Khách ruột của Huấn thôiHay chính cụ là Huấn đấy phỏng
Khách ruột của Huấn thôiHay chính cụ là Huấn đấy phỏng
Sát vách UBND phường Giảng Võ nhéDám hỏi cụ là ở số bn Giảng Võ? Em cũng muốn cắt và ở gần khu đấy nhưng ko biết chỗ.
Con thằng Huấn cụ ạ. Đang ra phải thưa chú, thưa bác, xưng con em mới ưng cái bụng.Hay chính cụ là Huấn đấy phỏng
Sát vách UBND phường Giảng Võ luôn, cụ đờ google UBND phường GV ra luôn)Cụ chủ cho em xin địa chỉ chính xác với ạ. Tóc dài khó chịu quá hai hôm nay em lượn loanh quanh mấy điểm mà không có chỗ nào mở để cắt cả.
Cụ vào 16 Lý Nam Đế,cắt trong khu QĐ.E có cậu e đang cắt ở đó,chủ yếu cắt cho QĐ nhưng nếu quen vẫn vào cắt đcCụ chủ cho em xin địa chỉ chính xác với ạ. Tóc dài khó chịu quá hai hôm nay em lượn loanh quanh mấy điểm mà không có chỗ nào mở để cắt cả.
Em chắc chắn không còn hứng thú nói chuyện với cụ. Cụ có kiểu tư duy nhìn sự việc quy bản chất. Trước thì cụ nhìn bạn Miên, Hoa nói 2 thứ tiếng thì cho rằng cần dạy ngoại ngữ từ bé. Giờ cụ hóng được câu con em học ở Mỹ thì cụ cho là em sống ở Mỹ nên chia sẻ không đúng. Con cháu em học cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh nên em mới có những bài học rõ ràng về chuyện đó thì cụ lại bảo phải người có con chỉ học tiếng Việt mới nói đúng. Đã ẩu vậy mà còn thích kết luận nhanhEm kết luận rất nhanh..
Cụ đang ở nước ngoài.. con cái tiếp xúc 2 ngoại ngữ.... cụ nói vọng về việt “ Nếu em ở Việt em chi cho nó học mỗi tiếng việt” ...
Xin lỗi cụ đã số xẽ không nghe vì nó .. hơi buồn cười... một người ở một môi trường khác đang khuyên một người ở môi trường khác.... đừng học tiếng Anh trong khi con cụ được học tiếng anh.
Còn về ví dụ đơn lẻ kiểu như nhà cụ em cũng có ví dụ của em. .. một bạn lớp 4 học tiếng anh từ nhỏ nghe nói thành thạo cả 2... còn về ngoại khoá chiều nào cũng bơi ở bể hơn 400m, tuần 2 buổi thuê thầy về nhà đánh boxing... vậy có được gọi là ví dụ đơn lẻ không
Vấn đề ở đây cụ có thể giải thích cho hàng nghìn gia đình ... đang học các trường tư.. trường hệ thống cambridge... tại Việt Nam. rồi lấy ví dụ 5 đứa trẻ nhà cụ cứ như là bản chất vấn đề chứng minh hàng nghìn gia đình đang đi sai đường .. cụ nghi dựa vào cái gì.. trong hàng nghìn gia đình đó ai tin nhà cụ.... mấy câu chuyện nhạt toẹt về mấy đứa con nhà cụ ?.....Em chắc chắn không còn hứng thú nói chuyện với cụ. Cụ có kiểu tư duy nhìn sự việc quy bản chất. Trước thì cụ nhìn bạn Miên, Hoa nói 2 thứ tiếng thì cho rằng cần dạy ngoại ngữ từ bé. Giờ cụ hóng được câu con em học ở Mỹ thì cụ cho là em sống ở Mỹ nên chia sẻ không đúng. Con cháu em học cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh nên em mới có những bài học rõ ràng về chuyện đó thì cụ lại bảo phải người có con chỉ học tiếng Việt mới nói đúng. Đã ẩu vậy mà còn thích kết luận nhanh
Thưa với cụ con em nó ở cùng mẹ nó ở Mỹ, còn em một năm sang được 1-2 tháng. Nói vậy không phải để tiếp tục thảo luận mà chỉ để góp ý với cụ một lần nữa về cách tư duy. Đừng cố giữ tư duy bảo thủ bằng cách quy chụp.
Việc không dạy ngoại ngữ theo tôi nghĩ do Bộ muốn việc học online chỉ tập chung vào môn chính trong ngắn hạn..vì dạy online ngoại ngữ đại trà cho các cháu thời điểm này là không hiệu quả... không liên quan tới việc học ngoại ngữ sớm hay muộn cho trẻ vì việc không dạy ngoại ngữ dành cho cả 3 cấp.
Nên nhớ có hàng triệu trường hợp trẻ học 2 ngôn ngữ đồng thời một lúc và hiệu quả Vd:
Bố mẹ là người một nước.. sinh con ra tại một nước khác.. ===> con cái từ bé có thể nói thành thạo 2 ngôn ngữ ..; Cụ chưa tiếp xúc với các trường Quốc tế.. cơ bản các em nói và phát âm gần như người bản địa không phân biệt được.
Những cái này là cụ tự viết cả đấy phải không ạVấn đề ở đây cụ có thể giải thích cho hàng nghìn gia đình ... đang học các trường tư.. trường hệ thống cambridge... tại Việt Nam. rồi lấy ví dụ 5 đứa trẻ nhà cụ cứ như là bản chất vấn đề chứng minh hàng nghìn gia đình đang đi sai đường .. cụ nghi dựa vào cái gì.. trong hàng nghìn gia đình đó ai tin nhà cụ.... mấy câu chuyện nhạt toẹt về mấy đứa con nhà cụ ?.....
Hãy nhớ trong hàng nghìn gia đình đó có con cái còn thành công hơn nhà cụ nhiều nên cụ đừng tinh vi lôi mấy đứa con nhà cụ vào để so sánh... tôi nhấn mạnh... cái VD 5 đưa trẻ nhà cụ không đủ mẫu số để chứng minh cái mệnh đề không nên học ngoãi ngữ từ nhỏ là đúng đâu.
Cụ thử gặp 100 người Đang cho con học trường tư, trường quốc tế ( trên otofun này có đầy) rồi lấy cái dụ nhà cụ , Và tôi nói thẳng cái chuyện nhà cụ nhạt toẹt chả có gì là kinh nghiệm cuộc sống để tôi hóng.... quá bình thường..để. chứng minh ... không học ngoại ngữ từ nhỏ là “ chính xác” . Xin lỗi họ nhổ toẹt
bỏ ngoài tai trong 1 nốt nhạc.
“Những cái này là cụ tự viết cả đấy phải không ạ
Em không có hứng thú nói chuyện với cụ nữa rồi nhé, vì đọc một lúc là hiểu rồi.
1. Em kể chuyện con cháu em để cho cụ thấy nhận xét của cụ về việc em chưa tiếp xúc trường quốc tế là sai bét, và cụ bảo đấy là khoe (???).
2. Em đang nói chuyện với cụ thớt về lý do vì sao Bộ GD KHÔNG đưa ngoại ngữ vào dạy trong tiểu học thì cụ nhảy vào quote thành chuyện CHƯA DẠY ONLiNE thời điểm này (???) sau đó cụ lại xoay chuyển thành em nói đó là SAI LẦM CỦA HÀNG NGHÌN GIA ĐÌNH có con thành công hơn (???).
Thế đã đủ để thôi chưa cụ
Cụ thích nhét chữ vào mồm người khác để đỡ phải suy nghĩ thì ok, mời cụ tự nhiên.
Đọc kỹ vào và đừng quote nữa. Hãy tỏ ra có chút ít lịch sự hoặc có khả năng đọc hiểu.Vậy là có thể thấy không phải không học được ngoại ngữ từ lớp 1. Nhưng để dạy đại trà thì câu hỏi là liệu các phụ huynh có đủ thời gian kèm cặp không? Có phải cháu nào học cũng sẽ tốt không hoặc có hiệu quả không. Cái chính mà gia đình cần cân nhắc đấy là: mục tiêu của việc học ngoại ngữ là gì và tố chất con mình ra sao. Ngoài ra nó cũng là lựa chọn cá nhân, không thể áp dụng đại trà được.
Với em, nếu con em tiếp tục học ở Việt Nam thì em sẵn sàng bỏ qua tiếng Anh năm lớp 1
...
Câu chuyện này chứng minh hàng nghìn gia đình đang học trường quốc tế tại Việt Nam là sai bét..?????
bạn nói đúng quá.1. Không thể dồn chuơng trình cả năm trong 1 học kỳ dù về lý thuyết thì học ngày 2 buổi sẽ đủ thời lượng học. Học sinh cần có thời gian để hấp thu kiến thức, ôn luyện, tái tạo sức ghi nhớ... giáo viên cần thời gian hướng dẫn, kiểm tra, sửa lỗi cho học sinh.
2. Chuơng trình của thành phố hay nông thông đều dựa trên căn bản kiến thức 1 buổi - tuơng đuơng 4-5 tiết lên lớp. Thời lượng cả ngày là do các cháu còn thực hiện những hoạt động khác tại trường: ngủ nghỉ, làm bài tập về nhà, giải lao, hoạt động ngoại khóa... Cái này sinh ra vì các phụ huynh không thể cho con học nửa ngày rồi đi đón và chăm nom trong thời gian còn lại được. Nhịp sống và văn hóa ở thành phố khác với nông thôn. Thực tế không phải cứ ở thành phố là nghiễm nhiên học bán trú. Nhiều trường chỉ dạy một buổi, dẫn đến rất vất vả cho phụ huynh. Nhiều gia đình phải đăng ký cho các em học nối với các trung tâm giáo dục khác để “câu giờ” cho bố mẹ.
3. Bộ chưa có tính toán cơ sở khoa học cho việc học ngoại ngữ từ nhỏ. Việc các trường và phụ huynh đăng ký cho con học ngoại ngữ từ cấp 1 là không trong chủ truơng. Nên hiểu rằng việc học ngoại ngữ quá sớm sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc phát triển ngôn ngữ mẹ đẻ, khiến kiến thức phân bổ bất hợp lý và hiệu quả trên tổng thể là không cao. Nói nôm na thì phải học bò rồi hẵng học chạy - phải sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ thành thạo mới trang bị ngoại ngữ.
4. Google class không cần phụ huynh phải mua bản quyền, những cái khác em không rõ có cần bản quyền không nhưng chúng chỉ là phuơng tiện kết nối. Cái mấu chốt cần quan tâm là:
- Bộ GD đã đưa ra lộ trình học chi tiết như thế nào? Phuơng pháp sư phạm ra sao?
- Giáo viên đã chuẩn bị giáo án, cách tuơng tác và kết nối với học sinh ra sao.
Trên thế giới thì học từ xa có hai cách chính:
- Học gián tiếp: học sinh tự truy cập thông tin kiến thức, giáo viên chỉ giao bài và chấm để kiểm tra kiến thức. Thông tin kiến thức có đầy rẫy trên youtube, trên web. Bộ cũng thừa khả năng tạo một giáo trình bài giảng online làm sườn nội dung cho các lớp học.
- Học trực tiếp: học sinh và giáo viên học theo thời gian thật thông qua kết nối video trực tuyến.
Hai kiểu đều có ưu nhược điểm khác nhau nhưng đều có liên quan chặt chẽ đến văn hóa học tập, sự tự giác của gia đình và học sinh, trang thiết bị và khả năng kết nối.
Tất cả những thứ này cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng chứ không phải cú hứng lên là làm được. Ngay kể cả khi bộ đã chuẩn bị phuơng pháp, giáo trình, giáo viên... thì gia đình học sinh cũng phải chuẩn bị điều kiện vật chất. Không lẽ nhà nào không có internet, không có máy tính thì phải cho các em dí mắt vào điện thoại bé tí hoặc lưu ban?
5. Đoạn cuối cùng của cụ, về phần mềm giáo dục có thể coi là một ý riêng. Thực tế có nhiều chuơng trình giáo dục rất tốt, nhưng mất tiền đăng ký. Còn các chuơng trình mà bộ phát triển hoặc phát hành thì hầu hết đều có chất lượng tệ. Lý do thì dễ hiểu: tư nhân kinh doanh và nhà nước bao thầu. Bộ sẽ không thể dung hòa được vấn đề này. Có thể nói trước là việc học online sẽ rơi vào tình trạng “giật gấu vá vai” bởi Bộ hoàn toàn bị động. Nhưng có thể chẳng còn lựa chọn nào toàn vẹn hơn khi so với việc phải nghỉ học hết trong thời gian không xác định vì đơn giản là tình hình dịch quá phức tạp. Nếu để cho các em học chậm 1 năm, nghĩa là sẽ có một khoảng trống 1 năm không ai tốt nghiệp và 1 năm có gấp đôi só học sinh ra trường cần đi làm, đi học ở cấp lớp mới. Sẽ rất nhiều hệ lụy cho xã hội và hạ tầng.