Nhiều cụ atsm thật sự.
Cái gì cũng dễ hết, cái gì cũng muỗi cả.
Về nguyên lý hoạt động thì đúng là không có gì cả. Kiểu như mấy cụ nông dân chế tạo máy công cụ ý mà. Chế tạo ở mức đơn giản nhất thì cũng ko phải là ko được.
Nhưng đi từ phiên bản đơn giản cho đến phiên bản thương mại được thì lại là cả một quá trình dài, đòi hỏi nghiên cứu đủ lĩnh vực, đủ ngành nghề. Nó tương tự như việc nghiên cứu chế tạo lại từ đầu vậy. Điều này là quá tốn kém và mất thời gian với một quốc gia như VN.
Đọc các còm trong thớt này mà em há hốc hết cả mồm.
Chả bỗng dưng mà công nghệ đường cao tốc chỉ nằm trong tay vài nước. Nhưng theo lời các cụ ấy thì làm dễ như mì ăn liền, sợ thật.
Đường sắt cao tốc cái khó là phải đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn rất ngặt nghèo. Thiết bị được yêu cầu hoạt động chính xác và ổn định cực kỳ cao, tỉ lệ xảy ra lỗi rất rất nhỏ, để đạt được mới là cái khó và bí quyết không chuyển giao.
Chứ cho ông Vinfast sản xuất với FPT lập trình xong lỗi liên tục thì có mà suốt ngày Quốc tang, em nói thật.
Việt Nam có thể chen vào mảng xây dựng hạ tầng, cầu hầm thì còn khả thi.
Mảng ray của Hòa Phát cũng có thể xem xét vì tiêu chuẩn an toàn không quá cao như thiết bị, cùng lắm là độ hao mòn cao thì nhanh phải duy tu, bảo trì, thay thế hơn so với ray nhập thôi. Chỉ còn lại bài toán thuần về mặt kinh tế, thị trường, công suất dây chuyền của doanh nghiệp.