[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

theanh90

Xe tăng
Biển số
OF-69327
Ngày cấp bằng
28/7/10
Số km
1,872
Động cơ
460,643 Mã lực
Tiếp tục series 250km/h


Rõ ràng cái nhìn và hướng tiếp cận vấn đề của TVTT mạch lạc hơn, đầy đủ hơn và đi thẳng vào vấn đề bài toán kinh tế, chứ không ảo ảo như báo cáo của BGTVT.
Xem xét di dời Depot Long Trường trong khu vực địa chất yếu, sình lầy về khu vực sân bay Long Thành với địa chất tốt hơn, tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng và chi phí GPMB, chia sẻ chung hạ tầng Depot cho tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu. Xem xét chuyển vị trí Depot tại TP Vinh sang vị trí Depot tại Hà Tĩnh để thuận tiện sử dụng chung hạ tầng Depot với tuyến đường sắt Viêng Chăn - Vũng Áng.
nội dung này chắc phải xem xét cho kỹ, đường sắt viêng chăn vũng áng là mục đích khác, phục vụ quan hệ việt lào là chính chứ khách lẫn hàng đều chưa rõ nguồn. Long thành thì em biết rồi nhưng long trường là chỗ nào? Ga cuối đs bắc nam à?

các cụ bảo nhật nói lắm là không đúng, đối tác ở VN của nhật nói lắm thì đúng hơn
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,814
Động cơ
410,596 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Vừa thấy cái vé tàu giá rẻ nhất Bắc Kinh - Thượng Hải 1400 km-5 giờ 38p, 85 đô thôi, đường G103 không rõ tốc độ bao nhiêu. Nếu nội địa hóa được bảo trì, điện.. thì sẽ cạnh tranh được rất xa so với hàng không nhập ngoại 100%.
Đây là trường hợp duy nhất trên thế giới đường sắt cao tốc có lãi với khoảng cách nằm ngoài cái khoảng kia. Có được điều đó là do nó kết nối 2 trung tâm lớn nhất của nền kinh tế lớn nhất thế giới (theo sức mua tương đương), với số dân khổng lồ, tầm quan trọng cả về kinh tế, văn hóa... không nơi nào sánh được. Nếu lấy nó sang để làm quy chiếu cho các trường hợp khác thì rất không nên, đặc biệt với một nước còn đang phát triển như nước ta.
Về mặt nội địa hóa, oto chúng ta cũng chưa nội địa hóa được nhiều đâu chứ đừng nói đến đường sắt tốc độ 300km/h ạ, tỉ lệ nội địa của đường sắt cao tốc chắc không khác nhiều so với hàng không.
Các cụ nên biết tuyến ĐSCT 350km/h Bắc kinh - Thượng hải có lãi không phải chỉ vì nó nối BK (22 triệu dân) và Th hải (30 triệu), mà vì nó còn kết nối trên đó gần 10 đại đô thị từ 2 đến trên 10 triệu dân với mức sống khá cao (Thiên tân 14 triệu dân, Tế nam 13 triệu, Tô châu 7 triệu, Nam kinh 12 triệu vv). Vì thế, gọi là 1 tuyến dài 1.315km nhưng thực ra là nhiều đoạn ngắn nối nhau và đoạn nào cũng rất đông khách cả 2 chiều.

Chỉ tính riêng tàu chạy suốt BK-TH thì bình thường mỗi ngày đã có 92 chuyến 1 chiều tức là 184 chuyến 2 chiều, năm 2015 trung bình đã hơn 500 ngàn khách/ngày. Vì nhiều khách như vậy nên họ mới đặt đc giá vé rất rẻ mặc dù tốc độ 350km/h (khoảng 2 triệu VNĐ cho 1.315km).

Còn ở VN thì tuyến HN - SG chỉ có 2 thành phố lớn 2 đầu với quy mô và mức sống còn kém xa Thg hải và B kinh, ngoài ra thì tất cả các thành phố dọc đường đều nhỏ và nghèo (chỉ vài trăm ngàn dân). Tuy nhiên tuyến đường này lại có 1 lợi thế đặc thù là chạy qua rất nhiều thành phố du lịch. Cho nên điều khôn ngoan nhất là đừng làm đường sắt nhắm vào giao thông 2 đầu HN - SG vì nó quá xa nên phải chạy nhanh, và vì chạy nhanh nên vé sẽ rất đắt, mà nên nhằm vào kết nối giữa 2 đầu với các thành phố du lịch biển miền Trung (Vinh/Cửa lò - Huế, Đà nẵng-Hội an, Quy nhơn, Nha trang, Phan thiết vv). Kết nối 2 đầu HN - SG nên thiết kế ở mức vừa phải vể thời gian (10-12 tiếng) nhưng rẻ nhất có thể, cho các hành khách ít tiền và không vội vàng. Số hành khách này không hề nhỏ.

Làm như vậy thì tuyến ĐSCT Hà nội - Sài gòn sẽ thay đổi tính chất, từ giao thông "vội vã" giữa 2 đầu trở thành tuyến đường "thong dong" du lịch và trải nghiệm, từ 2 đầu nhằm vào giữa. Với tính chất này thì tốc độ 180km/h là hợp lý nhất: Nhanh nhất có thể để mang tính cao tốc, và chậm nhất có thể để giá vé rẻ.

Những ai đã đi ĐSCT sẽ thấy 1 điều là về các tiêu chí rộng rãi, thoải mái, êm nhẹ, an toàn kết hợp ngắm cảnh thì không một phương tiện giao thông nào khác có thể so sánh. Nên việc xây dựng 1 tuyến ĐSCT "nhanh hợp lý" để du lịch và trải nghiệm là vừa có lợi thế tự thân cho ngành đường sắt (giá vé rẻ sẽ kéo lượng khách tối đa cho nhà tàu) vừa có thể đẩy mạnh kinh tế/du lịch miền Trung, lại vừa tránh được cạnh tranh với các loại hình chở khách khác. Và tất nhiên, với tốc độ 180km/h thì có thể thoải mái kết hợp chở hàng 120km/h.

Còn như, nếu những người có thẩm quyền cứ khăng khăng chọn tốc độ 350km/h chỉ chở người thì có thể nói, RIP ngành đường sắt. Ngay cả năm 2040 thì khẳng định cũng sẽ không mấy ai bỏ ra 1,3-1,4 triệu đồng chỉ để đi 1 lần từ Hà nội vào Vinh, hoặc 6-7 triệu từ Hà nội tới Sài gòn.
 
Chỉnh sửa cuối:

vkthang

Xe container
Biển số
OF-198129
Ngày cấp bằng
11/6/13
Số km
6,632
Động cơ
743,861 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tôi cũng thừa nhận là ông TT hiện nay làm rất được việc hơn những ông trước, vụ xin vacxin 2021 thừa nhận ô ý nhiệt tình và hiệu quả, đường cao tốc xây nhanh. Nhưng riêng vụ lên báo nói mấy lần vụ đường sắt Nhổn từ mấy năm nay thì tôi đánh giá chỉ được việc hơn thôi, cũng chẳng phải xuất sắc gì. Cứ lý do quy trình với bộ ngành với phân quyền rồi mãi chẳng đi đến đâu.
Thử giải pháp khác xem nào, cách chức, hủy hợp đồng, đuổi nhà thầu đi xem có dám làm giải pháp này không? Đuổi thằng nào làm chậm xem nào?
nghe chừng chưa thấy ai bị cách chức hay bị đuổi vì chậm trể cả, thế thì còn muộn dài dài. Nhìn cái HN nát như bươn suốt ngày đào xới vỉa hè, quây tôn, chậm trể triền miên mà chả thằng nào làm sao cả.
Cụ xem lại CĐT dự án Nhổn - ga Hà Nội là ai mà đòi TT phải can thiệp?

Theo cụ TT có trực tiếp cách chức được GĐ Sở hay Trưởng BQL Dự Án Tỉnh, Thành Phố được không?
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,711
Động cơ
473,031 Mã lực
Tài liệu chuyên ngành để cãi nhau :D
(copy từ cõi mạng)

Bài số 1: Quy mô đầu tư cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam phụ thuộc các vấn đề kỹ thuật nào?
https://tapchixaydung.vn/quy-mo-dau-tu-cho-du-an-dstdc...
Bài số 2: Lựa chọn cấp tốc độ thiết kế phù hợp cho Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
https://tapchixaydung.vn/lua-chon-cap-toc-do-thiet-ke-phu...
Bài số 3: Kỳ vọng tính khả thi và hiệu quả của Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam
https://tapchixaydung.vn/ky-vong-tinh-kha-thi-va-hieu-qua...
Bài số 4: Có thực sự cần thiết đầu tư Dự án ĐSTĐC Bắc - Nam với vận tốc thiết kế 350 km/h chỉ chở khách?
https://tapchixaydung.vn/co-thuc-su-can-thiet-dau-tu-du...
Bài số 5: Cách nào huy động đủ vốn đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?
https://tapchixaydung.vn/cach-nao-huy-dong-du-von-dau-tu...
Bài số 6: Phát triển công nghiệp đường sắt và đào tạo nhân lực cho Dự án ĐSTĐC Bắc - Nam
https://tapchixaydung.vn/phat-trien-cong-nghiep-duong-sat...
Bài số 7: Đánh giá và kiểm soát tác động môi trường - xã hội của siêu Dự án ĐSTĐC Bắc - Nam
https://tapchixaydung.vn/danh-gia-va-kiem-soat-tac-dong...
Chuyên mục tâm điểm Báo Dân Trí: Giải bài toán hơn 60 tỷ USD xây đường sắt tốc độ cao
https://dantri.com.vn/.../giai-bai-toan-hon-60-ty-usd-xay...
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
6,638
Động cơ
481,749 Mã lực
Nơi ở
..
Các cụ nên biết tuyến ĐSCT 350km/h Bắc kinh - Thượng hải có lãi không phải chỉ vì nó nối BK (22 triệu dân) và Th hải (30 triệu), mà vì nó còn kết nối trên đó gần 10 đại đô thị từ 2 đến trên 10 triệu dân với mức sống khá cao (Thiên tân 14 triệu dân, Tế nam 13 triệu, Tô châu 7 triệu, Nam kinh 12 triệu vv). Vì thế nên gọi là 1 tuyến dài 1.315km nhưng thực ra là nhiều đoạn ngắn nối nhau và đoạn nào cũng rất đông khách cả 2 chiều.

Chỉ tính riêng tàu chạy suốt BK-TH thì bình thường mỗi ngày đã có 92 chuyến 1 chiều tức là 184 chuyến 2 chiều, trung bình 250 ngàn khách/ngày. Vì nhiều khách như vậy nên họ mới đặt đc giá vé rất rẻ mặc dù tốc độ 350km/h (khoảng 2 triệu VNĐ cho 1.315km).

Còn ở VN thì tuyến HN - SG chỉ có 2 thành phố lớn 2 đầu với quy mô và mức sống còn kém xa Thg hải và B kinh, ngoài ra thì tất cả các thành phố dọc đường đều nhỏ và nghèo (chỉ vài trăm ngàn dân). Tuy nhiên tuyến đg này lại có 1 lợi thế đặc thù là chạy qua rất nhiều thành phố du lịch. Cho nên điều khôn ngoan nhất là đừng làm đg sắt nhắm vào giao thông 2 đầu HN - SG vì nó quá xa nên phải chạy nhanh, và vì thế nên sẽ rất đắt, mà nên nhằm vào kết nối giữa 2 đầu với các thành phố du lịch biển miền Trung (Vinh/Cửa lò - Huế, Đà nẵng-Hội an, Quy nhơn, Nha trang, Phan thiết vv). Kết nối 2 đầu HN - SG nên thiết kế ở mức vừa phải vể thời gian (10-12 tiếng) nhưng rẻ nhất có thể, cho các hành khách ít tiền và không vội vàng. Số hành khách này không hề nhỏ.

Làm như vậy thì tuyến ĐSCT Hà nội - Sài gòn sẽ thay đổi tính chất, từ giao thông "vội vã" giữa 2 đầu trở thành tuyến đường du lịch và trải nghiệm "thong dong" từ 2 đầu nhằm vào giữa. Với tính chất này thì tốc độ 180km/h là hợp lý nhất: Nhanh nhất có thể để mang tính cao tốc, và chậm nhất có thể để giá vé rẻ.

Những ai đã đi ĐSCT sẽ thấy 1 điều là về các tiêu chí rộng rãi, thoải mái, êm nhẹ, an toàn kết hợp ngắm cảnh thì không một phương tiện giao thông nào khác có thể so sánh. Nên việc xây dựng 1 tuyến ĐSCT "nhanh hợp lý" để du lịch và trải nghiệm vừa có tính chất kinh tế tự thân cho ngành đường sắt (giá vé rẻ sẽ kéo lượng khách tối đa cho nhà tàu) vừa có thể đẩy mạnh du lịch miền Trung, lại vừa tránh được cạnh tranh với các loại hình chở khách khác. Và tất nhiên, với tốc độ 180km/h thì có thể thoải mái kết hợp chở hàng 120km/h.

Còn như, nếu những người có thẩm quyền cứ khăng khăng chọn tốc độ 350km/h chỉ chở người thì có thể nói, RIP ngành đường sắt. Ngay cả năm 2040 thì khẳng định cũng sẽ không mấy ai bỏ ra 1,3-1,4 triệu đồng chỉ để đi 1 lần từ Hà nội vào Vinh.
1.3 -1.4 triệu vẫn đi được mà cụ , bây giờ bay vinh cũng hết 1.1-1.3 triệu rồi . Thêm tiền tắc xi ra nội bài rồi từ sân bay vinh về ít cũng phải 300-400k.
Quan trọng máy bay thì có nhược điểm máy bay đó là số chuyến trong ngày quá ít. Còn tầu thì có thể 1 tiếng có 1 chuyến. Thời gian tổng thì có khi đo tàu nhanh hơn cụ đi máy bay. Thời gian đi máy bay = tg đi tacxi ra sân bay + thời gian làm thủ tục + thời gian bay + thời giam bắt tắc xi về ====> nhanh cũng phải 3h
Lân cuối tôi đi shinkansen từ tokyo - osaka = 550km = 2h20 phút vé năm 2017 tầm 2.100.000. Tuyến này ngày xưa 30 phút có 1 chuyến, bây giờ hình như 10 phút 1 chuyến rồi ( hơn đứt máy bay khoản này ) với 550km trong 2h20 phút ga xe lửa đỗ ngay gần cổng khách sạn là okie rồi. Nếu đi vinh bằng tầu này thì 1h40 phút đến nơi
IMG_2108.jpeg
IMG_2107.jpeg
IMG_2106.jpeg
IMG_2104.png
IMG_2102.png
IMG_2103.png
 

cartonbox

Xe buýt
Biển số
OF-839573
Ngày cấp bằng
1/9/23
Số km
689
Động cơ
40,857 Mã lực
Tuổi
34
Tư vấn nào làm cái biểu đồ vãi đạn thế này?
Giá này với điều kiện ngân sách nhà nước (Hoặc từ các tỷ phú hảo tâm nào đó) trợ giá 90% giá vé thì mới được. Lấy tiền thuế của dân mang tặng cho khách đi tàu nhé?
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,429
Động cơ
221,670 Mã lực
Phương án 320 km/h thì tính sẵn 15 năm nay rồi, giờ tự nhiên bảo làm phương án 350 km/h thì phải ngồi tính lại. Tiền thì cứ tính vay ngân hàng cục gạch BRICS cho nhanh, còn mấy cái TOD cứ để sau được bao nhiêu hay bấy nhiêu.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
7,189
Động cơ
341,371 Mã lực
Tuổi
44
Tài liệu chuyên ngành để cãi nhau :D
(copy từ cõi mạng)

Bài số 1: Quy mô đầu tư cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam phụ thuộc các vấn đề kỹ thuật nào?
https://tapchixaydung.vn/quy-mo-dau-tu-cho-du-an-dstdc...
Bài số 2: Lựa chọn cấp tốc độ thiết kế phù hợp cho Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
https://tapchixaydung.vn/lua-chon-cap-toc-do-thiet-ke-phu...
Bài số 3: Kỳ vọng tính khả thi và hiệu quả của Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam
https://tapchixaydung.vn/ky-vong-tinh-kha-thi-va-hieu-qua...
Bài số 4: Có thực sự cần thiết đầu tư Dự án ĐSTĐC Bắc - Nam với vận tốc thiết kế 350 km/h chỉ chở khách?
https://tapchixaydung.vn/co-thuc-su-can-thiet-dau-tu-du...
Bài số 5: Cách nào huy động đủ vốn đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam?
https://tapchixaydung.vn/cach-nao-huy-dong-du-von-dau-tu...
Bài số 6: Phát triển công nghiệp đường sắt và đào tạo nhân lực cho Dự án ĐSTĐC Bắc - Nam
https://tapchixaydung.vn/phat-trien-cong-nghiep-duong-sat...
Bài số 7: Đánh giá và kiểm soát tác động môi trường - xã hội của siêu Dự án ĐSTĐC Bắc - Nam
https://tapchixaydung.vn/danh-gia-va-kiem-soat-tac-dong...
Chuyên mục tâm điểm Báo Dân Trí: Giải bài toán hơn 60 tỷ USD xây đường sắt tốc độ cao
https://dantri.com.vn/.../giai-bai-toan-hon-60-ty-usd-xay...
Tạp chí này của Bộ Xây Dựng. ko phải đơn vị tham gia trong cái dự án này nhỉ. Lại ko đăng ở con đẻ của bộ GTVT là Báo Giao Thông, Ý kiến ở đây có vẻ độc lập ấy.
Em thấy có ý kiến này hay mà ít bác nói. Việt nam dải đất hẹp. Còn nhớ chiến dịch biên giới phía Bắc phải nhờ Liên Xô không vận từ SG với Campuchia ra Nội Bài cả hàng hóa lẫn con người. Đây là 1 điểm quan trọng để thêm ưu điểm cho việc chở cả hàng lẫn khách.

Nếu lựa chọn phương án vận tốc thiết kế 250 km/h, khai thác hỗn hợp giữa tàu khách và tàu hàng thì tải trọng trục thiết kế là 25 tấn. Phương án thiết kế với tải trọng trục 25 tấn sẽ đảm bảo an ninh quốc phòng trong vận chuyển nhanh trang thiết bị kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự khi có yêu cầu, đáp ứng yêu cầu ứng phó khẩn cấp với thiên tai và dịch bệnh trong vận chuyển nhanh hàng hóa, nhu yếu phẩm.

Nếu lựa chọn phương án vận tốc thiết kế 350 km/h chỉ khai thác riêng với tàu khách thì kết cấu tầng trên đường sắt sẽ sử dụng tà vẹt bản bê tông có độ cứng lớn đòi hỏi độ chính xác cao trong thi công, không thể điều chỉnh hình học đường ray sau khi đổ bê tông và yêu cầu không có hiện tượng lún kết cấu bản bê tông trong quá trình khai thác, có chi phí cao hơn kế cấu tầng trên truyền thống bằng đá ballast là 28%, khuyến cáo không khai thác chung được với tàu hàng.

Nếu lựa chọn phương án vận tốc thiết kế 250 km/h, khai thác hỗn hợp giữa tàu khách và tàu hàng thì sử dụng kết cấu tầng trên truyền thống (sử dụng tà vẹt thông thường trên đá ballast). Hệ hống này có độ đàn hồi cao và khai thác được với tàu hàng, dễ dàng điều chỉnh hình học đường ray trong quá trình thi công và vận hành khai thác.
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,429
Động cơ
221,670 Mã lực
Tạp chí này của Bộ Xây Dựng. ko phải đơn vị tham gia trong cái dự án này nhỉ. Lại ko đăng ở con đẻ của bộ GTVT là Báo Giao Thông, Ý kiến ở đây có vẻ độc lập ấy.
Bài thì của thành viên tư vấn thẩm tra lại dự án của Bộ GT, cũng coi như là có tham gia dự án.
 

cartonbox

Xe buýt
Biển số
OF-839573
Ngày cấp bằng
1/9/23
Số km
689
Động cơ
40,857 Mã lực
Tuổi
34
1.3 -1.4 triệu vẫn đi được mà cụ , bây giờ bay vinh cũng hết 1.1-1.3 triệu rồi . Thêm tiền tắc xi ra nội bài rồi từ sân bay vinh về ít cũng phải 300-400k.
Quan trọng máy bay thì có nhược điểm máy bay đó là số chuyến trong ngày quá ít. Còn tầu thì có thể 1 tiếng có 1 chuyến. Thời gian tổng thì có khi đo tàu nhanh hơn cụ đi máy bay. Thời gian đi máy bay = tg đi tacxi ra sân bay + thời gian làm thủ tục + thời gian bay + thời giam bắt tắc xi về ====> nhanh cũng phải 3h
Lân cuối tôi đi shinkansen từ tokyo - osaka = 550km = 2h20 phút vé năm 2017 tầm 2.100.000. Tuyến này ngày xưa 30 phút có 1 chuyến, bây giờ hình như 10 phút 1 chuyến rồi ( hơn đứt máy bay khoản này ) với 550km trong 2h20 phút ga xe lửa đỗ ngay gần cổng khách sạn là okie rồi. Nếu đi vinh bằng tầu này thì 1h40 phút đến nơi
IMG_2108.jpeg
IMG_2107.jpeg
IMG_2106.jpeg
IMG_2104.png
IMG_2102.png
IMG_2103.png
Tàu Nhật gần như không có khấu hao mà giá vé còn cao như thế, nếu VN chấp nhận "mất không" 100 tỷ $ để xây đsct thì giá vé vẫn cao hơn Nhật (vì khách đi ít hơn). Tức là tiền bỏ ra làm sẽ không thu hồi về được và tiền bán vé chỉ đủ duy trì hoạt động.
Đặt trong bối cảnh Nhật, họ có thể ném 100 tỷ $ ngân sách ra làm đường sắt, tiền đó nó trôi xuống các cty Nhật và người lao động Nhật, dùng duy trì phát triển kinh tế. Còn VN đã nghèo, không có công nghệ, không có nhân lực...phải đi mua từng con ốc của đsct thì bỏ 100 tỷ $ có phải là siêu lãng phí?
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
6,638
Động cơ
481,749 Mã lực
Nơi ở
..
Tàu Nhật gần như không có khấu hao mà giá vé còn cao như thế, nếu VN chấp nhận "mất không" 100 tỷ $ để xây đsct thì giá vé vẫn cao hơn Nhật (vì khách đi ít hơn). Tức là tiền bỏ ra làm sẽ không thu hồi về được và tiền bán vé chỉ đủ duy trì hoạt động.
Đặt trong bối cảnh Nhật, họ có thể ném 100 tỷ $ ngân sách ra làm đường sắt, tiền đó nó trôi xuống các cty Nhật và người lao động Nhật, dùng duy trì phát triển kinh tế. Còn VN đã nghèo, không có công nghệ, không có nhân lực...phải đi mua từng con ốc của đsct thì bỏ 100 tỷ $ có phải là siêu lãng phí?
Đang so sánh có đi = tầu hay bằng máy bay. Tôi không nói chuyện kia. Lần đó tôi định bay từ tokyo dên osaka nhưng tôi đã chọn tầu. Còn bài toán của cụ giành cho 4 piles tính… anh em ta ko tính đc đâu
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,429
Động cơ
221,670 Mã lực
không nên nói về p.a Nhật nhiều vì nhiều dấu hiệu 350 km/h không phải p.á Nhật. Còn cụ thể như thế nào thì khó nói vì chả biết gì hết, chỉ nhìn sang bên Indo, Thái mà đoán thôi.
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
9,672
Động cơ
562,737 Mã lực
Cụ google hộ e giá vé dự kiến ĐSCT Bắc- Nam tốc độ 320km/h chỉ để chở khách của Nhật xem có không với :)) Làm gì có nếu công bố ra thì ối giời ơi dân nào mua để đi mà lấp đầy được tuyến chạy hàng ngày. Thằng Nhật nó tư vấn có dự án nào không đội vốn lên gấp 3-4 lần thực tế không mà không cân nhắc phương án tài chính

ĐSCT Bắc-Nam thì chắc chắn làm thôi nhưng phương án nào chỉ chở khách 350km/h hay chọn cả khách cả hàng thì lại là vấn đề lớn đấy
Bộ Giao thông Vận tải đang nghiên cứu khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, toàn tuyến dài hơn 1.545 km, tổng vốn đầu tư dự kiến là hơn 58 tỷ USD. Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam được xây dựng mới, khổ đường 1.435 mm, đường đôi, có 23 ga, 5 khu depot bảo dưỡng, sửa chữa tàu; trong đó 60% đi trên cầu đường bộ, 10% qua hầm, 30% đi trên mặt đất được rào chắn không giao cắt.
Theo nghiên cứu của Tư vấn, vào năm 2030, tất cả các phương thức vận tải, ngoại trừ đường bộ, không thể đáp ứng nhu cầu nếu không có phương thức vận tải mới được đưa vào sử dụng. Giá vé tàu dự kiến bằng 75% giá vé máy bay.
 

quocanhnguyen201

Xe tăng
Biển số
OF-392084
Ngày cấp bằng
14/11/15
Số km
1,319
Động cơ
269,201 Mã lực
Bộ Giao thông Vận tải đang nghiên cứu khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, toàn tuyến dài hơn 1.545 km, tổng vốn đầu tư dự kiến là hơn 58 tỷ USD. Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam được xây dựng mới, khổ đường 1.435 mm, đường đôi, có 23 ga, 5 khu depot bảo dưỡng, sửa chữa tàu; trong đó 60% đi trên cầu đường bộ, 10% qua hầm, 30% đi trên mặt đất được rào chắn không giao cắt.
Theo nghiên cứu của Tư vấn, vào năm 2030, tất cả các phương thức vận tải, ngoại trừ đường bộ, không thể đáp ứng nhu cầu nếu không có phương thức vận tải mới được đưa vào sử dụng. Giá vé tàu dự kiến bằng 75% giá vé máy bay.
Đây là dự kiến cho giá vé tàu tốc độ tối đa 200km/h còn ý kiến của cụ là chỉ chở khách hơn 320km/h cơ mà. Làm gì có giá vé của tốc độ đấy trên truyền thông, thằng Nhật tư vấn lờ tịt đi chả báo đài nào nói đến cả bảo truyền thông bẩn cũng không oan đâu :))
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
9,672
Động cơ
562,737 Mã lực
Dự kiến trong điều kiện miền trung có mấy chục triệu người thuộc tầng lớp trung lưu? Thu nhập trung binh, dân số bao nhiêu?
chặng HN-HCM là đông đúc nhất, còn miền Trung thì chỉ là phụ thôi. Thế nên phải làm trên 300km/h cạnh tranh trực tiếp được với HK thì mới hiệu quả

ĐS tốc độ trên 300km/h ra đời sẽ đánh bại hàng không

Dân trí lên cao xu hướng sử dụng ĐS cũng tăng theo
 

cartonbox

Xe buýt
Biển số
OF-839573
Ngày cấp bằng
1/9/23
Số km
689
Động cơ
40,857 Mã lực
Tuổi
34
Tạp chí này của Bộ Xây Dựng. ko phải đơn vị tham gia trong cái dự án này nhỉ. Lại ko đăng ở con đẻ của bộ GTVT là Báo Giao Thông, Ý kiến ở đây có vẻ độc lập ấy.
Em thấy có ý kiến này hay mà ít bác nói. Việt nam dải đất hẹp. Còn nhớ chiến dịch biên giới phía Bắc phải nhờ Liên Xô không vận từ SG với Campuchia ra Nội Bài cả hàng hóa lẫn con người. Đây là 1 điểm quan trọng để thêm ưu điểm cho việc chở cả hàng lẫn khách.

Nếu lựa chọn phương án vận tốc thiết kế 250 km/h, khai thác hỗn hợp giữa tàu khách và tàu hàng thì tải trọng trục thiết kế là 25 tấn. Phương án thiết kế với tải trọng trục 25 tấn sẽ đảm bảo an ninh quốc phòng trong vận chuyển nhanh trang thiết bị kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự khi có yêu cầu, đáp ứng yêu cầu ứng phó khẩn cấp với thiên tai và dịch bệnh trong vận chuyển nhanh hàng hóa, nhu yếu phẩm.

Nếu lựa chọn phương án vận tốc thiết kế 350 km/h chỉ khai thác riêng với tàu khách thì kết cấu tầng trên đường sắt sẽ sử dụng tà vẹt bản bê tông có độ cứng lớn đòi hỏi độ chính xác cao trong thi công, không thể điều chỉnh hình học đường ray sau khi đổ bê tông và yêu cầu không có hiện tượng lún kết cấu bản bê tông trong quá trình khai thác, có chi phí cao hơn kế cấu tầng trên truyền thống bằng đá ballast là 28%, khuyến cáo không khai thác chung được với tàu hàng.

Nếu lựa chọn phương án vận tốc thiết kế 250 km/h, khai thác hỗn hợp giữa tàu khách và tàu hàng thì sử dụng kết cấu tầng trên truyền thống (sử dụng tà vẹt thông thường trên đá ballast). Hệ hống này có độ đàn hồi cao và khai thác được với tàu hàng, dễ dàng điều chỉnh hình học đường ray trong quá trình thi công và vận hành khai thác.
Tạp chí có tiếng nói cao hơn báo cụ ạ, mặc dù ít người đọc hơn.
Tạp chí này này đang đơn thuần phân tích dự trên 2 đề án ĐSCT loại 250km/h và 350km/h.
Đọc thấy đúng và trúng. Rõ ràng phương án 250km nó thực tế và khả thi. Chứ 350km/h chỉ được cái ba hoa chích chòe trên báo là hay thôi.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,429
Động cơ
221,670 Mã lực
1.3 -1.4 triệu vẫn đi được mà cụ , bây giờ bay vinh cũng hết 1.1-1.3 triệu rồi . Thêm tiền tắc xi ra nội bài rồi từ sân bay vinh về ít cũng phải 300-400k.
Quan trọng máy bay thì có nhược điểm máy bay đó là số chuyến trong ngày quá ít. Còn tầu thì có thể 1 tiếng có 1 chuyến. Thời gian tổng thì có khi đo tàu nhanh hơn cụ đi máy bay. Thời gian đi máy bay = tg đi tacxi ra sân bay + thời gian làm thủ tục + thời gian bay + thời giam bắt tắc xi về ====> nhanh cũng phải 3h
Lân cuối tôi đi shinkansen từ tokyo - osaka = 550km = 2h20 phút vé năm 2017 tầm 2.100.000. Tuyến này ngày xưa 30 phút có 1 chuyến, bây giờ hình như 10 phút 1 chuyến rồi ( hơn đứt máy bay khoản này ) với 550km trong 2h20 phút ga xe lửa đỗ ngay gần cổng khách sạn là okie rồi. Nếu đi vinh bằng tầu này thì 1h40 phút đến nơi
Vé máy bay mà các cụ so với Vietjet Air thì cộng thêm 200-300k phí hành lý nữa nhé.
 

hongsonphan82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302025
Ngày cấp bằng
17/12/13
Số km
823
Động cơ
335,729 Mã lực
Đường sắt cao tốc chở khách( 350km/h) có lợi thế hơn máy bay ở khoảng 800km trở lại.
VN làm đường sắt cao tốc Bắc Nam, HN-SG hết tầm 1600km.
Bài toán đặt ra là làm sao để khai thác hiệu quả?? Vn đã có 2 đầu là HN và SG là có dân số đông ( trên 10tr) và sẽ còn đông thêm nhưng khoảng cách so với khoảng cách khai thác hiệu quả quá xa. Vậy giờ làm gì?? Tìm cái điểm giữa mà buff cho nó lên dân số khoảng 10 triệu. Điểm giữa ở đâu?? Đó chính là Đà Nẵng- Hội An.
Có các chính sách kinh tế xã hội làm sao cho vùng Đà Nẵng- Hội An( và các vùng lân cận) 20 năm nữa lên khoảng 10tr dân là được.
 

hongsonphan82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302025
Ngày cấp bằng
17/12/13
Số km
823
Động cơ
335,729 Mã lực
Các cụ nên biết tuyến ĐSCT 350km/h Bắc kinh - Thượng hải có lãi không phải chỉ vì nó nối BK (22 triệu dân) và Th hải (30 triệu), mà vì nó còn kết nối trên đó gần 10 đại đô thị từ 2 đến trên 10 triệu dân với mức sống khá cao (Thiên tân 14 triệu dân, Tế nam 13 triệu, Tô châu 7 triệu, Nam kinh 12 triệu vv). Vì thế nên gọi là 1 tuyến dài 1.315km nhưng thực ra là nhiều đoạn ngắn nối nhau và đoạn nào cũng rất đông khách cả 2 chiều.

Chỉ tính riêng tàu chạy suốt BK-TH thì bình thường mỗi ngày đã có 92 chuyến 1 chiều tức là 184 chuyến 2 chiều, trung bình 250 ngàn khách/ngày. Vì nhiều khách như vậy nên họ mới đặt đc giá vé rất rẻ mặc dù tốc độ 350km/h (khoảng 2 triệu VNĐ cho 1.315km).

Còn ở VN thì tuyến HN - SG chỉ có 2 thành phố lớn 2 đầu với quy mô và mức sống còn kém xa Thg hải và B kinh, ngoài ra thì tất cả các thành phố dọc đường đều nhỏ và nghèo (chỉ vài trăm ngàn dân). Tuy nhiên tuyến đg này lại có 1 lợi thế đặc thù là chạy qua rất nhiều thành phố du lịch. Cho nên điều khôn ngoan nhất là đừng làm đg sắt nhắm vào giao thông 2 đầu HN - SG vì nó quá xa nên phải chạy nhanh, và vì thế nên sẽ rất đắt, mà nên nhằm vào kết nối giữa 2 đầu với các thành phố du lịch biển miền Trung (Vinh/Cửa lò - Huế, Đà nẵng-Hội an, Quy nhơn, Nha trang, Phan thiết vv). Kết nối 2 đầu HN - SG nên thiết kế ở mức vừa phải vể thời gian (10-12 tiếng) nhưng rẻ nhất có thể, cho các hành khách ít tiền và không vội vàng. Số hành khách này không hề nhỏ.

Làm như vậy thì tuyến ĐSCT Hà nội - Sài gòn sẽ thay đổi tính chất, từ giao thông "vội vã" giữa 2 đầu trở thành tuyến đường du lịch và trải nghiệm "thong dong" từ 2 đầu nhằm vào giữa. Với tính chất này thì tốc độ 180km/h là hợp lý nhất: Nhanh nhất có thể để mang tính cao tốc, và chậm nhất có thể để giá vé rẻ.

Những ai đã đi ĐSCT sẽ thấy 1 điều là về các tiêu chí rộng rãi, thoải mái, êm nhẹ, an toàn kết hợp ngắm cảnh thì không một phương tiện giao thông nào khác có thể so sánh. Nên việc xây dựng 1 tuyến ĐSCT "nhanh hợp lý" để du lịch và trải nghiệm vừa có tính chất kinh tế tự thân cho ngành đường sắt (giá vé rẻ sẽ kéo lượng khách tối đa cho nhà tàu) vừa có thể đẩy mạnh du lịch miền Trung, lại vừa tránh được cạnh tranh với các loại hình chở khách khác. Và tất nhiên, với tốc độ 180km/h thì có thể thoải mái kết hợp chở hàng 120km/h.

Còn như, nếu những người có thẩm quyền cứ khăng khăng chọn tốc độ 350km/h chỉ chở người thì có thể nói, RIP ngành đường sắt. Ngay cả năm 2040 thì khẳng định cũng sẽ không mấy ai bỏ ra 1,3-1,4 triệu đồng chỉ để đi 1 lần từ Hà nội vào Vinh.
Buff cho dân số vùng đô thị Đà Nẵng- Hội An lên tầm 10tr là ổn.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top