Là vầy, tất cả các nước đều biết rằng họ cần chống dịch đồng thời vẫn phải phát triển kinh tế nhưng phân vân không biết nên chống dịch ở mức độ nào vì số liệu ca nhiễm ban đầu hồi 12/2019 - 1/2020 không rõ ràng, họ không có bằng chứng hay căn cứ để thuyết phục rằng dịch bệnh này nguy hiểm hơn là "cúm mùa".
Khi dịch bùng lên khắp thế giới, tất cả các nước đều đóng cửa việc xuất nhập cảnh, như vậy xu thế phát triển kinh tế của tất cả các nước đều là chỉ xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất khẩu sản phẩm công nghệ từ chất xám & kích cầu nhu cầu tiêu dùng - du lịch nội địa.
Như vậy muốn phát triển tối đa điều này thì điều kiện tốt nhất là người dân phải vận động hết khả năng để sản xuất - tiêu dùng. Nhưng nếu tâm lý mọi người lo sợ, dịch chưa kiểm soát tốt, có khả năng ngày hôm nay đi làm ngày mai đi cách ly, ngày mốt có khả năng bệnh nặng rồi chết hay lây cho con mình, ba má mình, hay hàng xóm rồi sau này nó chửi, kì thị, thì ai mà lo làm, ai mà dám tiêu xài lỡ hết tiền để dành lúc lâm bệnh. Như vậy kinh tế không thể nào phát triển tối đa trong bối cảnh hiện tại được.
Các nước đều biết điều này nhưng họ đã bỏ lỡ "thời gian vàng" trong giai đoạn đầu khi phát hiện ca bệnh, nên đã lây lan trong cộng đồng có nhiều trường hợp không kiểm soát được, lúc này họ vừa phải trấn an, vừa test vừa đánh lô tô trong bụng, không phải như VN mình vừa phải hù mà vừa phải công bố âm tính với 0 ca tử vong, tức là không phải các nước kia họ không muốn chống dịch giống mình mà vì về tình trạng hiện tại bắt buộc họ không thể chống dịch giống mình.
P/s: chi phí nuôi ăn cho 100 người cách ly tại khu tập trung vẫn rẻ hơn 1 người phải nhập viện điều trị tại viện. Chưa kể các ảnh hưởng kinh tế, xã hội, gia đình do gánh nặng bệnh tật nếu có di chứng sau này.