Cụ hiểu sai rồi, làm ISO nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao chất lượng sản phẩm. Nói cách khác hệ thống quản lý chất lượng của ông đạt chuẩn ISO thì sản phẩm của công ty mới có chất lượng và được phép lưu hành.
Bọn Việt Á nó có chứng nhận ISO 13485:2016 do TNV cấp, tiêu chuẩn này đã được lồng vào trong nội dung Nghị định 36/2016/NĐ-CP ( quản lý trang thiết bị Y tế ). Và ngay dòng đầu tiên nó đã yêu cầu là: Nhà xưởng phải phù hơp với yêu cầu vệ sinh chống nhiễm chéo, nhiễm bẩn. Như vậy là thằng TNV đã cấp sai, cơ quan chủ quản là Sở Y tế Tp.HCM cũng sai nốt vì không kiểm tra thực tế, mà chỉ dựa vào chứng nhận ISO của Việt Á rồi cấp bừa Công bố đủ điều kiện chất lượng lưu hành.
1. Bố trí nhà xưởng phù hợp yêu cầu vệ sinh, chống nhiễm chéo, nhiễm bẩn
2. Xin giấy phép đủ điều kiện sản xuất
3. Lựa chọn người phụ trách chuyên môn đủ năng lực (theo quy định) trong quản lý sản xuất
4. Phân loại sản phẩm theo nhóm (A, B, C, D)
5. Kiểm định/ thử nghiệm ban đầu những sản phẩm thuộc nhóm B, C, D
6. Xin cấp số lưu hành sản phẩm
7. Xin cấp số lưu hành tự do CFS đối với sản phẩm xuất khẩu
8. Xin giấy xác nhận an toàn cho những sản phẩm đã lưu hành hợp pháp
9. Xin thử nghiệm lâm sàng đối với trang thiết bị thử nghiệm lâm sàng đã hoàn thành thiết kế kiểm định
10. Công bố hợp chuẩn hợp quy trước khi lưu hành sản phẩm
11. Báo cáo định kỳ trước 31/1 hàng năm