- Biển số
- OF-94944
- Ngày cấp bằng
- 11/5/11
- Số km
- 20,151
- Động cơ
- 400,530 Mã lực
Cụ dậy phải, em lại sợ sau này nó sát nhập các nước vào với nhau thì học lịch sử kiểu gì cơ ạSau nó cắt GG thì tra bằng gì ạ?
Cụ dậy phải, em lại sợ sau này nó sát nhập các nước vào với nhau thì học lịch sử kiểu gì cơ ạSau nó cắt GG thì tra bằng gì ạ?
Thôi bác.Tại sao chúng ta cần nhớ chính xác năm nào ví dụ 783 trước Công Nguyên và ông nọ ông kia mang 20 vạn hay 30 vạn quân, bao nhiêu thuyền....Sau đó tiến vào nước ta theo các đường.... Theo em các trận chiến chỉ nên tóm tắt theo kiểu sơ đò dễ hiểu, dễ nhớ và lược bớt các thông tin quá chi tiết. Cái gì cần chi tiết sau này trẻ có thể tự tra google. Quan trong hơn là cần nhớ từng giai đoạn, ví dụ đời nhà Trần về quân sự nhớ đến cái gì, về nông nghiệp, về thương mại, về giáo dục, về văn hoá, về quan hệ quốc tế....Như vậy giáo viên và học sinh sẽ tăng cường tìm hiểu nhiều hơn.... Thôi em không nói nữa vì có thể cái em nói không đúng các cụ ạ.
Tra bằng lotus chăngSau nó cắt GG thì tra bằng gì ạ?
Baidu của tập chờ sẵn heheTra bằng lotus chăng
Các cụ sống ở thành phố, thủ đô nên thấy thế thôi. Chứ vùng nông thôn, nhiều nơi ăn uống còn đạm bạc lắm, ăn chỉ đủ no thôi, không có sữa uống thường xuyên nên các cháu sinh viên lên thủ đô học, nhiều cháu bé như con chim chích. Cụ cứ nhìn các cháu ở các thành phố lớn, có điều kiện hơn thì đều cao lớn cả mà. Mà cụ biết đấy, áp lực học ở thủ đô hay các thành phố lớn còn hơn cả ở vùng nông thôn ấy chứ.Em cũng có chung sự ngạc nhiên như cụ thớt khi có việc sang trường DH Nông Nghiệp , thấy các cháu SV bé như chím chích , có cháu trông còn nhỏ hơn con gái em đang học lớp 8 . Em nghĩ chế độ ăn uống và sinh hoạt đóng góp khá nhiều vào hình thể , mà cái này chưa dc sự quan tâm đúng mức của cả Xã Hội thay vì học thêm , điểm số , hay thi đỗ trường Hot .
EM nghĩ cụ nhầm. Ở nông thôn giờ học thêm có khi còn khủng hơn Hà Nội. Em về quê là một huyện ở miền trung thấy lớp học thêm luyện thi sát nhà o chú, 5h30 đã thấy các cháu đến học, tối 11h vẫn có lớp học. Em thấy kinh hãi luôn.Các cụ sống ở thành phố, thủ đô nên thấy thế thôi. Chứ vùng nông thôn, nhiều nơi ăn uống còn đạm bạc lắm, ăn chỉ đủ no thôi, không có sữa uống thường xuyên nên các cháu sinh viên lên thủ đô học, nhiều cháu bé như con chim chích. Cụ cứ nhìn các cháu ở các thành phố lớn, có điều kiện hơn thì đều cao lớn cả mà. Mà cụ biết đấy, áp lực học ở thủ đô hay các thành phố lớn còn hơn cả ở vùng nông thôn ấy chứ.
Chỗ đó toàn các cháu sư phạm, được miễn học phí, từ các tỉnh nghèo về cụ ạ. Ngó sang Báo Chí sẽ thấy rất khác.Em công nhận các cháu SV bé thật, Nhất là các cháu gái. Các cụ cứ đi dọc đường Hồ Tùng mậu , Xuân Thủy, Cầu giáy giờ tan học mà xem. Toàn các cháu lít nhít như HS cấp 2. Chiều cao rất khiêm tốn. Bây giờ không đói ăn nữa, nhưng chế độ dinh dưỡng và luyện tập không khoa học. Hầu như các trường học môn thể dục chỉ để lấy lệ. Không coi là môn học chính.
Liên quan gì đến covit?Hôm qua em đứng ở số 10 Tạ Quang Bửu như tài xế xe ôm gần 20 phút. Tranh thủ quan sát sinh viên Bách Khoa, Kinh Tế đi qua đi lại, em có nhận xét là rất nhiều cháu gái có chiều cao khiêm tốn và các vòng không được đẹp. Hơi ngạc nhiên vì ngày trước thì còn nói là do đói ăn nên tầm vóc của người Việt Nam thế này thế kia, nhưng giờ lý do dinh dưỡng không đúng. Ngẫm lại có thể có một số nguyên nhân: 1. Các cháu không có cơ hội tập luyện để phát triển thể chất mà dành quá nhiều thời gian ngồi trên bàn học. 2. Giờ học của các cháu chưa phù hợp với phát triển tự nhiên, độ tuổi dậy thì cần ngủ nhiều để hóc môn tiết ra phát triển xương dài thì giờ học cấp 2 cấp 3 toàn từ 7h sáng thì phải, như vậy các cháu có khi phải dậy từ 5h vì còn ăn sáng.... Khuya lại phải học bài thì ngủ không đủ không ngạc nhiên. Học toàn đến 12 giờ trưa, như vậy trẻ đã bị đói quá lâu (ăn lúc 5h30 và bữa trưa có khi phải 1h chiều), không hợp lý cho sự phát triển của trẻ. Tại sao trẻ phải học dồn dập trong buổi sáng dài như vậy. Có lẽ do trước đây phải cho trẻ về nhà buổi chiều còn phụ giúp gia đình việc đồng áng, giờ làm nông cũng không bận như xưa nữa, có lẽ nên thay đổi đi, nên cho trẻ nghỉ lúc 11h và chiều học thêm 1 hoặc 2 tiết nữa. Hoặc rút bớt thời gian nghỉ hè đi cũng là hợp lý hơn. Tại sao nghỉ hè dài như vậy. Rất nhiều môn học cũng nên thay đổi cách dậy để trẻ không phải ngồi nghe và chép quá nhiều. Nói thì hơi ********* vì giờ em cũng không học nên không biết bây giờ lịch sử dậy thế nào. Tuy nhiên theo em lịch sử rất hay nếu chúng ta dậy cho trẻ những thứ như lịch sử phát triển tiền tệ, lịch sử phát triển nền nông nghiệp lúa nước đồng bằng sông Hồng, diện tích đất, biển thay đổi theo các thời kỳ. Lịch sử thay đổi trong trang phục của người Việt, lịch sử thay đổi về văn hoá,,, thay bằng tập trung quá nhiều quá tỉ mỉ và chi tiết về các trận chiến trong quá khứ....