[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

ducati1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302259
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
760
Động cơ
320,004 Mã lực
Phương án nào cũng được, nhưng phải đưa ra bài tính về kinh tế xã hội và chứng minh.

Chứ ai lại bảo giá vé máy bay là 10 đồng thi êm chỉ lấy 8 đồng thôi. Còn lỗ lãi thế nào êm chịu?
Nó như phương án giá cho vé tàu điện CL-HĐ , hay xe bus vậy có quyết định trên lãi lỗ đâu. Cứ đưa ra phương án vậy cho dân đi cái đã, mà giá vé máy bay kiểu gì cũng sẽ tăng thôi. Cứ chờ đi!
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,698 Mã lực
Tuổi
44
Tôi tin là với cơ chế chính trị như nước ta, khi thủ tướng đưa ra vấn đề như trên với truyền thông là đã thống nhất rồi. Không có chuyện như cụ nói đâu. Này là quyết định tập thể chứ phải cá nhân A9 đâu!
Các cụ đọc thêm tí về HĐTĐNN
 

chieuminh

Xe buýt
Biển số
OF-532839
Ngày cấp bằng
18/9/17
Số km
683
Động cơ
184,386 Mã lực
Tuổi
45
Có phương án cải tạo nâng cấp tuyến đừơng sắt cũ thành rail đôi khổ 1435 mà cụ. Nhớ mang máng là 6 tỉ đô.
Không có cụ ạ, mà làm ray đôi khổ 1435 k thể rẻ thế được. Như khảo sát và đề xuât của JICA cách đây chục năm thì gia cố đường sắt hiện tại là 1,8 tỷ USD (không mở rộng khổ nhé), xây thêm và mở khổ đường đôi như cụ nói là đâu 25,5 tỷ USD.

Em nghĩ đề xuất của nhiều cụ trên này tưởng viển vông nhưng cũng có ý đúng: làm trước tuyến đường sắt 1 line tốc độ 160 km/h, tuyến này kết hợp cùng tuyến khổ hẹp hiện có để sử dụng chở khách + hàng, ưu điểm là rẻ và giải quyết được nhu cầu trước mắt. Sau này có điều kiện và kinh nghiệm, thích thì làm tiếp tuyến riêng tốc độ cao chở khách.
 
Chỉnh sửa cuối:

fallingwater

Xe tăng
Biển số
OF-147503
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
1,499
Động cơ
353,151 Mã lực
Không có cụ ạ, mà làm ray đôi khổ 1435 k thể rẻ thế được. Như khảo sát và đề xuât của JICA cách đây chục năm thì gia cố đường sắt hiện tại là 1,8 tỷ USD (không mở rộng khổ nhé), xây thêm và mở khổ đường đôi như cụ nói là đâu 25,5 tỷ USD.
Có phương án nào chỉ nâng cấp khổ 1m lên 1435 không cụ? không cần làm ray đôi. Nâng cấp chỉ để chở thêm hàng nặng, tăng tốc độ khai thác. Khách thì sau này sẽ để ĐSCT chuyên chở.
 

ducati1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302259
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
760
Động cơ
320,004 Mã lực
Tôi đồ rằng với những gì A9 đã và đang làm người ta sẽ để anh ấy làm Thủ thêm 1 nhiệm kì nữa. Thực tế thì hiện nay cũng chưa thấy gương mặt sáng giá nào thay A9.
Và với 1 người quyết tâm ghi dấu ấn tôi tin rằng trong nhiệm kì 2 anh ta sẽ khởi công cho bằng được tuyến đsct. Làm được anh ta sẽ ghi dấu ấn còn mạnh hơn ông Sâu Dân với đường dây 500kv Bắc Nam.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,512
Động cơ
408,780 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
"Về giá vé đi tàu đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy trong cuộc trò chuyện với PV Dân Việt đã cho biết giá vé sẽ được tính theo tỷ lệ trung bình của giá vé máy bay.
Theo đó, giá vé tàu đường sắt sẽ bằng các mức trung bình của vé máy bay. Mức trung bình của vé máy bay được tính toán dựa trên giá vé của hai hãng bay phổ thông nhất là Vietjet và Vietnam Airlines."


Hơi lạ cách tính giá vé như này.

Giá vé bao nhiêu thì phải dựa trên các chi phí đầu tư, chi phí vận hành... mới ra được giá vé.

Bộ GT lại tính giá vé theo kiểu trời ơi, hoặc bên báo chí viết chưa đúng lời của cụ Thứ.
Một dự án trọng điểm QG mà tính bài toán kinh tế sơ sài như này thì thật là quan ngại.

Đáng lẽ phải là

Chúng tôi tính chi phí đầu tư A đồng, khấu hao xxx năm
Chi phí vận hành dự kiến B đồng/năm
Chi phí kinh doanh phái sinh mảng nhà ga C đồng
Chi phí TOD để thu hồi vốn D đồng
Chi phí....
Tính toán dựa trên các số liệu trên thì giá vé là X đồng, chúng tôi thấy có thể cạnh tranh được với giá vé máy bay, đường bộ....

Rõ ràng như thế thì những người có thẩm quyền duyệt dự án rất dễ, và chả có lý do gì không đồng ý.
Coi như nhà nước làm hạ tầng đi!( tính như vậy thì không tính việc thu hồi vốn đầu tư hạ tầng, vì chúng ta là nhà nước XHCN sinh ra để phục vụ nhân dân chứ không kinh doanh).
Sau đó cho tư nhân khai thác, nhà nước thu phí dịch vụ để bảo trì, quản lí hạ tầng.
Việc tính giá vé như trên là để khuyến khích tư nhân khai thác kinh doanh. Dựa vào đó nếu lỗ thì có lẽ nhà nước sẽ bù giá( hiện các phương tiện giao thông khác cũng đang được nhà nước bù giá thông qua giá nhiên liệu mà).
Xem phát biểu của các lờ đờ xung quanh dự án này thì có thể nhận ra rằng các vị vẫn hiểu rất mù mờ về ĐSCT.

"Xây dựng ĐSCT 350km/h chở khách và chở hàng khi có nhu cầu"

Và đặc biệt lời của anh Thứ bộ GTVT, người đáng lẽ phải nắm rõ nhất và có trách nhiệm chuyên môn nhất về ĐSCT: "Vé hạng 2 ĐSCT bằng 75% vé hạng 2 hàng không". Và đặc biệt "Nếu đông khách, có thể vận hành 60 chuyến tàu mỗi giờ".

60 chuyến tàu mỗi giờ 2 chiều nghĩa là 30 chuyến mỗi giờ 1 chiều, nghĩa là 2 phút khởi hành 1 chuyến. Đó là chuyện tuyệt đối không thể xảy ra vì nó vi phạm quy tắc an toàn ĐSCT. Mật độ cao nhất cho phép là 5 phút/chuyến.

Khi những người có trách nhiệm chuyện môn còn mù mờ như vậy thì thực sự dự án sẽ thế nào?
 
Chỉnh sửa cuối:

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,772
Động cơ
162,124 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có phương án nào chỉ nâng cấp khổ 1m lên 1435 không cụ? không cần làm ray đôi. Nâng cấp chỉ để chở thêm hàng nặng, tăng tốc độ khai thác. Khách thì sau này sẽ để ĐSCT chuyên chở.
Đường đôi là thứ cần phải làm nhất cụ ạ. Còn nâng cấp đường đơn thì chỉ như cái áo vá thôi.

5 năm trở lại đây đã bắt đầu cấp vốn cho đường sắt để cải thiện, nâng cấp hạ tầng tuyến đường sắt hiện tại nhằm tăng tốc độ và tải trọng khai thác rồi.
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,421
Động cơ
-23,328 Mã lực
Tuổi
54
Có phương án nào chỉ nâng cấp khổ 1m lên 1435 không cụ? không cần làm ray đôi. Nâng cấp chỉ để chở thêm hàng nặng, tăng tốc độ khai thác. Khách thì sau này sẽ để ĐSCT chuyên chở.
Về lý thuyết thì nâng cấp lên khổ đơn 1.4m là được cụ ạ. Và khả năng chi phí cũng ko lớn. Nó tương tự đoạn nâng cấp Yên Viên đi TQ mà có nhiều hầm, cầu hơn thôi.

Trong dự án cũng có nhắc là sẽ nâng cấp tuyến ĐS hiện tại để chở hàng lên khi có đủ nhu cầu và năng lực thì phải.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,512
Động cơ
408,780 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Có phương án nào chỉ nâng cấp khổ 1m lên 1435 không cụ? không cần làm ray đôi. Nâng cấp chỉ để chở thêm hàng nặng, tăng tốc độ khai thác. Khách thì sau này sẽ để ĐSCT chuyên chở.
Không có cụ ạ, mà làm ray đôi khổ 1435 k thể rẻ thế được. Như khảo sát và đề xuât của JICA cách đây chục năm thì gia cố đường sắt hiện tại là 1,8 tỷ USD (không mở rộng khổ nhé), xây thêm và mở khổ đường đôi như cụ nói là đâu 25,5 tỷ USD.
Đường đôi là thứ cần phải làm nhất cụ ạ. Còn nâng cấp đường đơn thì chỉ như cái áo vá thôi.

5 năm trở lại đây đã bắt đầu cấp vốn cho đường sắt để cải thiện, nâng cấp hạ tầng tuyến đường sắt hiện tại nhằm tăng tốc độ và tải trọng khai thác rồi.
JICA tào lao đấy cụ. Nếu làm đường đôi 100km/h ray liền thì VN hiện tại thừa sức thi công toàn bộ, và rất rẻ. Các ụ tham khảo trang web của ĐSVN:

Năm 2009 ĐSVN đã thử nghiệm ray hàn liền toàn bộ 10km ở khu vực Thanh hóa. Bản chất là làm lại phần lớn vì móng đường phải nâng cấp, tà vẹt và ray phải thay mới hoàn toàn. Kết quả thành công, tàu qua đoạn này có thể chạy 100km/h ngon lành và chi phí chỉ là 4 tỉ Đ/km.

4 tỉ Đ/km đường đơn 1.000mm năm 2009 tương đương 200 ngàn USD. Nếu làm đường đôi 1.435mm tính thêm trượt giá và các loại địa hình khác nhau thì nhiều nhất cho 1 triệu đô/km, tức là dưới 2 tỉ cho tuyến HN-SG. Cộng thêm hẳn 3 tỉ GPMB thì sẽ hết 5 tỉ.

Đường sắt thường 100km/h xây không đắt các cụ ợ. Như hiện tại nhiều người Ấn độ đang rất bức xúc vì giá thành xây ĐSCT Mumbai-Amehdabad quá cao, gấp đến 15 lần đường sắt thường.
 

ducati1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302259
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
760
Động cơ
320,004 Mã lực
Xem phát biểu của các lờ đờ xung quanh dự án này thì có thể nhận ra rằng các vị vẫn hiểu rất mù mờ về ĐSCT.

"Xây dựng ĐSCT 350km/h chở khách và chở hàng khi có nhu cầu"

Và đặc biệt lời của anh Thứ bộ GTVT, người đáng lẽ phải nắm rõ nhất và có trách nhiệm chuyên môn nhất về ĐSCT: "Vé hạng 2 ĐSCT bằng 75% vé hạng 2 hàng không". Và đặc biệt "Nếu đông khách, có thể vận hành 60 chuyến tàu mỗi giờ".

60 chuyến tàu mỗi giờ 2 chiều nghĩa là 30 chuyến mỗi giờ 1 chiều, nghĩa là 2 phút khởi hành 1 chuyến. Đó là chuyện tuyệt đối không thể xảy ra vì nó vi phạm quy tắc an toàn ĐSCT. Mật độ cao nhất cho phép là 5 phút/chuyến.

Khi những người có trách nhiệm chuyện môn còn mù mờ như vậy thì thực sự dự án sẽ thế nào?
60 chuyến cho cả 20 ga thì sao??
 

chieuminh

Xe buýt
Biển số
OF-532839
Ngày cấp bằng
18/9/17
Số km
683
Động cơ
184,386 Mã lực
Tuổi
45
Em hơi nghi ngờ cái này, vì đường khổ rộng và hẹp có những tiêu chí khác nhau về nền đường, chịu tải, hầm, độ cong. Như em hiểu thì tuyến khổ lồng Hà Nội - Lạng Sơn bây giờ cũng không thể phát huy giá trị như tuyến đơn 1.435 xây mới.
Cái này để những cụ có chuyên môn phân tích thêm. Tóm lại đường sắt cũ mà nâng được khổ, chạy được tốc độ thực tế xấp xỉ 100km/h, khai thác được 25-35 đôi mỗi ngày chở được hàng nặng để kết nối thẳng sang mạng TQ... mà giá lại rẻ chỉ vài tỷ usd thì quá tốt. Em thì nghĩ k được, nếu cố làm như vậy (chưa nói mở đường đôi khổ rộng) thì số tiền rất đắt rồi.
 

chieuminh

Xe buýt
Biển số
OF-532839
Ngày cấp bằng
18/9/17
Số km
683
Động cơ
184,386 Mã lực
Tuổi
45
Xem phát biểu của các lờ đờ xung quanh dự án này thì có thể nhận ra rằng các vị vẫn hiểu rất mù mờ về ĐSCT.

"Xây dựng ĐSCT 350km/h chở khách và chở hàng khi có nhu cầu"

Và đặc biệt lời của anh Thứ bộ GTVT, người đáng lẽ phải nắm rõ nhất và có trách nhiệm chuyên môn nhất về ĐSCT: "Vé hạng 2 ĐSCT bằng 75% vé hạng 2 hàng không". Và đặc biệt "Nếu đông khách, có thể vận hành 60 chuyến tàu mỗi giờ".

60 chuyến tàu mỗi giờ 2 chiều nghĩa là 30 chuyến mỗi giờ 1 chiều, nghĩa là 2 phút khởi hành 1 chuyến. Đó là chuyện tuyệt đối không thể xảy ra vì nó vi phạm quy tắc an toàn ĐSCT. Mật độ cao nhất cho phép là 5 phút/chuyến.

Khi những người có trách nhiệm chuyện môn còn mù mờ như vậy thì thực sự dự án sẽ thế nào?
Như tư vận của bộ KHĐT thì phương án 250km/h cho phép khai thác tổng cộng max 270 đôi/ngày. Tương đương 5 phút/chuyến như cụ nói, nhưng chắc phải với tốc độ chậm và điều độ tốt .

Còn 60 chuyến tàu/giờ như ông Phó nói là nhảm. Có thể ý ổng là cộng từ 2 luồng và ở giữa, ví dụ HN- SG, SG - HN, ĐN- SG, ĐN _ HN
 

vkthang

Xe container
Biển số
OF-198129
Ngày cấp bằng
11/6/13
Số km
6,592
Động cơ
745,925 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thấy CP lựa chọn tốc độ 350 chỉ chở khách là cũng có lý do của nó.
- Đảm bảo tính lâu dài của dự án đầu tư, tránh trường hợp chưa làm xong đã lạc hậu.
- Vận tải hàng hóa đường sắt có đầu tư bao nhiêu cũng không thể cạnh tranh tốc độ được với đường hàng không.
- Đường sắt Bắc Nam hiện hữu vẫn làm tốt vai trò vận chuyển hàng hóa của nó, chỉ cần được giảm bớt áp lực tầu khách thì tốc độ khai thác tàu hàng tự nhiên sẽ được nâng lên rất nhiều, hiện em gửi hàng ga Giáp Bát 5 ngày sau khách hàng nhận được hàng trong nội thành TP HCM. Cước hàng hiện tại em thấy khá rẻ 6-700k/M3, gửi đường biển Bắc Nam thì em chịu không rõ.
- Nếu đầu tư một đường mới tốc độ chậm dưới 200km/h để chở cả hàng và khách, thì khả năng cao vẫn khó có lãi và ngành ĐS ôm thêm một con nghiện nữa so với hiện tại :))
 

vkthang

Xe container
Biển số
OF-198129
Ngày cấp bằng
11/6/13
Số km
6,592
Động cơ
745,925 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em hơi nghi ngờ cái này, vì đường khổ rộng và hẹp có những tiêu chí khác nhau về nền đường, chịu tải, hầm, độ cong. Như em hiểu thì tuyến khổ lồng Hà Nội - Lạng Sơn bây giờ cũng không thể phát huy giá trị như tuyến đơn 1.435 xây mới.
Cái này để những cụ có chuyên môn phân tích thêm. Tóm lại đường sắt cũ mà nâng được khổ, chạy được tốc độ thực tế xấp xỉ 100km/h, khai thác được 25-35 đôi mỗi ngày chở được hàng nặng để kết nối thẳng sang mạng TQ... mà giá lại rẻ chỉ vài tỷ usd thì quá tốt. Em thì nghĩ k được, nếu cố làm như vậy (chưa nói mở đường đôi khổ rộng) thì số tiền rất đắt rồi.
Tuyến HN - LS là đặt thêm ray lồng ngoài, chứ có xây mới đâu cụ.
 

chieuminh

Xe buýt
Biển số
OF-532839
Ngày cấp bằng
18/9/17
Số km
683
Động cơ
184,386 Mã lực
Tuổi
45
Tuyến HN - LS là đặt thêm ray lồng ngoài, chứ có xây mới đâu cụ.
Thì ý em là thế,ghép ray lồng để tàu khổ rộng lưu thông theo chuẩn vận tốc trọng lượng của tàu khổ hẹp thôi. Còn muốn nâng cấp để được như chuẩn tàu 1.435 thì làm lại rất nhiều,xây mới còn hơn.
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,772
Động cơ
162,124 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
JICA tào lao đấy cụ. Nếu làm đường đôi 100km/h ray liền thì VN hiện tại thừa sức thi công toàn bộ, và rất rẻ. Các ụ tham khảo trang web của ĐSVN:

Năm 2009 ĐSVN đã thử nghiệm ray hàn liền toàn bộ 10km ở khu vực Thanh hóa. Bản chất là làm lại phần lớn vì móng đường phải nâng cấp, tà vẹt và ray phải thay mới hoàn toàn. Kết quả thành công, tàu qua đoạn này có thể chạy 100km/h ngon lành và chi phí chỉ là 4 tỉ Đ/km.

4 tỉ Đ/km đường đơn 1.000mm năm 2009 tương đương 200 ngàn USD. Nếu làm đường đôi 1.435mm tính thêm trượt giá và các loại địa hình khác nhau thì nhiều nhất cho 1 triệu đô/km, tức là dưới 2 tỉ cho tuyến HN-SG. Cộng thêm hẳn 3 tỉ GPMB thì sẽ hết 5 tỉ.

Đường sắt thường 100km/h xây không đắt các cụ ợ. Như hiện tại nhiều người Ấn độ đang rất bức xúc vì giá thành xây ĐSCT Mumbai-Amehdabad quá cao, gấp đến 15 lần đường sắt thường.
Chi phí và kỹ thuật xây dựng không đáng ngại.

Cái quan ngại nhất là GPMB, khi mà tuyến đường sắt hiện tại đang đi xuyên trung tâm các thành phố lớn và rất nhiều đường ngang lối mở, giao cắt. Các nhà ga hiện tại cũng không còn dư địa để mở rộng thêm nữa.

Cái quan ngại thứ 2 là làm ảnh hưởng đến việc vận hành của tuyến đường sắt hiện tại.

Thế nên phương án cải tạo, nâng cấp đường đôi cho tuyến đường sắt hiện tại chỉ lập ra để làm phương án so sánh thôi, từ trước tới nay các bên đều hướng tới làm một tuyến mới hoàn toàn.
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,421
Động cơ
-23,328 Mã lực
Tuổi
54
Em hơi nghi ngờ cái này, vì đường khổ rộng và hẹp có những tiêu chí khác nhau về nền đường, chịu tải, hầm, độ cong. Như em hiểu thì tuyến khổ lồng Hà Nội - Lạng Sơn bây giờ cũng không thể phát huy giá trị như tuyến đơn 1.435 xây mới.
Cái này để những cụ có chuyên môn phân tích thêm. Tóm lại đường sắt cũ mà nâng được khổ, chạy được tốc độ thực tế xấp xỉ 100km/h, khai thác được 25-35 đôi mỗi ngày chở được hàng nặng để kết nối thẳng sang mạng TQ... mà giá lại rẻ chỉ vài tỷ usd thì quá tốt. Em thì nghĩ k được, nếu cố làm như vậy (chưa nói mở đường đôi khổ rộng) thì số tiền rất đắt rồi.
Nâng cấp khổ đơn hiện tại lên khổ đơn 1.4m thì giá thành chắc ko cao. Nhưng lên khổ đôi 1.4m thì lại là câu chuyện khác, ko đơn giản là nhân 2 như cụ ở trên tính đâu. Thực chất làm khổ đơn thứ 2 chạy song song nó tương tự như đầu tư mới 1 khổ đơn vậy.

Ngoài ra còn phải xem công nghệ tàu là gì? Công nghệ đầu kéo Diesel như hiện tại thì rẻ, nhưng qua TQ nó vẫn bắt sang hàng Tàu của nó thôi.

Nhiều cụ cứ bắt ĐS phải chở hàng siêu trường, siêu trọng, nhưng đặc điểm của hàng này đòi hỏi phải chở từ nơi sx đến gần chân công trình. VTĐS mà ko kết nối với KCN, KCX thì có bao hàng siêu trường, siêu trọng nó chạy? Ko lẽ kéo hàng siêu trường, siêu trọng vô TP để lên tàu rồi lại đón từ TP về nơi tiêu thụ?
 

ducati1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-302259
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
760
Động cơ
320,004 Mã lực
🇨🇳 CHUẨN BỊ ĐƯA VÀO HOẠT ĐỘNG TOÀN TUYẾT ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC 350km/h NHẬT LAN DÀI 494KM TRỊ GIÁ 10 TỶ USD

Tuyến đường sắt cao tốc Nhật Lan gồm có 477km xây mới, còn lại 17km là có sẵn, nối Nhật Chiếu - Lâm Nghi - Khúc Phụ (Tế Ninh)- Tế Ninh - Hà Trạch - Lan Khảo (Khai Phong).

Đây là tuyến đường sắt rất quan trọng, nối thành phố cảng Nhật Chiếu, thành phố lịch sử văn hóa Lâm Nghi, Khúc Phụ - cố đô nước Lỗ và quê hương Khổng Tử, Tế Ninh - đất của Tam Hoàng Ngũ Đế, Hà Trạch - quê hương của quốc hoa mẫu đơn và Lan Khảo là huyện ngoại thành của đại cố đô Khai Phong.

2016 khởi công xây dựng đoạn Lâm Nghi - Khúc Phụ
2017 khởi công xây dựng đoạn Nhật Chiếu - Lâm Nghi
2019 đưa vào hoạt động đoạn Nhật Chiếu - Lâm Nghi - Khúc Phụ, vượt tiến độ 1 năm
2019 khởi công xây dựng đoạn Khúc Phụ - Tế Ninh - Hà Trạch
2021 đưa vào hoạt động đoạn Khúc Phụ - Tế Ninh - Hà Trạch, vượt tiến độ 1,5 năm
tháng 12 năm 2021 khởi công xây dựng đoạn cuối Hà Trạch - Lan Khảo (huyện ngoại ô cố đô Khai Phong)
2024 sẽ đưa vào hoạt động đoạn cuối Hà Trạch - Lan Khảo. Chính thức thông xe toàn tuyến dài 494km sau 7 năm phân kỳ đầu tư xây dựng.


Bên TQ xây 500km hết 10 tỉ đô các cụ ơi!
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top