Tuyến đường cao tốc đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam là TP.HCM – Trung Lương (Tiền Giang) được thông xe vào năm 2010, kể từ đó đến nay, việc có một con đường bộ cao tốc Bắc-Nam là một ước mơ mà cho đên giờ vẫn chưa đạt của đông đảo người Việt.
Chưa nói đến hiệu quả kinh tế hết sức to lớn mà tuyến đường này mang lại, bài viết này chỉ đề cập con đường để thực hiện đam mê đi dọc hết chiều dài đất nước của những bác tài ưa thích phiêu lưu, khám phá. Một trong 02 vấn đề lớn nhất khiến chúng ta đắn đo nếu chạy xuyên Việt là thời gian và an toàn.
Về thời gian, không tính đi máy bay, hiện tại đường sắt là phương tiện đi xuyên Việt an toàn nhất, nhưng với hạ tầng đường sắt lạc hậu như hiện nay thì cũng phải mất 2 ngày 1 đêm chúng ta mới ra tới Hà Nội, chưa kể dịch vụ chưa được cải thiện bao nhiêu và hơn nữa là chúng ta không thể chủ động hành trình của mình. Đi xe khách cũng vậy, tuy có nhanh hơn nhưng khá nguy hiểm và không dành cho những người yếu tim
Tự chạy, tự lái, tự chủ động hành trình, giờ giấc và lớn nhất là thực hiện ước mơ của mình một cách dễ dàng thì con đường cao tốc Bắc-Nam là khả thi nhất.
Em cập nhật tiến độ xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc-Nam cho đến thời điểm này:
(nguồn đồ họa: internet)
Có thể thấy, với những đoạn chưa làm và một số tuyến đã xong, nhìn trên bản đồ, thấy con đường đầy những quãng đứt, nó giống như một giấc mơ còn dang dở. Cũng chưa rõ con số cụ thể cho tổng chiều dài toàn tuyến vì mỗi thời điểm là một con số công bố khác nhau.
Các tuyến cao tốc đã thông xe
1) TP.HCM-Trung Lương: Chợ Đệm (TP.HCM) – Thân Cửu Nghĩa, Châu Thành (Tiền Giang): 61,9km, thông xe 2010
(nguồn: internet)
2) Hà Nội – Cao Bồ (Nam Định): Pháp Vân km179 (Hà Nội) – Cầu Giẽ (Hà Nội) - Cao Bồ km260(Nam Định): 78km, thông xe 2012
(nguồn: internet)
3) TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây: 55,7km, thông xe 2015
4) Túy Loan (Đà Nẵng) – Tam Kỳ (Quảng Nam): 65km, thông xe tháng 7/2017
(nguồn: internet)
Ngày 22/11/2017 Quốc hội đã thông qua nghị quyết xây dựng đường bộ cao tốc Bắc-Nam, theo đó, trong giai đoạn 2017-2020, dự án được đầu tư 654km, chia làm 11 dự án thành phần, với các đoạn từ Cao Bồ, Nam Định đến Bãi Vọt, Hà Tĩnh; từ Cam Lộ, Quảng Trị đến La Sơn, Thừa Thiên Huế; từ Nha Trang, Khánh Hòa đến Dầu Giây, Đồng Nai, Cầu Mỹ Thuận 2, Tiền Giang và Vĩnh Long.
8 tuyến được làm trước giai đoạn 2018-2020 và đưa vào sử dụng từ 2021 gồm:
Như vậy, tương lai chúng ta đi xuyên Việt sẽ dễ dàng hơn, vấn đề là phải bao lâu mới có thể chạy xuyên suốt chiều dài Bắc-Nam được???