- Biển số
- OF-795404
- Ngày cấp bằng
- 1/11/21
- Số km
- 10,582
- Động cơ
- 222,775 Mã lực
Con số 224 tỉ bạt Thái có liên quan đến dự án dài 200km này đi qua 3 sân bay gần Bankok-Rayong, dĩ nhiên đã kèm chuyển giao công nghệ 350km/h có thể áp dụng chổ khác nữa.
Kip Lào mất giá thì liên quan mẹ gì tới làm đường sắt cao tốc 6 tỉ vậy?So sánh khoảng cách/ giá vé / tốc độ tàu cao tốc của Nhật và TQ
Bắc Kinh - Thượng Hải 1318km/ 91usd / tốc độ tb 294km/h
Tokyo - Kyoto / 514km /92 usd/ 215km/h
(giá vé là tra luôn trong ngày hôm nay/ vé hạng 2)
tàu TGV chặng Brussel - amsterdam 211km đi mất 2 tiếng và giá vé cũng 60-90usd
Tuy nhiên như Lào, sau khi làm xong đường sắt cao tốc trị giá 6 tỷ usd (bằng 1/3 GDP lào 2021 thì 2022 đồng Kip đã mất giá 50%,
vay nợ quá nhiều, nợ công 130% GDP thì cạn usd chứ sao nữaKip Lào mất giá thì liên quan mẹ gì tới làm đường sắt cao tốc 6 tỉ vậy?
Thằng Nhật có vay nước nào đâu mà đồng Yên mất giá ầm ầm vaỵa?
Bạn biết dự án đường sắt Lào đầu tư theo hình thức gì không? Vay như thế nào, vào năm nào? Mà kêu vì cái đường sắt mà Lào thiếu tiền trả nợ??vay nợ quá nhiều, nợ công 130% GDP thì cạn usd chứ sao nữa
có nước nào xây dựng 1 dự án mà lượng vốn bằng gần 50% gdp k?
Tất nhiên Lào không chi cả 5,95 tỷ USD, trong dự án này Lào chỉ chiếm 30% cổ phần trong công ty đường sắt, còn Trung Quốc chiếm 70%, nhưng 30% cũng đã là 1,785 tỷ USD bằng 12,57% GDP quốc gia của Lào, tương đương với Việt Nam chi 54,43 tỷ USD ấy.Bạn biết dự án đường sắt Lào đầu tư theo hình thức gì không? Vay như thế nào, vào năm nào? Mà kêu vì cái đường sắt mà Lào thiếu tiền trả nợ??
Ăn cắp bài của tay me Nhật, Đỗ Cao Bảo thì cũng nên ghi rõ cho xứng làm người.Tất nhiên Lào không chi cả 5,95 tỷ USD, trong dự án này Lào chỉ chiếm 30% cổ phần trong công ty đường sắt, còn Trung Quốc chiếm 70%, nhưng 30% cũng đã là 1,785 tỷ USD bằng 12,57% GDP quốc gia của Lào, tương đương với Việt Nam chi 54,43 tỷ USD ấy.
Chưa hết, theo số liệu gần 2 năm hoạt động thì lượng hàng hoá vận chuyển nhiều nhất trên tuyến đường sắt tốc độ cao này là hàng hoá Trung Quốc xuất sang Thái Lan và Lào, thứ nhì là hàng hoá Thái Lan xuất đi Trung Quốc, có nghĩa là Trung Quốc và Thái Lan hưởng lợi là chính chứ không phải Lào.
Chi khoản tiền lớn làm hạ tầng không thành vấn đề nếu nó không gây ra hệ luỵ lớn cho nền kinh tế. Thực tế là dự án đường sắt tốc độ cao cùng với các dự án lớn về điện, đã đẩy nợ công của Lào tính đến năm 2023 lên đến 123% GDP (tính cả nợ chính phủ và nợ do chính phủ bảo lãnh vay), trong đó hơn một nửa là nợ Trung Quốc (nợ công của Việt Nam hiện tại là 37.4% GDP).
Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á - ADB, để chi trả nợ cho các dự án này, trong vòng 5 năm tới, chính phủ Lào phải đối mặt với khoản thanh toán nợ 1,2 tỷ USD/năm, trong khi đó GDP của Lào năm 2023 chỉ có 14,2 tỷ USD. Chuyên gia kinh tế cấp cao của ADB, Emma Allen, nói với Nikkei rằng "nợ công của Lào hiện đang ở mức nghiêm trọng".
Nợ công cao, số tiền lãi nợ công cao, nhu cầu trả nợ lớn, xuất khẩu ít, dẫn đến Lào thiếu ngoại tệ, những điều này đã góp phần gây ra lạm phát cao, giá trị đồng kip giảm mạnh, mất 43% giá trị so với đồng đô la Mỹ trong năm tính đến tháng 4. Kết quả là lạm phát cao (trong 6 tháng từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2023, lạm phát ở mức 38,86% đến 41,3%) khiến thu nhập thực tế của nhiều người trong hộ gia đình giảm, từ đó làm suy yếu tiêu dùng và đầu tư.
Hệ luỵ lớn hơn cả nợ công cao là chính phủ Lào buộc phải trao cho một tập đoàn Trung Quốc đặc quyền kiểm soát phần lớn lưới điện của Lào trong 25 năm và cam kết cho Trung Quốc quyền khai thác tài nguyên khoáng sản của Lào để trả nợ cho khoản vay làm đường sắt tốc độ cao, nếu như lợi nhuận của tuyến đường sắt này không đủ để trả khoản nợ vay.
Âu Mỹ nào không biếtĐây là vài nhận xét có tính cá nhân của nhà Cháu :
Đường sắt nên có tiêu chuẩn chung với các nước xung quanh cho dễ kết nối, thông thương. Hiện Việt nam chỉ có 2 đường kết nối quốc tế và đều với Trung quốc, sau đó sẽ sang châu Âu. Vậy nên khổ đường và tiêu chuẩn toa xe nên theo chuẩn của TQ và cũng là chuẩn chung của nhiều nước châu Âu: 1435mm.
Công năng của tuyến nên có tính chất phức hợp, cả hành khách và hàng hóa. Hầu hết các nước đều lấy lợi nhuận từ vận chuyển hàng để bù đắp 1 phần cho vận chuyển khách. Cái này ràng buộc đến tốc độ và công nghệ chạy tàu. Vậy Ta nên làm ĐSTĐC. Qua đó còn có thể tận dụng nhiều phần năng lực nhân lực và công nghệ nội địa. Tuy nhiên, thực tế thì ở Việt nam điều này khá buồn, rất nhiều cái đều phải nhập từ TQ, có những cái khá đơn giản và nhỏ nhặt.
Các nhà Ga ở Âu, Mỹ, Á đều nằm ở trung tâm thành phố (TTTP) để thuận tiện nhất cho hành khách đi lại, góp phần tăng cường năng lực vận chuyển khách, tăng lợi nhuận. Để tận dụng tốt nhất và tối đa cho diện tích mặt bằng thì thường Ga khách nằm tầng 2, Ga hàng ở tầng 1.
Ở Nhật, hầu hết các nhà Ga đều kết hợp nhiều tiện ích. Họ biến nó thành trung tâm mua sắm, giải trí, ẩm thực...vừa phục vụ khách và tăng lợi nhuận. Tích hợp cả các tiện ích trung chuyển trong nhà Ga.
Việt nam mình có địa thế kéo dài nên dễ tạo trục trung tâm, xuyên suốt chiều dài đất nước. Tuy nhiên,Ta cũng phải tính cả đến việc phương tiện cá nhân đã tăng cao, các trục cao tốc tạo thuận tiện cho việc kết nối các vùng miền ảnh hưởng đến năng lực vận chuyển của ĐSTĐC nữa.
Giá thành vận chuyển là điều bắt buộc phải nói tới. Công nghệ càng cao thì giá thành càng bám sát với giá thành chung của thế giới.
Nhà Cháu cũng mong các Cụ có hiểu biết góp thêm ạ !
có thế chứ, chi phí quá cao thì phải điều tra chứ chi phí cao mà ngưng không làm thì nói làm gì.Chính phủ Anh điều tra dự án đường sắt 'đội giá' hàng tỷ bảng
Báo Sunday Times dẫn lời những người từng làm việc cho công ty HS2 - đơn vị xây dựng tuyến đường sắt - tiết lộ rằng nhân viên được yêu cầu giữ dự toán ngân sách ở mức không đúng với thực tế.antt.vn
Đọc bài này định đăng như cụ đăng mất rồi. Đúng là QN đầu tàu thật. Bắt đầu từ đường bộ cao tốc giờ tới đường sắt. GIao thông QN đúng là số 1 VN rồi. Chắc cũng sẽ sớm có metro nội tỉnh.Lãnh đạo QN luôn rất năng động
Đề xuất quy hoạch đường sắt Hạ Long - Móng Cái
Tỉnh Quảng Ninh muốn xây dựng tuyến đường sắt Hạ Long - Móng Cái dài 150 km, tiếp nối tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.vnexpress.net
Bận tâm làm gì cụ ơi. Chỉ 1 thằng có vẻ nổi tiếng kiểu KOL nhờ thuê chạy trend chẳng hạn, đi tàu 1 chuyến rồi phát biểu đề xuất về nó thì có mà hàng triệu cái đề xuất kiểu này.Đồng chí Trần Song Hải là là chủ hãng tàu biển cao tốc gì gì đó quên tên.
Anh ý chém gió về ĐSCT mà ảo quá, lại còn đá đểu chính trị.
Tuyến Seoul - Busan khoảng cách 329km mà chạy tận 2h18 phút. Tính ra chỉ khoảng hơn 140km/h. Mà đó là còn chạy thẳng 1 mạch.
Giá vé tận 60$ (1.5 triệu VND) cho khoảng cách từ Tp HCM đi Đà Lạt. (TpHCM - Nha Trang khoảng hơn 400km).
Đó là Hàn Quốc còn tự chủ được việc chế tạo, bảo trì và vận hành đsct. Chứ áp vào trường hợp VN phải thuê ngoài thì giá vé chắc lên gấp đôi mất. Mà giá vé cao thế thì ai đi? Và cũng đừng nói nước nghèo thì giá vé sẽ thấp nhé, vì chi phí xây dựng và vận hành đâu có thấp hơn nước giàu.