Cụ chuẩn.
Em thì k phải fan ộp pa. Nhưng nếu nói về chi phí thì đã xác định tới dập dịch là lục tốn.Nhưng là bộ máy hệ thống y tế của mình luôn có sẵn không phát sinh mới. Chỉ thêm việc thực hiện XN do phát sinh dập dịch thôi. Chiến thuật nào thì hệ thống y tế vẫn phải hoạt động.
Các bài học nào hay chắc sẽ được CP và BCĐ chóng dịch TW tiếp cận và vận dụng.
Thật ra Việt Nam khoanh vùng dập dịch chi phí dẫu kêu nhiều nhưng lại tiết kiệm. Vì toàn sử dụng cơ sở sẵn có, nhân lực sẵn có: doanh trại, bộ đội, công an, y tế dự phòng, trạm y tế phường xã, tổ dân phố... Có phải mua mới, xây mới, trả thêm tiền tuyển dụng mới đâu ạ.
Trong em cách ly cũng toàn ở trong doanh trại bộ đội, giường lính chăn lính, chả có cái gì mới.
Tốn kém chi phí xét nghiệm với ăn uống, thuốc men thôi.
Cái thiệt hại lớn hơn là do các ngành sản xuất dịch vụ bị đình trệ, chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian để hồi phục. Nhưng chuyện này là thiệt hại bắt buộc vì mình kể cả không có dịch nhưng cả thế giới toang thì mình cũng đành gác chân gầm giường chịu thôi. Nguyên vật liệu không có, mà có thì làm ra xuất cho ai.
Cũng chỉ mong dịch dịu nhanh trên toàn thế giới. Vì chúng ta chẳng thể sống một mình một quốc gia được. Đấy mới là điều quan trọng.