm vào giao thông 2 đầu HN - SG vì nó quá xa nên phải chạy nhanh, và vì chạy nhanh nên vé sẽ rất đắt, mà nên nhằm vào kết nối giữa 2 đầu với các thành phố du lịch biển miền Trung (Vinh/Cửa lò - Huế, Đà nẵng-Hội an, Quy nhơn, Nha trang, Phan thiết vv). Kết nối 2 đầu HN - SG nên thiết kế ở mức vừa phải vể thời gian (10-12 tiếng) nhưng rẻ nhất có thể, cho các hành khách ít tiền và không vội vàng. Số hành khách này không hề nhỏ.
Làm như vậy thì tuyến ĐSCT Hà nội - Sài gòn sẽ thay đổi tính chất, từ giao thông "vội vã" giữa 2 đầu trở thành tuyến đường "thong dong" du lịch và trải nghiệm, từ 2 đầu nhằm vào giữa. Với tính chất này thì tốc độ 180km/h là hợp lý nhất: Nhanh nhất có thể để mang tính cao tốc, và chậm nhất có thể để giá vé rẻ.
Những ai đã đi ĐSCT sẽ thấy 1 điều là về các tiêu chí rộng rãi, thoải mái, êm nhẹ, an toàn kết hợp ngắm cảnh thì không một phương tiện giao thông nào khác có thể so sánh. Nên việc xây dựng 1 tuyến ĐSCT "nhanh hợp lý" để du lịch và trải nghiệm là vừa có lợi thế tự thân cho ngành đường sắt (giá vé rẻ sẽ kéo lượng khách tối đa cho nhà tàu) vừa có thể đẩy mạnh kinh tế/du lịch miền Trung, lại vừa tránh được cạnh tranh với các loại hình chở khách khác. Và tất nhiên, với tốc độ 180km/h thì có thể thoải mái kết hợp chở hàng 120km/h.
Còn như, nếu những người có thẩm quyền cứ khăng khăng chọn tốc độ 350km/h chỉ chở người thì có thể nói, RIP ngành đường sắt. Ngay cả năm 2040 thì khẳng định cũng sẽ không mấy ai bỏ ra 1,3-1,4 triệu đồng chỉ để đi 1 lần từ Hà nội vào Vinh, hoặc 6-7 triệu từ Hà nội tới Sài gòn.