- Biển số
- OF-600994
- Ngày cấp bằng
- 27/11/18
- Số km
- 532
- Động cơ
- 139,077 Mã lực
- Tuổi
- 35
Một số bài toán rất đơn giản e thấy hầu hết các cụ trên này tính được thì các vị lãnh đạo thừa tính được. Nhưng còn phải cân đối nguồn lực các kiểu ạ
Nên chứ, Em trải nghiệm bên Thái thì chỉ cần cỡ 50K là chạy khắp BKK bằng loại Tàu không bao giờ tắc đường/Nhanh nữaRảnh rỗi e thử phân tích xem VN có nên phát triển ĐSCT như Shinkansen của Nhật, TGV của Pháp hay TQ ko?
E thì mới nghĩ được những ưu nhược điểm sau:
- Địa hình: Không như phần lớn các nước khác có địa hình rộng (vuông, tròn,...), VN có địa hình hẹp trải dài từ Bắc tới Nam, vì vậy thay vì phải làm nhiều trục ĐSCT kết nối các cực khác nhau của quốc gia (Bắc - Nam, Đông - Tây,...) + hệ thống ring road để kết nối các tuyến, Việt Nam chỉ cần 1 trục Bắc - Nam là đã bao phủ toàn bộ mạng lưới ĐSCT cho cả nước. Như vậy, để bao phủ mạng lưới ĐSCT cho cả nước, mạng lưới cần đầu tư của VN sẽ ít hơn rất nhiều so với các nước, đồng thời sự cô đặc của thị trường (hành khách) cũng sẽ lớn hơn rất nhiều.
- Thời gian di chuyển:
+ Với giả định ĐSCT tốc độ 300km/h tổng thời gian từ trung tâm Tp. HCM tới trung tâm Hà Nội là khoảng 7,5 - 8 tiếng (tất cả các ga chính của đường sắt đều nằm trong trung tâm thành phố và có kết nối với các hệ thống GTCC khác).
+ Máy bay từ HN-HCM tổng thời gian sẽ như sau (từ lúc khởi hành từ trung tâm Tp): 2 tiếng lên check in + 2,5 tiếng bay + 2 tiếng check out về tới nhà = 6,5 tiếng, tất cả các sân bay đều xa trung tâm Tp. Đối với các chặng ngắn hơn thì thời gian cũng ko thay đổi nhiều do thời gian check in - out ko thay đổi.
Như vậy, xét về thời gian và độ tiện lợi thì ĐSCT gần bằng MB chặng dài và vượt trội MB ở các chặng trung bình. Bên cạnh đó, đi ĐSCT thì nỗi sợ về độ cao, thủ tục check in, ký gửi hành lý, tăng bo qua các loại phương tiện sẽ ít rườm rà hơn nhiều so với đi MB. Thực tế tại Nhật nếu cùng 1 khoảng thời gian di chuyển, hoặc thời gian di chuyển của ĐSCT có dài hơn chút so thì người dân vẫn ưu tiên chọn Shinkansen hơn là MB vì sự an toàn, thuận tiện và khả năng kết nối các PTCC khác tại Ga.
- Hiệu quả đầu tư: Chi phí đầu tư ĐSCT là rất lớn (tầm 58 tỷ USD theo nghiên cứu của Nhật), nói chung là rất lớn... cái này chỉ chuyên gia mới phân tích được. Nhưng shinkansen của Nhật, hay ĐSCT của TQ nối các Tp lớn của TQ nhìn chung là hiệu quả. Với Việt Nam nếu chỉ tính hiệu quả tài chính chắc hơi khó, xét về hiệu quả kinh tế thì đương nhiên là rất nhiều lợi ích. Nếu phân kỳ đầu tư thì khi quy mô kinh tế tăng lên, khả năng VN vẫn có thể thu xếp được nguồn vốn đầu tư ĐSCT Bắc - Nam, đồng thời khi làm ĐSCT BN thì tỷ trọng đầu tư của đường bộ, hàng không khi đó sẽ giảm đi.
Tại Nhật sau khi tuyến Shinkansen hoàn thành, các trung tâm đô thị cách Tokyo 01 tiếng đã có sự phát triển vượt bậc, dự kiến tại Việt Nam khi ĐSCT đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy sự phát triển và kết nối các trung tâm đô thị như Vinh, Quảng Ninh, Thanh Hóa,... với Hà Nội và Nha Trang, Phan Thiết, Cần Thơ,... với Sài Gòn.
- Các tác động khác: Giảm ô nhiễm môi trường khi lượng xe lưu thông trên quốc lộ Nam - Bắc, máy bay; giảm tai nạn, xóa khoảng cách địa lý giữa các vùng miền và cái bất lợi của 1 nước có địa hình kéo dài như VN, di chuyển lao động sẽ linh hoạt hơn rất nhiều (như bên Nhật, nhờ hệ thống đường sắt phát triển rất nhiều người chọn ở Tp khác nhưng lại đi làm ở Tokyo và Kyoto...)
....
- Tại sao nên làm ĐSCT như Shinkansen, TGV, hay bên TQ,.. thay vì đường sắt tốc độ nhanh (200km/h): Để cạnh tranh được với đường bộ và HK, ĐSCT phải đảm bảo sự vượt trội. Với tốc độ tầm 300km/h dự kiến sẽ 6 tiếng cho HN-SG. Còn nếu dưới 200km/h (thực chất sẽ chạy tầm 150-170km/h) thì ít nhất phải mất 10 tiếng, tốc độ này gọi là cao nhưng nếu hoàn thành mạng lưới đường bộ cao tốc thì cũng sẽ ko hơn chạy đường bộ là mấy, trong khi đường bộ sẽ linh hoạt hơn; còn càng ko cạnh tranh được HK với chặng đường HN-SG, trong khi đây là chặng đông khách nhất.
Do vậy nếu làm đường sắt tốc độ dưới 200km/h để tiết kiệm sẽ là giải pháp nửa vời, làm xong mà ko cạnh tranh được ô tô, máy bay thì lúc đó khách sẽ lèo tòe, phương án tài chính càng bị phá vỡ, tưởng rẻ nhưng ko hề rẻ và hiệu quả.
- Một số quan điểm cho rằng kết hợp ĐS vận chuyển người và hàng hóa với tốc độ dưới 200km/h: Trên thực tế hàng hóa không có áp lực về thời gian, cần vận chuyển nhanh có thể dùng máy bay, trung bình thì ô tô, tiết kiệm hơn nữa và khối lượng lớn có thể tận dụng hệ thống đường biển trải dài dọc đất nước của VN. Những nước phải dựa nhiều vào vận chuyển đường sắt là do địa hình nội địa rộng lớn, chứ các vùng bờ biển như VN thì đường biển nếu kết hợp với vận chuyển đa phương thức (biển - bộ - đường sắt Bắc - Nam hiện có) vẫn là phương thức có lợi thế.
Để hoàn thành mạng lưới SKS cho hơn 2000 km Nhật mất 53 năm, do vậy nếu VN ko làm từ bây giờ thì sẽ không rõ ngày nào sẽ có mạng lưới ĐSCT. Hơn thế, trong khi thế giới đang tiến lên mạng lưới Hyperloop với tốc độ 1000km/h, nếu VN bám vào hệ thống dưới 200km/h thì rất có thể khi hoàn thành đã trở nên lạc hậu
Trong lúc mình đang cái nhau làm ntn, thì nó vận chuyển qua biên giới đc 600.000 tấn. (từ đầu năm)Chính ra giờ làm quả đường sắt Viêng chăn - Vũng Áng khéo lại nhanh.
Hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốc qua đường sắt Trung - Lào tăng gấp 5 lần
VOV.VN - Theo số liệu từ phía Trung Quốc, từ đầu năm nay, vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới qua đường sắt Trung - Lào liên tục tăng, trong đó hàng hóa nhập khẩu vào nước này tăng gấp 5 lần.vov.vn
Trong lúc mình đang cái nhau làm ntn, thì nó vận chuyển qua biên giới đc 600.000 tấn. (từ đầu năm)
Trong khi nhìn số liệu vận chuyển của Việt nam năm 2022 là 2tr tấn bằng đường sắt (Còn ít hơn cả số liệu vận chuyển xuất nhập khẩu của lào và trung quốc). Ngày 12 chuyến chỉ để xuất khẩu, chúng ta thua ngay từ cách nghĩ
Tàu thường chạy trên đường ray cao tốc tuyến Urumqi (tỉnh lỵ Tân Cương) - Lan Châu (tỉnh lỵ Cam Túc) 6:55Một ví dụ về tàu chở hàng và tàu thường chạy trên đường sắt cao tốc, đó là trên tuyến Lan Châu - Urumqi, dài 1776 km, tốc độ thiết kế 200 - 250 km/h và dự kiến tương lai là 350 km/h. Tuyến này có lưu lượng khách thấp nhất trong tất cả các tuyến đường sắt cao tốc của Trung Quốc (chở 2,3 triệu hành khách x km trên 1 km chiều dài đường sắt, so với 48 triệu hành khách x km của tuyến Bắc Kinh - Thượng Hải, lưu lượng cho phép 160 đôi tàu/ngày trong khi thực tế chỉ 4 đôi/ngày). Trong khi đó tuyến đường sắt thường đã có trước đó lại quá tải do lưu lượng hàng hóa đi Trung Á và châu Âu cao. Vì thế, tàu khách thường và tàu hàng cũng được phép chạy vào đường sắt cao tốc.
Lúc nào em có thời gian sẽ gửi clip tàu thường chạy trên tuyến này.
E tưởng tuyến TQ-Lào là 1030km tổng 6 tỷ. Đoạn phía Lào mới là 400km.Tôi đưa lại mấy con số trong khu vực các cụ thấy kinh khủng mức đầu tư của ta, bọn nó lờ đi không hề nhắc đến:
- Lào: 414 km. đường đơn hỗn hợp chở khách 160 km/h, hàng 120 km/h, hết 6 tỷ $.
- Malay: 665 km đường đôi, khách 160 km/h, hàng 80 km/h, hết 12,5 tỷ $ chỉ có phần xây dựng không có GPMB.
- Thái 253 km chỉ có chở khách tốc độ cao 250 km/h, khoảng 5,2 tỷ $, Thái tự làm mua thiết bị TQ.
- Thái 220 km chỉ chở khách nối 3 sân bay, trong đó đoạn nối Đôn Mường Suvanabumi 160 km/h, đoạn Suvanabumi Utapao 250 km/h hết 6,8 tỷ $ cũng tự làm mua thiết bị TQ, có lẽ đoạn này đắt hơn vì chạy qua BK và khu vực kinh tế phát triển nhất Thái Lan.
Mình gộp 3 loại làm một đắt ngang với 2 tuyến riêng biệt chúng nó cộng lại, địa hình chúng nó có khi phức tạp hơn mình, có điều rất tài nữa là Thái 250 km/h một mình một đường nó vận hành bình quân 170 km/h, trong khi mình gộp 3 làm 1 nhưng tàu 250 km/h vận hành bình quân >200 km/h.
200 tỷ đô nếu theo đc quy hoạch này. Nếu ko sửa luật PPP thì vẫn chỉ là 100% vốn nhà nước. Mỗi ông dân nợ thêm 20k đô nữaKết luận là sẽ làm nhé. 2026-2030 sẽ khởi công. Nhu cầu về phát triển hạ tầng đường sắt cũng nhiều đấy.
Mục tiêu cụ thể đến năm 2025 phấn đấu hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Khởi công các đoạn ưu tiên trong giai đoạn 2026 - 2030 (Hà Nội - Vinh; TP.HCM - Nha Trang).Ông Võ Văn Thưởng ký kết luận của Bộ Chính trị về phát triển đường sắt
Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa ký ban hành kết luận của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.tuoitre.vn
Đến năm 2030, tập trung cải tạo, nâng cấp, khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có. Tiếp tục triển khai đầu tư các tuyến đường sắt đô thị có nhu cầu vận tải lớn (Hà Nội, TP.HCM...)
Phấn đấu khởi công một số tuyến kết nối các cảng biển cửa ngõ quốc tế (Hà Nội - Hải Phòng, Biên Hòa - Vũng Tàu...), cửa khẩu quốc tế (Hà Nội - Lào Cai; Hà Nội - Lạng Sơn...), cảng hàng không quốc tế (Thủ Thiêm - Long Thành), đường sắt vành đai phía Đông khu đầu mối Hà Nội (Ngọc Hồi - Lạc Đạo - Bắc Hồng - Thạch Lỗi).
Đối với tuyến TP.HCM - Cần Thơ, đầu tư bằng phương thức đối tác công - tư (PPP) hoặc phương thức đầu tư khác phù hợp. Tiếp tục đầu tư hoàn thành tuyến Hà Nội - Hạ Long.
Riêng Lào khoảng hơn 400 km là gần 6 tỷ cụ, đoạn bên đất TQ nó tính riêng ko biết bao nhiêu.E tưởng tuyến TQ-Lào là 1030km tổng 6 tỷ. Đoạn phía Lào mới là 400km.
2 k thôi cụ cơ mà nó là con số cực khủng, cốt lõi vấn đề là không thấy nói gì đến chiến lược nội địa hóa như nào.200 tỷ đô nếu theo đc quy hoạch này. Nếu ko sửa luật PPP thì vẫn chỉ là 100% vốn nhà nước. Mỗi ông dân nợ thêm 20k đô nữa
An ninh như nào cụ? Cái chính VN phải mạnh dạn quyết, ưu tiên các tập đoàn chuyển giao công nghệ xây dựng. Và nội địa hoá thiết bị đảm bảo VN có thể tự bảo trì sau này...Tàu thì e ngại lý do an ninh,
Cái này là do tín hiệu có vấn đề đó cụ.Vừa rồi có tai nạn tàu đâm nhau ở Hy Lạp. Ông Hy Lạp này được EU chiều chuộng, chơi toàn tàu Đức, Siemens và Bombardier.
Cập nhật vụ tai nạn tàu hỏa ở Hy Lạp: 36 người chết và gần 100 người bị thương
Đoàn tàu chở hàng trăm hành khách đã va chạm với một đoàn tàu chở hàng rạng sáng ngày 1/3 ở miền bắc Hy Lạp làm ít nhất 36 người thiệt mạng và gần 100 người bị thương.amp.vov.vn