Theo em thì có tác dụng, dân mình hay khạc nhổ, lại khí hậu nóng ẩm nên virus có thể tồn tại được ở môi trường ngoài nếu người bệnh phát tán.
Việc này thường do Binh chủng hoá học thực hiện (dựa theo công thức ngăn dịch bệnh hoặc chiến tranh sinh học ).
Các nước ko làm thường là các nước có chủ trương sống chung với dịch , sau toàn nên có làm cũng ko ích lợi mấy vì ca bệnh cao nên ko thể kiểm soát.
Các nước chọn ngăn chặn kiểm soát sớm thường sẽ có khâu này. Chắc chắn có tác dụng chứ ko thì ai hơi đâu bỏ tiền đi làm.
Các niềm tin được thành lập không dựa trên khoa học thì gọi là mê tín
Còn sử dụng ngân sách nhưng không chứng minh được hiệu quả thì là vô trách nhiệm
Câu chuyện đã ngã ngũ với kết luận và khuyến nghị của BYT
Bộ Y tế đề nghị không phun khử khuẩn ngoài trời
Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành không phun hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn để diệt nCoV ở ngoài trời.
Công văn ngày 2/8 của Bộ Y tế gửi các địa phương cũng đề nghị "không áp dụng biện pháp phun hóa chất, chế phẩm diệt khuẩn vào người trong bất cứ tình huống nào, gồm cả biện pháp dùng máy phun trực tiếp vào người hoặc sử dụng buồng khử khuẩn"
Việc phun khử khuẩn chỉ áp dụng trong phạm vi hẹp khi xử lý môi trường khu vực có bệnh nhân Covid-19 cộng đồng; đảm bảo đúng liều lượng và phương pháp.
Phun khử khuẩn trên đường phố Hà Nội, tháng 7/2021. Ảnh:
Giang Huy
Thời gian qua, một số địa phương áp dụng biện pháp phun hóa chất diệt khuẩn tại nơi công cộng để phòng chống dịch. Tại một số cơ quan, tổ chức đã lắp đặt buồng khử khuẩn để phun hóa chất diệt khuẩn cho người đứng trong buồng; một số đơn vị sử dụng máy phun hóa chất diệt khuẩn để phun vào người cách ly, nhập cảnh...
Tuy nhiên, Bộ Y tế dẫn quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khẳng định những nơi như đường phố, vỉa hè, không phải là nơi chứa virus. Việc phun hóa chất diệt khuẩn ngoài trời không được WHO, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ khuyến cáo, do kém hiệu quả, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người phun và người xung quanh.
"Việc sử dụng số lượng lớn hóa chất diệt khuẩn để phun ngoài trời còn có thể gây hại đến môi trường và làm lãng phí nguồn hóa chất dự trữ cho công tác phòng chống dịch", công văn nêu.
Mặt khác, WHO và CDC Hoa Kỳ cũng khuyến cáo không phun hóa chất diệt khuẩn vào người trong bất cứ tình huống nào do phương pháp này không làm giảm nguy cơ lây nhiễm mà có thể gây hại cho sức khỏe con người.
https://vnexpress.net/bo-y-te-de-nghi-khong-phun-khu-khuan-ngoai-troi-4334309.html