Cháu thắc mắc là mấy ông cung cấp chưa ông nào lên thớt nhỉ.
Bình thường khi cùng bên mua nâng giá thì bên bán mắc hai tội/lỗi:
- nâng giá khống trục lợi làm thiệt hại đến ngân sách.
- chắc chắn phần lợi nhuận sẽ cao hơn dạng ăn chia, thay vì 5-10-20% bình thường sẽ tranh thủ làm thêm ít phần trăm nữa.
Cũng biết là tình trạng này phổ biến, nhưng trong dịch ăn trắng trợn thế này đúng là "chúng nó ăn không từ một cái gì"
Cháu chưa đọc luật nào về vấn đề này, nhưng cơ bản cạnh tranh giá, thuận mua vừa bán mà cụ. Nếu không cấu kết với bên mua để nâng giá, thì kết tội họ là vô lý.
Cái này bọn bán hàng độc quyền giải thích sao nhỉ...rất nhiều hàng sản xuất 1 bán 100.
Cái này nếu đưa vào lợi nhuận hết thì có tính là phạm tội không? Không có yếu tố tư lợi, feeback, chi phí bán hàng hợp lý, tất cả phần dương hạch toán vào lợi nhuận công ty....nếu thực hiện hết các bước thì người bán có mắc lỗi gì không. Cụ nào rõ tài chính và luật khai sáng giúp em với.
Theo lý thì thuận mua vừa bán, và họ được phép thế.
Nhưng, nếu bị rùm beng báo trí, lợi nhuận abc cao quá.... thì doanh nghiệp này cũng xác định tương lai luôn, khỏi làm ăn gì nữa.
Nhưng mà, cháu đoán, họ sẽ có cách kiểm tra sổ sách cả 2 bên mua và bán (sổ sách thu chi của 2 bên sẽ bị hổng rất lớn các khoản (đi đêm) này, khó mà hợp lý khoản thu chi được, trừ khi là họ bán giá cao thực, và người mua là mua giá cao thực, và không có khoản "đi đêm" nào)
ps/ Thường kiểm toán/ thuế nó sờ đâu là có lỗi ở đấy ý mà, doanh nghiệp chỉ làm náo vài khoản là nó lòi ra ngay thôi, nhưng nếu bình yên, thường các lỗi được giải quyết bằng "phong bì".